Trang chủKinh tếNông nghiệpThứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh.

Hôm nay, ngày 20/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức công bố Kế hoạch Hành động bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (VECAP 2022). Đây là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực bảo vệ voi, lồng ghép các sáng kiến thí điểm, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và phát triển chính sách nhằm đảm bảo sự sống còn và phát triển bền vững của loài voi tại Việt Nam trong những thập kỷ tới. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở khoa học, là kết quả của sự hợp tác giữa Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và tổ chức Humane Society International (HSI) từ năm 2019.

Tại Lễ công bố kế hoạch VECAP 2022, chia sẻ về lý do chọn loài voi là đối tượng uy tiên bảo tồn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong số hàng trăm loài động vật hoang dã xếp vào diện quý hiếm, nguy cấp cần bảo vệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn voi là loài ưu tiên xây dựng các kế hoạch bảo tồn vì loài voi không chỉ là làm gia tăng tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. 

“Bảo tồn voi không chỉ là bảo tồn, phát huy sự hài hòa trong môi trường sống giữa con người và loài voi mà còn là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Năm 1994, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành thì đến năm 1996 đã có kế hoạch bảo tồn voi. Trong những giai đoạn tiếp theo, ngành chức năng, các tổ chức quốc tế và các địa phương đều có các chương trình, kế hoạch bảo vệ voi, giúp số lượng voi có xu hướng tăng lên”, ông Trị nói.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. Ảnh: Bảo Thắng.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, từ thành công trong nỗ lực bảo tồn voi của các bên có thể là cơ sở để xây dựng chương trình bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm khác. Việc các địa phương tham gia trong việc bảo tồn voi không chỉ tạo không gian sống cho voi mà còn tạo cơ hội cho chính các địa phương trong tương lai trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ, phát triển các mô hình du lịch sinh thái. 

“Chung sống hài hòa với thiên nhiên và muôn loài là mục tiêu chung của cộng đồng toàn cầu, và khi áp dụng cho loài voi châu Á tại Việt Nam, mục tiêu đó càng trở nên cấp bách. Vì vậy, chúng ta phải hành động để bảo vệ loài voi khỏi nguy cơ tuyệt chủng và học cách sống hòa hợp với chúng, nhằm ngăn chặn những xung đột giữa con người và loài vật này. Sự chung sống hài hòa không chỉ là phương thức, mà còn là đích đến trong hành trình bảo tồn loài voi tại Việt Nam. Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo tồn Voi đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050, thể hiện cam kết của Việt Nam về một chiến lược thống nhất, tôn trọng văn hóa, đảm bảo tương lai cho loài voi quý giá này. Chính phủ Việt Nam kêu gọi sự chung tay của các bên liên quan, bao gồm cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng quốc tế, để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch chiến lược và khả thi này”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.

Báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho thấy, từ số lượng 2.000 cá thể voi được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ trước, quần thể voi châu Á tại Việt Nam đã suy giảm xuống mức báo động dưới 200 cá thể voi hoang dã. Với vai trò là loài chỉ thị quan trọng trong hệ sinh thái rừng, sự tồn tại của voi là điều kiện thiết yếu để bảo vệ đa dạng sinh học và các loài khác cùng tồn tại.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 2.

Đại diện các tổ chức quốc tế cam kết sẽ đồng hành cùng Kế hoạch bảo tồn voi ở Việt Nam.

Trong các năm từ 1996, 2006, 2012, 2013 và 2022, Việt Nam đã ban hành một chương trình hành động cấp Bộ và ba kế hoạch, đề án cấp Chính phủ để bảo tồn voi do tầm quan trọng của loài này. Tương ứng với từng giai đoạn, công tác bảo tồn voi đã có những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt vào năm 2019, Chương trình thí điểm bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa được tiến hành tiên phong tại tỉnh Đồng Nai, với 3 sáng kiến “Giám sát voi bằng bẫy ảnh”; “Giám sát xung đột voi người” nhằm cải thiện việc quản lý hiện tại hướng tới chung sống hài hòa và “Quản lý vùng sống và sinh cảnh của voi”. 

Chương trình này do Tổ chức HSI hỗ trợ với sự hướng dẫn của chuyên gia quốc tế – TS Prithiviraj Fernado, thành viên nòng cốt của Nhóm chuyên gia về voi châu Á (AsESG) và là trưởng nhóm hỗ trợ cho Việt Nam. Phương pháp tiếp cận khoa học của những sáng kiến này giúp định dạng chính xác 27 cá thể, với cấu trúc đàn rõ ràng, cho phép hiểu hơn về xu hướng di chuyển của đàn và mức độ, tần suất hay nguyên nhân của xung đột voi người,…

Những kết quả rõ ràng này được các chuyên gia trong và ngoài nước, khi tham gia hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 8/2023, ghi nhận và đánh giá cao tính phù hợp của các phương pháp này với các quần thể voi nhỏ, phân mảnh và có nguy cơ cao như ở Việt Nam.

Việc xác định phương pháp phù hợp và xây dựng kế hoạch hành động dựa trên các kết quả khoa học đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài thú quý hiếm này tại Việt Nam. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành về xây dựng chính sách cùng hai tài liệu hướng dẫn từ Tiểu ban Bảo tồn Loài của IUCN: “Hướng dẫn lập kế hoạch về bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm” và “Các bước lập kế hoạch bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm”, Bản Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (VECAP 2022) đã được ban hành, hiện thực hóa cam kết của Việt Nam đối với Tuyên bố Kathmandu về bảo tồn voi châu Á.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 3.

Quần thể voi ở Việt Nam đang được bảo tồn với phương châm thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người. Ảnh: Báo Quảng Nam.

Quá trình xây dựng kế hoạch hành động được thực hiện qua 10 bước, bao gồm lựa chọn giải pháp phù hợp, rà soát tình trạng bảo tồn, xây dựng mục tiêu, và xác định các hành động cụ thể cho từng tỉnh. Các tỉnh như Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng NamSơn La đã tích cực đề xuất các hoạt động kèm theo thuyết minh chi tiết, để nhóm kỹ thuật và các chuyên gia quốc tế tiến hành phản biện. Danh mục hoạt động sau khi được lựa chọn đã trải qua quy trình tham vấn kỹ thuật và ý kiến đóng góp từ nhiều bên liên quan, bao gồm các nhà quản lý, cơ quan thực thi, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng cộng đồng dân cư tại các khu vực có voi. 

Ở cấp tỉnh, đã tổ chức 5 cuộc họp tham vấn tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Đồng Nai, Quảng Nam và Đắk Lắk; hơn 10 cuộc họp cấp cộng đồng để lắng nghe, ghi nhận và cân nhắc các ý kiến, tâm tư và khó khăn của người dân sống gần khu vực voi sinh sống. 

Ở cấp quốc gia, có 2 cuộc họp kỹ thuật, 3 cuộc họp chuyên đề về voi hoang dã và voi nuôi nhốt, 1 hội thảo đánh giá Chương trình thí điểm bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa, cùng 15 cuộc họp kỹ thuật định kỳ. Ở cấp quốc tế, nội dung kế hoạch đã được thảo luận tại 9 cuộc họp và hội thảo liên quan.

Bà Cindy Dent, Phó Chủ tịch Văn phòng các quốc gia của HSI cho biết: “Kế hoạch bảo tồn quốc gia này là một dấu mốc quan trọng trong sứ mệnh bảo vệ voi nguy cấp của HSI tại Việt Nam. Bằng cách kết hợp các nghiên cứu khoa học với các chiến lược do cộng đồng đề xuất, chúng tôi có thể đề xuất các giải pháp bền vững có lợi cho cả voi và người dân địa phương. Với các sáng kiến thực tiễn cao giúp làm sáng tỏ hành vi, xu hướng di chuyển và sở thích của voi, chúng tôi muốn đưa các nhu cầu, mong muốn của loài voi vào các quyết sách của Chính phủ Việt Nam thông qua các cuộc thảo luận. HSI đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ việc thực hiện VECAP 2022, hướng tới chung sống hài hòa giữa voi hoang dã và người tại Việt Nam. Cùng nhau, chúng ta có thể đảm bảo một tương lai nơi loài voi không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ”. 

VECAP 2022 đã đề ra 33 nhóm giải pháp/hành động dành cho voi hoang dã và 21 nhóm giải pháp/hành động dành cho voi nuôi nhốt, triển khai từ nay đến năm 2035 với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm bảo tồn và phát triển/gia tăng số lượng voi tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người. 

Các mục tiêu dài hạn bao gồm mở rộng hệ thống khu bảo tồn, tăng cường các biện pháp chống săn bắt và phát triển du lịch sinh thái, vừa hỗ trợ công tác bảo tồn vừa thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch. 

Thành công của VECAP 2022 sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ và bền vững giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức bảo tồn quốc tế, cộng đồng địa phương và các đối tác trong khu vực tư nhân.

Tại Lễ công bố Kế hoạch VECAP 2022, đại diện tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam, Đăk Lăk, Trường Đại học Lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế đều có những cam kết mạnh mẽ sẽ cùng đồng hành bảo tồn loài voi với mục tiêu thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người.

Từ năm 2013, tổ chức Humane Society International đã hợp tác với Cục Lâm nghiệp (trước đây là Tổng Cục Lâm nghiệp) trong các sáng kiến giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã như sừng tê giác và ngà voi, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi địa phương trong việc chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, đặc biệt là bảo tồn voi hoang dã và thúc đẩy sự chung sống giữa người và voi từ năm 2019.





Nguồn: https://danviet.vn/thu-truong-bo-nnptnt-nguyen-quoc-tri-ly-giai-nguyen-nhan-chon-loai-voi-de-uu-tien-bao-ton-20241120151448182.htm

Cùng chủ đề

Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng?

Dự báo giá cà phê ngày mai 18/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 18/12/2024. Giá cà phê thế giới bật tăng trở lại Ngay phiên giao dịch trong ngày đầu của tuần mới (tuần thứ 3 tháng 12/2024) giá cà phê thế giới đã đồng loạt quay đầu bật tăng đều ở các sàn giao dịch, điều này, cho thấy...

Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 17/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 17/12/2024. Giá cà phê thế giới bật tăng trở lại Giá cà phê hôm nay 17/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê...

Giá cà phê tiếp tục giảm?

Dự đoán giá cà phê ngày mai 17/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 17/12/2024. Giá cà phê thế giới chững lại Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 14 giờ 30 phút ngày 16/12/2024 vẫn không thay đổi so với ngày hôm trước, giữ ở mức dao động từ 5046 - 5209 USD/tấn....

Năm 2024, xuất khẩu nông – lâm – thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông - lâm - thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 16/12, tại TP. Hồ Chí Minh. ...

Giá cà phê trong nước vẫn duy trì 125.100 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 16/12/2024. Giá cà phê hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 giá bao nhiêu?

Thông tin về vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 mang tên “Sắc sen tâm Việt” dành cho người đẹp đăng quang cuộc thi sắc đẹp này thu hút sự quan tâm của cộng đồng yêu nhan sắc. ...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và ngoài nước đến dự và chúc mừng. Ông Trần Chiến Công – Phó chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dồn lực sản xuất, liên kết Thời điểm này, các vùng sản xuất của thành phố Hà Nội dồn lực chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm. Tại các huyện: Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh…. nhiều trang trại, hợp tác xã đang đẩy mạnh chăm sóc cây trồng, vật nuôi để kịp phục vụ thị trường cuối năm.  Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên...

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Mới nhất

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Mới nhất