Góp phần kiến tạo cho sự phát triển ở vùng đất khó Ba Chẽ

Báo Dân tộc và Phát triểnBáo Dân tộc và Phát triển14/02/2025

Từng là huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ nay đã “thay da đổi thịt”, phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của tỉnh còn là sự bứt phá từ nội lực của mỗi người dân nơi đây, đặc biệt là các thanh niên trẻ. Bằng chính sức lao động và tư duy đổi mới, họ đã nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, góp phần kiến tạo cho sự phát triển của quê hương mình.Dự án thủy điện Bản Vẽ huyện Tương Dương (Nghệ An) đã đưa vào vận hành từ năm 2010 nhưng bao năm qua còn rất nhiều tồn tại, vướng mắc phát sinh vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mới đây, tại cuộc họp giữa Chủ đầu tư Dự án thủy điện Bản Vẽ và các địa phương có liên quan là huyện Tương Dương và Thanh Chương, các bên đã thống nhất phương án, kinh phí để xử lý dứt điểm những tồn tại còn hiện hữu.Sáng 14/2, tại Hà Nội, Chính phủ đã trình Quốc hội báo cáo về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.Từng là huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ nay đã “thay da đổi thịt”, phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của tỉnh còn là sự bứt phá từ nội lực của mỗi người dân nơi đây, đặc biệt là các thanh niên trẻ. Bằng chính sức lao động và tư duy đổi mới, họ đã nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, góp phần kiến tạo cho sự phát triển của quê hương mình.Trong lớp lớp thanh niên tòng quân hôm nay, có bao nhiêu chàng trai, cô gái viết lá đơn tình nguyện? Trong lớp lớp thanh niên sắp bước vào môi trường quân ngũ, có bao nhiêu người tạm gác khát vọng bản thân? Tôi không đoán hết nhưng tôi chắc chắn biết, những người trẻ hôm nay, đã không còn đợi chờ Tổ quốc gọi tên mình, mà tình nguyện được đứng dưới lá quân kỳ, hát vang khúc quân hành và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Mặt hồ Lắk, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk sớm mai yên ả như một tấm gương khổng lồ soi bóng trời xanh, phản chiếu những vệt nắng sớm tinh khôi. Giữa không gian bao la ấy, một chiếc plung (thuyền độc mộc) nhẹ lướt qua làn nước trong veo, để lại sau lưng những vòng sóng loang rộng dần, như lời thì thầm của quá khứ vọng về.Dự án thủy điện Bản Vẽ huyện Tương Dương (Nghệ An) đã đưa vào vận hành từ năm 2010 nhưng bao năm qua còn rất nhiều tồn tại, vướng mắc phát sinh vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mới đây, tại cuộc họp giữa Chủ đầu tư Dự án thủy điện Bản Vẽ và các địa phương có liên quan là huyện Tương Dương và Thanh Chương, các bên đã thống nhất phương án, kinh phí để xử lý dứt điểm những tồn tại còn hiện hữu.Buổi lễ giao nhận quân năm 2025 tại tỉnh Nghệ An diễn ra trong không khí ấm tình đồng bào, háo hức của sức trẻ lên đường nhập ngũ. Trong giờ phút chia tay người thân, gia đình, nhiều tân binh đã không dấu nỗi xúc động, bịn rịn...Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu nối quảng bá văn hóa dân tộc tới du khách. Mùa Xuân... "cõng" nhà lên non! Về Tây Ninh xem múa rồng nhang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Theo kế hoạch, ngày 15/2, 950 công dân trên địa bàn tỉnh vùng cao Lào Cai sẽ lên đường nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đánh giá của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh, tân binh trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025 đều được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, có hàng trăm tân binh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.Đầu năm 2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc có quy định mới, từ ngày 10/1, các lô sầu riêng từ Thái Lan, Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc phải có giấy chứng nhận kiểm định dư lượng Candimi và chất vàng O (hay còn gọi là Auramine O). Trước tình hình này, người dân, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Lắk đã gấp rút tìm giải pháp để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe do phía thị trường nhập khẩu sầu riêng tiềm năng này đưa ra.Từ đầu năm nay, tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc cúm và khá nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như sởi, thủy đậu...Số ca mắc khá cao nhưng hiện nhiều người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, cho rằng cúm chỉ là bệnh nhẹ, dễ khỏi và tự điều trị tại nhà.Nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn ngay sau khi vaccine được cung ứng, không để muộn quá một tháng kể từ khi nhận được vaccine theo kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.


Anh Đàm Văn Triệu hướng dẫn người dân đến tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh khi chăn nuôi gà
Anh Đàm Văn Triệu hướng dẫn người dân đến tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh khi nuôi gà

Trên thực tế, nhiều thanh niên trẻ nơi đây đã mạnh dạn tiên phong khởi nghiệp trên chính quê hương. Dưới tán 4.000 cây trà hoa vàng, chàng thanh niên dân tộc Sán Chỉ Đàm Văn Triệu (xã Thanh Sơn) đã quyết định phát triển thêm chăn nuôi thả đàn gà tự nhiên trên đồi. Mỗi năm, gia đình anh duy trì chăn nuôi 3 lứa với 1.000 con, đem lại thu nhập 100-200 triệu đồng/năm.

Việc nuôi gà dưới tán trà hoa vàng rất hiệu quả, bởi cây làm bóng mát cho gà, gà nhặt cỏ, bắt sâu cho cây, thải phân bón cho cây sinh trưởng tốt hơn. "Thời gian tới, tôi sẽ nghiên cứu từng bước triển khai mô hình du lịch sinh thái với trải nghiệm tham quan vườn trà, thưởng thức gà thả đồi và các món ăn đặc trưng của địa phương cho du khách”, anh Triệu chia sẻ thêm.

Dám nghĩ, dám làm, anh Triệu A Nhì (1997) người Dao, thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ đã quyết tâm gây dựng mô hình nuôi gà, dê kết hợp trồng cây giống. Với diện tích gần 2.000m2 đất của gia đình, anh quyết tâm nghiên cứu các tài liệu về kỹ thuật nuôi gà, rồi học hỏi qua các chuyến đi thực tế đến các trang trại chăn nuôi lớn, từ đó áp dụng vào đàn gà nhà mình, đồng thời mạnh dạn tạo dựng mô hình kinh tế mới phù hợp với đặc thù địa phương…

Từ một trang trại quy mô nhỏ, đến nay gia đình anh nuôi hơn 1.200 con gà thương phẩm, mỗi năm anh xuất chuồng 3 lứa, thu nhập gần 400 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn kết hợp nuôi dê và trồng gần 3 ha các loại cây giống keo, quế, trà hoa vàng, sâm cau... mang lại nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm.

“Tôi cũng như nhiều thanh niên người Dao ở quê hương giờ muốn tự mình làm chủ cuộc sống chứ không muốn phụ thuộc vào thiên nhiên, vào sự hỗ trợ của chính quyền nữa. Mảnh đất của mình rất thích hợp để phát triển trồng cây rừng và chăn nuôi, chẳng tội gì không tận dụng tiềm năng, lợi thế ấy”, anh Nhì chia sẻ.

Không chỉ là những tấm gương khởi nghiệp thành công ngay tại quê hương, anh Triệu A Nhì còn tích cực giúp bà con thôn, bản, đặc biệt là thanh niên trẻ phát triển kinh tế: hướng dẫn áp dụng công nghệ trong chăn nuôi, hỗ trợ con giống … Mô hình chăn nuôi gà, dê kết hợp trồng cây giống của anh Nhì ngày càng được nhiều thanh niên và người dân ở các địa phương khác đến học hỏi kinh nghiệm.

Mô hình nuôi gà trang trại của anh Triệu A Nhì đang được nhiều hộ thanh niên học hỏi làm theo
Mô hình nuôi gà trang trại của anh Triệu A Nhì đang được nhiều hộ thanh niên học hỏi làm theo

Khoảng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Ba Chẽ phát triển trên 30 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, đa phần đạt hiệu quả cao, như: Trồng cây ăn quả, cây dược liệu; nuôi bò, gà,...Các mô hình không chỉ giúp thanh niên huyện vươn lên làm giàu, mà còn tạo sức lan tỏa lớn trong tuổi trẻ thi đua khởi nghiệp, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

Theo huyện Đoàn Ba Chẽ, hiện các mô hình kinh tế của thanh niên phát triển ở 7/7 xã, thị trấn của huyện, thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Huyện Đoàn sẽ tiếp tục rà soát, thống kê các mô hình khởi nghiệp do thanh niên đăng ký để hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên có động lực vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và địa phương. 

Cùng với đó, để nâng cao đời sống nông dân, góp phần giảm thiểu hộ nghèo, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã tuyên truyền, vận động, khích lệ, động viên vận động hội viên nông dân thamm gia thực hiện các mô hình, dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, phát triển kinh tế; phối hợp Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nông dân vay tiền đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế... 

Tính đến nay, đã có 1.338 hộ nông dân đăng ký thi đua Hội nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; duy trì hoạt động Câu lạc bộ "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi huyện Ba Chẽ" cùng hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Cây dược liệu sẽ trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Chẽ
Cây dược liệu sẽ trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Chẽ

Và cứ thế, với sự nỗ lực của cả chính quyền và người dân, cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi Ba Chẽ đã dần thay đổi rõ rệt, cái khó khăn, đói nghèo dần rời xa, nhường chỗ cho sự no ấm. Đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 80 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo còn 1%.

Các huyện miền núi Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khỏe mạnh trong rét đậm


Nguồn: https://baodantoc.vn/gop-phan-kien-tao-cho-su-phat-trien-o-vung-dat-kho-ba-che-1739358713540.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available