Trang chủChính trịNgoại giaoThời điểm để tiến bước

Thời điểm để tiến bước


Tham gia ngày càng mạnh mẽ hơn vào hệ sinh thái bán dẫn, Việt Nam kỳ vọng trở thành đối tác tin cậy và là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn khu vực và thế giới.

Quan hệ ngoại giao mạnh mẽ sẽ là chìa khóa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp về bán dẫn tại Việt Nam, giúp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn khu vực và toàn cầu. (Nguồn: iStock)
Quan hệ ngoại giao mạnh mẽ sẽ là chìa khóa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp về bán dẫn tại Việt Nam, giúp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn khu vực và toàn cầu. (Nguồn: iStock)

Công nghiệp bán dẫn hiện là một trong những ngành công nghiệp chiến lược quan trọng trên toàn cầu. Chia sẻ quan điểm tại Hội nghị về Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 32 mới đây, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel Đào Xuân Vũ nhấn mạnh tính thời điểm của Việt Nam khi tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Công nghiệp bán dẫn là ngành đa quốc gia, không có bất kỳ quốc gia, công ty nào có thể tự chủ hay làm chủ hoàn toàn 100% chuỗi giá trị của ngành. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu bị đứt gãy trong giai đoạn đại dịch Covid-19, cạnh tranh thương mại Mỹ – Trung hay việc Mỹ và một số quốc gia đang nỗ lực tái cấu trúc chuỗi cung ứng bán dẫn thì đây chính là cơ hội không thể tốt hơn cho Việt Nam.

Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ

Theo thống kê, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đạt 600 tỷ USD năm 2022, dự báo chạm và vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD vào năm 2030 với mức tăng trưởng hàng năm trung bình đạt hai con số.

Ngành công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những ngành công nghiệp xương sống, cốt lõi để phát triển kinh tế bởi nó là công nghiệp nền tảng để phát triển các ngành khác như điện – điện tử, tự động hóa, viễn thông và công nghệ thông tin… Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn để nâng cao khả năng tự chủ của nền công nghiệp quốc gia.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tổ chức tư vấn, của Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ và căn cứ từ kết quả nghiên cứu, phân tích của Bộ Ngoại giao khi làm việc với các chuyên gia nước ngoài thì Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để tham gia và phát triển công nghiệp bán dẫn do hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi; Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Các bộ ngành liên quan đều đang thực hiện xây dựng chiến lược và các chính sách, kế hoạch hành động đề phát triển công nghiệp bán dẫn.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm, thường xuyên đề cập hợp tác phát triển bán dẫn trong các buổi làm việc cấp cao với các quốc gia có nền công nghiệp bán dẫn phát triển như Mỹ, Nhật Bản…

Ngoài ra, Việt Nam đang sở hữu lực lượng lao động trẻ tiềm năng với chi phí lao động hợp lý, có nền tảng tốt trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn. Hiện tại, Việt Nam có hơn 8.000 người hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn, bao gồm 5.000 kỹ sư cho công đoạn thiết kế, 3.000 kỹ sư và công nhân cho công đoạn đóng gói và kiểm tra chip.

Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có nhiều nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư trình độ cao trong lĩnh vực bán dẫn đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Trên thực tế, với hệ sinh thái bán dẫn đang dần hình thành, một số công ty bán dẫn lớn trên thế giới như Intel, Samsung, Amkor… đã đầu tư tại Việt Nam. Đến nay, đã có hơn 40 công ty bán dẫn nước ngoài thành lập chi nhánh, công ty con tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp trong nước có nguồn lực lớn như Viettel, FPT đã bắt đầu tham gia thiết kế chip.

Về nhân lực, nhiều trường đại học ở Việt Nam như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội có khả năng đào tạo nguồn nhân lực phát triển ngành bán dẫn.

Một tiềm năng cũng được đánh giá rất cao – trữ lượng đất hiếm của Việt Nam, đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đất hiếm là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn, cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp cao.

Mặc dù vậy, theo kinh nghiệm thực tế, ông Đào Xuân Vũ cho biết, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, nhưng để tham gia thành công vào chuỗi cung ứng toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức và trở ngại.

Trở ngại đầu tiên có thể kể đến, công nghệ bán dẫn là công nghiệp bị hạn chế tiếp cận, từ phần mềm hỗ trợ thiết kế cho đến máy móc, vật liệu, cũng như quy trình sản xuất.

Đây còn là lĩnh vực đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao và rất đặc thù. Trong thiết kế còn đòi hỏi phải có trí thức ngành liên quan. Trong sản xuất thì đòi hỏi kỹ sư vận hành phải có nhiều năm kinh nghiệm. Thực tế, hiện Việt Nam tuy có 5.000 kỹ sư thiết kế nhưng chủ yếu chỉ được thực hiện công đoạn kiểm tra và thử nghiệm thiết kế trong các chi nhánh, văn phòng công ty nước ngoài.

Trong khi đó, nguồn vốn cho thiết kế và đầu tư, vận hành nhà máy sản xuất cũng là một thách thức rất lớn. Chẳng hạn, chi phí ước tính cho việc đầu tư nhà máy sản xuất chíp bán dẫn cỡ 28nm cần khoảng 10 tỷ USD, cần khấu hao trong thời gian ngắn, điều này đòi hỏi phải có thị trường và doanh số đầu ra đủ lớn để bù đắp cho chi phí đầu tư và vận hành rất cao. Trong khi, thị trường đầu ra lại phụ thuộc chính vào một số nhà thiết kế chip và sản xuất thiết bị điện tử lớn.

Ngoài ra, việc phát triển lĩnh vực công nghệ cao này còn cần có hệ sinh thái đầy đủ, đồng bộ với nhà máy sản xuất. Một nhà máy sản xuất chip bán dẫn cần hơn 200 chủng loại thiết bị, gần 1.000 chủng loại vật tư, nguyên liệu phụ trợ mà hiện tại hệ sinh thái bán dẫn Việt Nam chưa hoàn thiện, chưa có nhà cung cấp nội địa cho các nhà máy sản xuất chíp bán dẫn.

Một thách thức rất lớn nữa là cơ sở hạ tầng cho nhà máy sản xuất chất bán dẫn còn chưa đảm bảo, cần sử dụng rất nhiều điện và nước cho sản xuất.

Chìa khóa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Đánh giá cao việc Bộ Ngoại giao đã chủ động có nghiên cứu về thị trường bán dẫn các nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ và các tập đoàn bán dẫn Mỹ, Nhật Bản, Đại diện Tập đoàn Viettel cho biết, “các thông tin tiếp cận được đã giúp chúng tôi có thể xác định chiến lược tham gia ngành công nghiệp bán dẫn một cách phù hợp”.

Cụ thể, chẳng hạn, Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ doanh nghiệp được tiếp cận nhiều nguồn thông tin quý báu từ phía Bạn; cũng như từ các báo cáo nghiên cứu độc lập của Bộ Ngoại giao về tình hình phát triển ngành bán dẫn tại các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản hay cuộc Tọa đàm với 10 doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12 cũng giúp mở rộng cơ hội hợp tác bán dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam…

Từ đó, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel rất kỳ vọng vào vai trò kết nối của Bộ Ngoại giao, trong hỗ trợ, đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn khu vực và toàn cầu.

“Để vượt qua hàng loạt thách thức nêu trên, ngoài sự quyết tâm, nỗ lực của mỗi doanh nghiệp thì rất cần sự dẫn dắt, hỗ trợ của chính phủ, các bộ ngành, đặc biệt là ngành Ngoại giao ở giai đoạn ban đầu để kết nối, cũng như cụ thể hóa các cơ hội hợp tác, kết nối và huy động các nguồn lực quốc tế, cũng như thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn từ cấp chính phủ nhằm tạo điều kiện, hành lang cho các hợp tác cấp doanh nghiệp”. Ông Đào Xuân Vũ “đặt hàng” rất cụ thể:

Thứ nhất, xúc tiến với các công ty để xây dựng nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam, từ đó phát triển dần hệ sinh thái bán dẫn trong nước làm tiền đề để các công ty bán dẫn trong nước có cơ hội về thị trường để từ đó xác định lộ trình đầu tư, phát triển phù hợp.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng các chương trình làm việc với các chính phủ và doanh nghiệp lớn về bán dẫn để tìm hiểu về các cơ chế chính sách đặc thù cần có để phục vụ xây dựng cơ chế chính sách phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Thứ ba, thị trường đầu ra cho ngành bán dẫn phụ thuộc rất nhiều vào các công ty sản xuất điện tử và công ty thiết kế chíp bán dẫn lớn nên đề nghị Bộ Ngoại giao và Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng các bộ ngành liên quan khác xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Cuối cùng, đẩy mạnh kết nối, hợp tác nghiên cứu sản xuất với các doanh nghiệp và các chuyên gia bán dẫn tại nước ngoài.

“Chúng tôi nhận thấy trong lĩnh vực bán dẫn, quan hệ ngoại giao mạnh mẽ sẽ là chìa khóa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp về bán dẫn tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn khu vực và toàn cầu”, ông Đào Xuân Vũ khẳng định.





Nguồn

Cùng chủ đề

Du khách nước ngoài thích thú lần đầu được thăm quan toà nhà Bắc Bộ Phủ

(Tổ Quốc) - Tòa nhà Bắc Bộ Phủ - một trong những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử của Hà Nội, đã chính thức mở cửa đón công chúng và du khách. Đây là lần đầu tiên công trình này được mở cửa cho công chúng và du khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng...

TSMC ‘kẹt cứng’ giữa cuộc chiến vi mạch Mỹ-Trung

Theo Reuters, từ 11/11, TSMC sẽ tạm dừng việc vận chuyển một số loại chip tiên tiến phục vụ AI cho một số khách hàng Trung Quốc đại lục. Việc này được cho là do yêu cầu từ Bộ Thương mại Mỹ áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm đó.Cụ thể, nguồn tin trong ngành cho biết hạn chế xuất khẩu bao gồm một số loại chip tiên tiến, có thiết kế cao...

Chưa có chip 2 nm, ASML đã bán thiết bị khắc chip 1 nm

Hiện tại, hai cái tên đứng đầu ngành đúc chip thế giới theo thứ tự là TSMC và Samsung Foundry. Cả hai đều bắt đầu ứng dụng công nghệ quang khắc siêu cực tím (EUV) vào sản xuất chip từ năm 2019, mở đường cho các node dưới 7 nm.Hiểu một cách nôm na, tiến trình càng nhỏ thì bóng bán dẫn trên chip càng nhỏ, năng lực xử lý và tiết kiệm năng lượng càng cao, nên...

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Mỗi kỹ sư sẽ là một “viên gạch” xây dựng nên “tòa nhà” công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh như vậy tại lễ khai mạc Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024), diễn ra sáng 7/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) Hòa Lạc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời “Trump 2.0”

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Họa sỹ Kim Đức trưng bày bản sao bức tranh ‘Vỏ Tương Lai’ tại Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội – HANIFF VII

Nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 năm 2024 (HANIFF VII), họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã cho trưng bày bản in của bức tranh "Vỏ Tương Lai" thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày, đặc biệt là du khách quốc tế.

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Giá cà phê tăng vọt, xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, thị trường chờ phán quyết về EUDR

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10 chỉ đạt 45.412 tấn, giảm 11,6% so với tháng trước. Luỹ kế trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,15 triệu tấn, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Giá cà phê tăng vọt, xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, thị trường chờ phán quyết về EUDR

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10 chỉ đạt 45.412 tấn, giảm 11,6% so với tháng trước. Luỹ kế trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,15 triệu tấn, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á “run rẩy”, lợi ích lớn bất ngờ

Đông Nam Á đang chuẩn bị cho các mức thuế quan mới và sự thay đổi trong quan hệ với Mỹ sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống. Sự trở lại của "người đàn ông thuế quan" có thể mang đến rủi ro kinh tế hay những cơ hội bất ngờ cho khu vực này?

Mới nhất

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. ...

Họa sỹ Kim Đức trưng bày bản sao bức tranh ‘Vỏ Tương Lai’ tại Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội – HANIFF VII

Nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 năm 2024 (HANIFF VII), họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã cho trưng bày bản in của bức tranh "Vỏ Tương Lai" thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày, đặc biệt là du khách quốc tế.

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao

Sáng 12/11, tại Bộ VHTTDL đã diễn ra Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Bé gái phát hiện mắc hội chứng siêu nữ, chuyên gia nhấn mạnh vai trò quan trọng của sàng lọc trước sinh và tư...

Bé gái 6 tháng tuổi thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ tại MEDLATEC và được kết luận mắc hội chứng siêu nữ (hội chứng Tripple X) thể thuần. Qua đó, chuyên gia...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Tại buổi họp báo, Ban tổ chức đã thông tin khái quát những giai đoạn lịch...

Mới nhất