Dòng sông Sêrêpốk ban tặng cho đồng bào Mnông, Ê Đê ở Đắk Lắk nhiều sản vật quý, trong đó có những loài cá “khủng” chỉ thích sống ở những khúc sông nước chảy xiết, lắm thác ghềnh như loài cá lăng đuôi đỏ.Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 11%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 40.658 tỷ đồng, tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống.Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mỗi giai đoạn cách mạng phải có bộ máy để thực thi đường lối, chính sách pháp luật, bảo đảm mục tiêu cho từng giai đoạn phát triển. Đây là thời điểm vàng triển khai tinh gọn, sắp xếp bộ máy để đạt được các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống Nhân dân.Dòng sông Sêrêpốk ban tặng cho đồng bào Mnông, Ê Đê ở Đắk Lắk nhiều sản vật quý, trong đó có những loài cá “khủng” chỉ thích sống ở những khúc sông nước chảy xiết, lắm thác ghềnh như loài cá lăng đuôi đỏ.Sáng 13/2, gần 2.900 thanh niên tỉnh Gia Lai đã hăng hái dân lên đường thực hiện nghĩa vụ Quân sự và Công an nhân dân. Trong đó, Hơn 60% thanh niên nhập ngũ là người DTTS.Trong năm 2025, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) xác định nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Nghị quyết số 188-NQ/TU ngày 28/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng. Huyện phấn đấu hoàn thành 100% xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.Từ ngày 4 đến 12/2, tại thôn Bung Koong, xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei (Kon Tum) có 12 con trâu, bò của các hộ đồng bào DTTS bị chết. Số gia súc bị chết nghi ngờ do nhiễm tụ huyết trùng. Trước đó, trên địa bàn huyện Đăk Glei đã có 75 con trâu, bò của các hộ đồng bào DTTS ở xã Xốp và xã Đăk Nhoong bị mắc bệnh lở mồm long móng.Ngày 13/1, tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, Khối thi đua số 1 gồm (Công an, Quân sự, Biên phòng, Viện kiểm sát, Tòa án, Cục thi hành án dân sự tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trại giam kênh 7, Hải đoàn Biên phòng 28) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu nối quảng bá văn hóa dân tộc tới du khách. Mùa Xuân... "cõng" nhà lên non! Về Tây Ninh xem múa rồng nhang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhiều cán bộ, nguyên cán bộ lãnh đạo ở Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình bị xem xét trách nhiệm, đề nghị xử lý kỷ luật.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu nối quảng bá văn hóa dân tộc tới du khách. Mùa Xuân... "cõng" nhà lên non! Về Tây Ninh xem múa rồng nhang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 13/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Rộn ràng Ngày hội tòng quân năm 2025. Làng nghề dệt đũi tơ tằm hơn 400 tuổi. Người biến rong nho thành "vàng xanh". Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tạp chí Time Out của Anh mới đây đã vinh danh Hội An của Việt Nam, là một trong những điểm đến lãng mạn nhất thế giới. Hội An đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách của tạp chí du lịch danh tiếng này.Đang chạy trên đường giao thông thuộc phường Chánh Phú Hoà, TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương vào sáng sớm 13/02/2025 thì 2 xe mô tô bất ngờ bị hố tử thần nuốt chửng, làm cả 2 người bị thương phải nhập viện. Chính quyền địa phương đã kịp thời có mặt thăm hỏi nạn nhân...
Thuần hóa loài cá quý
Bao đời nay, đồng bào DTTS nơi đây chỉ câu, quăng lưới thông thường để bắt cá và bảo vệ dòng sông; tuy nhiên những năm gần đây, người dân khắp nơi đến đây săn cá theo kiểu tận diệt, các loài các quý trên sông dần khan hiếm. Để bảo tồn loài các quý, một số người dân thuần hóa, nuôi ở những ao hồ nước tĩnh và đã thành công.
Từ nhỏ theo cha đi bắt cá trên sông Sêrêpốk, ông Y Hăn Bkrông ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk hiểu rõ đặc tính của từng loài cá trên sông.
Ông Y Hăn bảo: Loài cá lăng đuôi đỏ chỉ sống ở những khúc sông sâu, nơi nước chảy siết và có nhiều thác ghềnh. Trước đây, trên dòng sông này các loài cá nhiều vô kể, đặc biệt là cá lăng, không ít con có trọng lượng ngót cả tạ. Có lần tôi bắt được con cá lăng to như gốc cây rừng. Sau khi làm thịt cá, tôi làm lễ tế Yang (thần), rồi cắt cá chia thành từng khức chia cho mọi người trong buôn.
Đồng bào DTTS nơi đây bắt cá bằng cách thông thường để bảo vệ dòng sông như quăng lưới, phóng lao hoặc câu cá; tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều người từ nơi khác đến săn cá, đánh bắt theo kiểu tận diệt, cùng với đó môi trường nước trên sông thay đổi, cá lăng ít dần, thậm chí có nguy cơ biết mất.
Sinh sống bên dòng sông Sêrêpốk, chứng kiến nhiều đổi thay của dòng sông, một số người dân xã Hòa Phú đã đưa cá lăng đuôi đỏ về nuôi trong ao hồ nước tĩnh.
Ông Huỳnh Quốc Bài (SN 1964), trú thôn 5, xã Hòa Phú, Tp.Buôn Ma Thuột là một trong những người đầu tiên thuần hóa loài “thủy quái” trên dòng sông này. Ông mua cá giống từ những người đi câu, rồi mang về thả vào ao để nuôi. Sau thời gian theo dõi, ông vui mừng khi cá phát triển tốt.
“Thời gian đầu, cá mới thích nghi môi trường nên phát triển chậm, nhưng đến năm thứ 2 khi đã quen môi trường trong ao hồ, cá phát triển mạnh, mỗi con cá đạt với 2 - 3kg. Điều tôi nghiệm thấy, cá lăng đuôi đỏ rất dễ nuôi, kháng bệnh tốt, phù hợp với khí hậu địa phương. Cá ăn tạp, chủ yếu các loài động vật nhỏ như lòng tong, tôm tép, cua… gia đình tôi thường mua lòng gà, heo về nấu cho cá để tăng lượng đạm”, ông Bài chia sẻ.
Tích lũy kinh nghiệm nhiều năm, gia đình ông Bài dần mở rộng diện tích ao nuôi cá lăng. Mỗi lứa cá ông nuôi khoảng 2 năm, trọng lượng từ 3kg trở lên. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch 6 - 7 tạ cá lăng đuôi đỏ, bán với giá 320.000 - 350.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.
Nâng tầm giá trị loài cá đặc sản
Từ thành công ban đầu thuần phục loài cá quý, nhiều hộ dân ở xã Hòa Phú mạnh dạn đầu tư, đưa giống cá lăng đuôi đỏ làm vật nuôi chính trong ao, hồ và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2021, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hòa Phú Xanh được thành lập, trong đó có nhiều hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ tham gia liên kết. Tham gia liên kết với Hợp tác xã, nông dân có điều kiện thuận lợi trao đổi kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm cá lăng đuôi đỏ và có đầu ra ổn định.
Điển hình từ đầu tư nuôi cá lăng đuôi đỏ năm 2021, đến nay gia đình anh Lê Văn Kiên (SN 1985) trú thôn 5, xã Hòa Phú đã có 5 ao nuôi, với diện tích 1,5ha và trở thành hộ gia đình có diện tích ao hồ nuôi cá lăng lớn nhất xã.
Anh Kiên cho biết: Để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cá phát triển, ngoài việc chăm lo thức ăn đầy đủ, tôi thiết kế hệ thống đường ống để duy trì lượng nước ra vào hồ thường xuyên. Bởi lượng nước trong hồ càng sâu càng phù hợp với cá lăng, cá sẽ lớn nhanh nên tôi luôn giữ mức nước trong hồ ổn định quanh năm.
Năm 2022, gia đình anh bắt đầu thu hoạch cá lăng đuôi đỏ để bán. Từ năm 2024 đến nay, gia đình anh đã xuất bán khoảng hơn 300 con cá lăng đuôi đỏ, với tổng sản lượng hơn 1 tấn. Với sản lượng thu hoạch cá như vậy, hàng năm gia đình anh thu gần 300 triệu đồng.
Thời gian qua, ngư dân địa phương vẫn quăng chài lưới đánh bắt cá trên sông, trong đó có cá lăng đuôi đỏ bán cho các hộ gia đình nuôi cá. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của môi trường nước và việc khai thác cá nên lượng cá lăng đuôi đỏ tự nhiên còn rất ít.
Chủ tịch UBND xã Hòa Phú Nguyễn Hữu Toàn cho biết: Bên cạnh các hoạt động đánh bắt cá truyền thống trên sông Sêrêpốk, trên địa bàn xã có khoảng hơn 10 hộ dân mạnh dạn đầu tư dao hồ, với tổng diện tích hơn 10ha để nuôi cá lăng đuôi đỏ. Các hộ dân này mua giống của người đánh bắt cá tự nhiên trên sông về thuần phục ở vùng nước tĩnh. Mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ, không chỉ góp phần giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Nâng tầm giá trị loài cá quý sông Sêrêpốk, hai doanh nghiệp trên địa bàn xã đã đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến các sản phẩm từ cá lăng đuôi đỏ. Trong đó, có một doanh nghiệp đã đăng ký OCOP 3 sao và được công nhận năm 2024. Xã Hòa Phú cũng đã ký hợp đồng với một doanh nghiệp ở xã Hòa Khánh (Tp.Buôn Ma Thuột), hỗ trợ giống cá lăng đuôi đỏ cho 6 hộ dân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm gắn với du lịch cộng đồng.
Hiện nay, xã đã xây dựng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, kết hợp du lịch cộng đồng trải nghiệm. Mô hình được áp dụng vào Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hòa Phú Xanh, nhằm tạo sản phẩm chất lượng và thu hút du khách đến địa phương.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thuan-phuc-thuy-quai-tren-song-serepok-1739443500455.htm
Bình luận (0)