Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngThời điểm vàng để kích hoạt tuyến đường sắt tốc độ cao...

Thời điểm vàng để kích hoạt tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc


Thời điểm vàng để kích hoạt tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Thế và lực của Việt Nam vào năm 2027 – thời điểm dự kiến triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là đủ để triển khai đồng bộ siêu công trình hạ tầng giao thông này.





Nếu chọn tốc độ 350 km/h, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ đưa hành khách từ Hà Nội vào TP.HCM trong khoảng 5,5-6h.
Nếu chọn tốc độ 350 km/h, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ đưa hành khách từ Hà Nội vào TP.HCM trong khoảng 5,5-6h.

“Chúng tôi vừa gửi Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đến các thành viên của Hội đồng thẩm định Nhà nước”, một lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xác nhận.

Dải tốc độ tối ưu

Trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đang được lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước, liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH đã đề xuất Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố trên hàng lang kinh tế Bắc – Nam với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội; điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức, TP.HCM.

Tuyến đi qua 20 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP.HCM.

Dự án có chiều dài chính tuyến khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa; hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, tải trọng trục 22,5 tấn/trục; bố trí 23 ga khách (quy hoạch 3 ga khách tiềm năng); 5 ga hàng hóa; 5 depot tàu khách, 4 depot tàu hàng; 40 trạm bảo dưỡng hạ tầng.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ có năng lực đáp ứng khoảng 133,5 triệu hành khách/năm (đối với tàu suốt Bắc – Nam); khoảng 106,8 triệu hành khách/năm (đối với tàu khách khu đoạn); vận chuyển hàng hóa đáp ứng khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm (chưa bao gồm năng lực 18,5 triệu tấn/năm của tuyến đường sắt hiện hữu).

Về công nghệ, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cho biết, hiện trên thế giới có 3 loại hình công nghệ: công nghệ chạy trên ray, tốc độ khoảng 250 – 350 km/h, chi phí đầu tư trung bình, được đa số các quốc gia trên thế giới lựa chọn; công nghệ chạy trên đệm từ trường, tốc độ khoảng 600 km/h, chi phí đầu tư cao, chưa phổ biến; công nghệ chạy trong ống, tốc độ lên đến khoảng 1.200 km/h, chi phí đầu tư rất cao, mới đang xây dựng thử nghiệm.

Căn cứ mức độ tin cậy, hiệu quả, kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, đơn vị tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kiến nghị lựa chọn công nghệ đường sắt chạy trên ray cho tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Về công năng vận tải, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho biết, xét trên góc độ tối ưu chi phí vận tải, phát huy ưu thế của từng phương thức thì vận tải hàng hóa, đường biển/đường sông vận chuyển khối lượng lớn nhất, chi phí thấp nhất; đường sắt là phương thức vận chuyển khối lượng lớn, chi phí trung bình; đường bộ vận chuyển thuận lợi nhất, chi phí cao; hàng không vận chuyển nhanh nhất, chi phí cao nhất.

Đối với vận tải hành khách, cự ly ngắn dưới 150 km ưu thế thuộc về đường bộ; cự ly trung bình 150 km – 800 km ưu thế thuộc về đường sắt tốc độ cao; cự ly dài trên 800 km ưu thế thuộc về hàng không và đường sắt tốc độ cao.

Từ kinh nghiệm quốc tế, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng hiện tại, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, đơn vị tư vấn kiến nghị đường sắt tốc độ cao có công năng vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc – Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa (hàng nặng, hàng rời, hàng lỏng…) và khách du lịch chặng ngắn.

Về lựa chọn tốc độ thiết kế, liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH đánh giá tốc độ 350 km/h phù hợp với các tuyến dài từ 800 km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc – Nam của nước ta. Tốc độ 350 km/h cũng hấp dẫn hơn và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với tốc độ 250 km/h.

Mặc dù chi phí đầu tư tốc độ 350 km/h cao hơn tốc độ 250 km/h khoảng 8-9%, nhưng nếu đầu tư với tốc độ 250 km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350 km/h khi có nhu cầu là khó khả thi và không hiệu quả.

Vì vậy, đơn vị tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h cho tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam để đáp ứng tiêu chí hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa kinh tế nước ta và xu hướng trên thế giới.

Theo TEDI – TRICC – TEDI SOUTH, tốc độ 350 km/h và cao hơn, cự ly ga trung bình 50 – 70 km đang là xu hướng của thế giới, được đánh giá là phù hợp, hiệu quả. Với tốc độ này, thời gian tàu chạy giữa Hà Nội – TP.HCM được rút ngắn đáng kể, chỉ còn 5 giờ 30 phút.

Tốc độ này cũng sẽ giúp đơn vị vận hành có nhiều lựa chọn tổ chức chạy tàu. Trong đó, trên chặng Hà Nội – TP.HCM, tàu có thể chạy với thời gian khoảng 5,5-6 giờ, cũng có thể chạy trong thời gian hơn 10 giờ. Hành khách có nhu cầu đi tàu nào sẽ chọn tàu đó.

“Tuy nhiên, nếu tốc độ thiết kế là 250 km/h, tốc độ khai thác sẽ thấp hơn, tối đa chỉ được khoảng 80% tốc độ thiết kế, thời gian hành trình trên cùng chặng sẽ mất hơn 10 giờ. Với khoảng thời gian này, hành khách sẽ chọn hàng không”, đại diện đơn vị tư vấn phân tích.





Sau khi có đường sắt tốc độ cao, đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa (hàng nặng, hàng rời, hàng lỏng...) và khách du lịch chặng ngắn.
Sau khi có đường sắt tốc độ cao, đường sắt Bắc – Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa (hàng nặng, hàng containet, hàng rời, hàng lỏng…) và khách du lịch chặng ngắn.

Đầu tư luôn toàn tuyến

Tiến độ triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
– Trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024.
– Đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, trong năm 2025-2026;
– Triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP. HCM vào cuối năm 2027;
– Khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh – Nha Trang năm 2028-2029;
– Phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.

Một nội dung rất quan trọng liên quan đến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là phương án phân kỳ đầu tư.

Tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tư vấn đã nghiên cứu 2 phương án đầu tư gồm: phương án đầu tư toàn tuyến, cơ bản hoàn thành năm 2035 và phương án đầu tư phân kỳ hai giai đoạn, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2040.

Theo đánh giá, phương án đầu tư toàn tuyến có ưu điểm là phát huy hiệu quả và thu hút toàn bộ hành khách đi lại trên tất cả các cung đoạn ngay khi đưa vào khai thác; đánh giá các chỉ tiêu kinh tế cho thấy phương án này cao hơn phương án phân kỳ đầu tư. Nhược điểm của phương án này là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện cao hơn.

Trong khi đó với phương án phân kỳ đầu tư, đơn vị tư vấn cho rằng, trong giai đoạn phân kỳ, chỉ đảm nhận được hành khách đi lại với cung đoạn ngắn (Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang), không đảm nhận được lượng hành khách đi lại với hành trình dài.

Phương án này có ưu điểm là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện không quá lớn. Nhược điểm của phương án là giai đoạn đầu chưa khai thác toàn tuyến sẽ làm giảm hiệu quả tổng thể đầu tư dự án.

“Số liệu đánh giá sơ bộ cho thấy có khả năng cân đối vốn để đầu tư toàn tuyến. Việc tổ chức thực hiện đầu tư sẽ khắc phục bằng cách huy động tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn luật quốc tế tham gia. Do đó, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kiến nghị phương án đầu tư toàn tuyến”, liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH nhấn mạnh.

Với quy mô đầu tư như trên, đơn vi tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã rà soát phương án đầu tư, sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới, sơ bộ xác định tổng mức đầu tư Dự án khoảng 1,713 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 5,88 tỷ USD; xây dựng và thiết bị là 38,3 tỷ USD; phương tiện là 4,34 tỷ USD; quản lý, tư vấn, chi phí khác là 6,39 tỷ USD; dự phòng là 10,25 tỷ USD, lãi vay là 2,18 tỷ USD.

Do tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến đầu tư với chiều dài kết cấu 60% là cầu, 10% là hầm và 30% là nền đất nên suất đầu tư Dự án khoảng 43,69 triệu USD/km. Đây là mức trung bình so với một số tuyến đường sắt tốc độ cao trên thế giới có cùng dải tốc độ khai thác khi quy đổi về thời điểm năm 2024.

Cụ thể, tuyến Nuremberg – Ingolstadt (Đức) có tốc độ khai thác 300 km/h, suất đầu tư là 60,5 triệu USD/km; tuyến LGV Sud Europe – Atlantique (Pháp) có tốc độ khai thác 300 km/h, suất đầu tư là 45,2 triệu USD/km; tuyến Osong – Mokpo (Hàn Quốc) có tốc độ khai thác 305 km/h, suất đầu tư là 53,6 triệu USD/km; tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải (Trung Quốc) có tốc độ khai thác 350 km/h, suất đầu tư 33,1 triệu USD/km; tuyến Jakarta – Bandung (Indonesia) có tốc độ khai thác 350 km/h, suất đầu tư là 52 triệu USD/km.

Lẽ dĩ nhiên là trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, sau khi có số liệu khảo sát, thiết kế chi tiết, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục rà soát, tính toán tổng mức đầu tư dự án bảo đảm tính đúng, tính đủ, phù hợp với công nghệ, quy mô đầu tư dự án

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng đã tính toán hiệu quả dự án và cho thấy, Dự án mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rất lớn nhưng xét về hiệu quả tài chính không thể hoàn vốn từ kinh doanh đường sắt nên các quốc gia cơ bản đều đầu tư công; một số quốc gia đầu tư công kết hợp kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư mua sắm phương tiện để vận hành, khai thác.

Theo khảo sát của tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH, một số quốc gia đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP, nhưng không thành công, phải quốc hữu hóa (Italia, Tây Ban Nha), hoặc phải nâng mức hỗ trợ của nhà nước đối với các dự án PPP lên rất cao như Đài Loan (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, một số dự án áp dụng phương thức PPP, nhưng phạm vi đầu tư chủ yếu là các khu thương mại, nhà ga trung tâm hoặc đầu tư phương tiện và khai thác một số đoạn tuyến hiệu quả.

Từ kinh nghiệm quốc tế, đánh giá nguồn lực trong nước, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kiến nghị áp dụng hình thức đầu tư công; trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga, đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu; đối với phần phương tiện, sau khi đầu tư giao cho doanh nghiệp khai thác kết cấu hạ tầng vận hành và trả nợ chi phí đầu tư.

Cần phải nói thêm rằng, so với thời điểm Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam lần đầu trình Quốc hội vào năm 2010, các điều kiện về năng lực tài chính của Việt Nam hiện đã chín muồi hơn rất nhiều.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam đầu tư đường sắt tốc độ cao khi thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 4.284 USD/người cao hơn nhiều nước khi quyết định đầu tư đường sắt tốc độ cao và dự kiến đạt 7.500 USD vào năm 2030 (GDP cả nước ước khoảng 540 tỷ USD).

Dự kiến tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có nhiều loại vé, trong đó giá vé thấp nhất sẽ bằng 60% giá vé máy bay bình quân của hàng không truyền thống và hàng không chi phí thấp. Giá vé này được cho là có sức cạnh tranh và phù hợp với khả năng chi trả của người dân tại thời điểm công trình được đưa vào khai thác.

Để Dự án hoàn thành vào năm 2035, cần bố trí vốn đầu tư công liên tục trong 12 năm, mỗi năm bình quân cần bố trí khoảng 5,6 tỷ USD tương đương 24,5% vốn đầu tư công trung hạn hàng năm bố trí trong giai đoạn 2021-2025 và giảm xuống còn khoảng 16,2% trong giai đoạn 2026 – 2030 nếu giữ nguyên tỷ lệ đầu tư công trung hạn chiếm 5,5 – 5,7% GDP như hiện nay.

Theo đánh giá về các chỉ tiêu an toàn nợ công khi triển khai đầu tư Dự án cho thấy, giai đoạn đến năm 2030 cả 3 tiêu chí: nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia thấp hơn mức cho phép; 2 tiêu chí về nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia và bội chi ngân sách tăng.

Giai đoạn sau năm 2030 do các số liệu đầu vào về quy mô GDP, bội chi, lãi suất, cơ cấu kỳ hạn là giả định,… nên chưa có số liệu chính thức.

“Tuy nhiên, số liệu đánh giá chưa tính đến đóng góp của dự án vào tăng trưởng GDP trong thời gian xây dựng theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng khoảng 0,97 %/năm so với không đầu tư dự án; nguồn thu từ khai thác quỹ đất tại các khu vực TOD, khai thác thương mại dự kiến khoảng 22 tỷ USD sẽ góp phần cải thiện toàn bộ các chỉ tiêu này”, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho biết.

Tại Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc – Nam và giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư Dự án.





Nguồn: https://baodautu.vn/thoi-diem-vang-de-kich-hoat-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-bac—nam-d225746.html

Cùng chủ đề

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù để nhà thầu Việt “sáng cửa” vào dự án đường sắt tốc độ cao

Trong 7 cơ chế đặc thù đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét trong triển khai dự án ĐSTĐC Bắc - Nam, Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng VN đã đề xuất nhiều cơ chế để nhà thầu trong nước rộng cửa tham gia. ...

Xem xét cơ chế đặc thù, đưa tư vấn Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao

Việc xem xét cơ chế đặc thù, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư vấn Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là cần thiết, góp phần đảm bảo tính độc lập, khách quan, kiểm soát chi phí phù hợp với điều kiện trong nước. ...

Ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Trường ĐH Giao thông vận tải có hiệu trưởng mới

PGS Nguyễn Văn Hùng cho biết, nhà trường sẽ ưu tiên nguồn lực để đào tạo, nghiên cứu về phát triển đường sắt, công nghệ bán dẫn. ...

Thủ tướng: Nghiên cứu làm tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ tới Cà Mau

Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) diễn ra sáng nay.Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bao gồm: Dự án chống sạt lở, xâm nhập mặn; Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; Xây dựng Trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế chia sẻ về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Hiện nay, phần lớn các khó khăn trong đấu thầu đã được giải quyết, tuy nhiên vẫn còn một số điểm mới mà các cơ sở y tế chưa hoàn toàn hiểu và áp dụng đúng, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc cục bộ tại một số bệnh viện. Hiện nay, phần lớn các khó khăn trong đấu thầu đã được giải quyết, tuy nhiên vẫn còn một số điểm mới mà các cơ sở y tế chưa hoàn toàn...

Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ

Thuốc lá nung nóng không sinh ra khói như thuốc lá thông thường, nhưng chúng vẫn có nhiều hóa chất độc hại và gây nghiện cho người sử dụng. Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻThuốc lá nung nóng không sinh ra khói như thuốc lá thông thường, nhưng chúng vẫn có nhiều hóa chất độc hại và gây nghiện cho người sử dụng. ...

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hộiPhó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn...

Sau gần một năm khởi công, dự án 3.500 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chỉ giải ngân khoảng 6%

Sau gần một năm khởi công, dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi (Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng chỉ mới giải ngân được khoảng 6% vì vướng mặt bằng. Sau gần một năm khởi công, dự án 3.500 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chỉ giải ngân khoảng 6%Sau gần một năm khởi công, dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi (Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng chỉ mới giải...

Bài đọc nhiều

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Tiềm năng kinh doanh quanh trục đại lộ

(Dân trí) - Những trục đại lộ lớn trên thế giới không chỉ là biểu tượng kiến trúc, văn hóa mà còn mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất. Đây cũng là tương lai hứa hẹn của Phủ Lý khi sắp xuất hiện trục đại lộ quy mô hàng đầu Việt Nam. Sức hút của những trục đại lộHơn 300.000 người đã đổ về quảng trường biển, trục đại lộ lễ hội TP Sầm...

Vì sao “treo” dự án hơn 20 năm? (Bài 2)

“Treo” hơn 20 năm qua Năm 1997, Kiến trúc sư Trưởng Thành phố ban hành văn bản về thỏa thuận về phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở tại phường Bình An, quận 2 (nay là phường An Khánh, Tp.Thủ Đức) có tổng diện tích khu đất là gần 33.000m2, trong đó đất ở là gần 16.000m2, đất công trình công cộng là hơn 800m2, đất giao thông là hơn 11.000m2, đất cây xanh là...

BESI muốn đầu tư 42 triệu USD mở rộng nhà máy tại TP.HCM

Không lâu sau khi được cấp phép đầu tư giai đoạn I, Công ty BESI (BE Semiconductor Industries) của Hà Lan đã làm hồ sơ xin cấp phép mở rộng giai đoạn II tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với vốn đầu tư 42 triệu USD. Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Ban Quản lý SHTP đang làm việc với Công ty...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến...

TP. Cần Thơ giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp

Chính quyền TP. Cần Thơ luôn lắng nghe các doanh nghiệp góp ý, đón nhận những phê bình của họ để giúp Thành phố có giải pháp thật sự hiệu quả, góp phần đưa kinh tế địa phương phát triển. TP. Cần Thơ giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệpChính quyền TP. Cần Thơ luôn lắng nghe các doanh nghiệp góp ý, đón nhận những phê bình của họ để giúp Thành phố có giải pháp...

Cùng chuyên mục

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Roketsan, công ty hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các hệ thống tên lửa đã tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, diễn ra từ ngày 19 đến 22/12/2024 tại Hà Nội. Đây được coi là dịp để Roketsan tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, một vùng có ý nghĩa chiến lược mà công ty đã duy trì các mối quan...

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục công nghiệp quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên lửa 70mm hoàn toàn mới. Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên...

Quảng Ngãi chi 146 tỷ đồng “tân trang” quảng trường và đường Phạm Văn Đồng

Sau một thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định, dự án nâng cấp, chỉnh trang trục đường Phạm Văn Đồng và quảng trường TP Quảng Ngãi đã chính thức khởi động.  Dự án nâng cấp, chỉnh trang trục đường Phạm Văn Đồng và quảng trường TP có tổng diện tích hơn 12 ha; kinh phí hơn 146 tỷ đồng gồm 2 phần là đầu tư, cải tạo quảng trường, hồ điều hòa và đầu tư, nâng...

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới. Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới, một sản phẩm do Viện Công nghệ thuộc Tổng cục...

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công nghệ quốc phòng của nước này. Tên lửa BM-300, do Iran tự sản xuất, thể hiện sự tinh vi trong khả năng chế tạo vũ khí. Với mục tiêu nâng cao khả năng răn...

Mới nhất

4 người ở Vũng Tàu ngộ độc nghi do methanol, 1 người tiên lượng nặng

Bệnh viện Vũng Tàu cho biết trong bốn người nhập viện cấp cứu ngộ độc nghi do methanol vào tối 21-12, đến nay có một người đang hôn mê, tiên lượng nặng. Cả bốn người này cùng uống rượu vào chiều tối 19-12. ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát Cảng cạn Đông Phố Mới tại Lào Cai – Tổng công ty Hàng hải Việt...

Chiều ngày 22/12/2024, trong khuôn khổ chương trình công tác tại tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đã đến khảo sát Cảng cạn Đông Phố Mới (ICD Đông Phố Mới), một dự án hạ tầng logistics chiến lược do Công ty Cổ phần VIMC Logistics, đơn vị thành viên của Tổng công ty...

Xem bộ đội đặc công dùng răng kéo ô tô, dùng thương đẩy ô tô lăn bánh

(NLĐO) - Đặc trưng của võ chiến đấu đặc công là đơn giản, hiệu quả, hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn ...

Mỗi ngày PV OIL thu về hơn 358 tỉ đồng

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) ghi nhận doanh thu toàn hệ thống năm nay đạt mức kỷ lục với hơn 131.000 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận giảm. ...

Mới nhất