Trang chủSự kiệnThế và lực bước vào kỷ nguyên mới

Thế và lực bước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy thế và lực để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.
Chú thích ảnh
Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép ở phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 160,000 DWT (tương đương 14.000 Teu). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: Chúng ta xác định Đại hội XIV là Đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư cho biết, Trung ương đã thống nhất đánh giá: Với thế và lực đã tích lũy được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết và văn kiện Đại hội XIV phải đề ra được định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Vị thế và uy tín quốc tế 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam. Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.

“Bên cạnh đó, từ một nền kinh tế đóng cửa khép kín, Việt Nam thành một nền kinh tế có mức độ hội nhập toàn cầu khi trở thành đối tác thương mại lớn toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, thu hút lượng đầu tư lớn từ nước ngoài đạt 23 tỷ USD, đây là mức đầu tư cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay, ngay cả khi các thị trường lớn bị thu hẹp và chuỗi cung ứng toàn cầu còn nhiều đứt gãy”, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh.

Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản hàng đầu thế giới. Công nghiệp và dịch vụ phát triển khá nhanh, liên tục tăng trưởng mạnh mẽ cho thấy việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết rất tốt những vấn đề xã hội.

Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên lọt vào Top 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong Top 20 quốc gia trên thế giới, mắt xích quan trọng trong 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) gắn kết với 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu. 

Nền tảng kinh tế vĩ mô của nước ta được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Cân đối ngân sách nhà nước được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, cấp thiết như phòng, chống dịch COVID-19, triển khai các chính sách miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn các loại thuế, phí, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, tích lũy đủ nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương.

Quy mô, tiềm lực của nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn mới giảm từ 4,03% năm 2022 xuống 2,93% năm 2023; Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả rõ nét; khởi công đồng loạt nhiều dự án cao tốc, các công trình hạ tầng trọng điểm, đưa vào sử dụng một số dự án, phát huy hiệu quả.

Tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi. Tốc độ tăng GDP năm 2021 đạt 2,56%, được thế giới đánh giá là tích cực trong khi nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm; năm 2022 tăng 8,02%. Năm 2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trên 5%. Mức tăng này tuy thấp hơn chỉ tiêu đề ra là 6,5%, nhưng được các định chế tài chính quốc tế đánh giá là khá cao và tích cực so với nhiều nền kinh tế khác, xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn ảm đạm.

Năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.

Báo cáo giải trình về kinh tế – xã hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về kinh tế – xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong tháng 10, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9; tính chung 10 tháng qua, kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều duy trì đà tăng trưởng tích cực; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn giới hạn quy định…

Nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín tiếp tục đánh giá triển vọng và kết quả của kinh tế Việt Nam. Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng “Ổn định”; Moody’s xếp hạng ở mức Ba2, triển vọng “Ổn định”; S&P xếp hạng ở mức BB+, triển vọng “Ổn định”.

Thủ tướng nêu vấn đề, trên cơ sở những kết quả tích cực của 10 tháng, từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để giữ đà, giữ nhịp, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5%, cả năm đạt trên 7%; qua đó đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của năm 2024, tạo lực, tạo đà cho thực hiện kế hoạch năm 2025, cả giai đoạn 2021-2025, làm tiền đề, cơ sở để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình để trở thành quốc gia giàu mạnh và thịnh vượng như định hướng của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chú thích ảnh
Mỗi năm, nhà máy chế biến gạo – Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn (Tập đoàn Lộc Trời) chế biến khoảng 100.000 tấn sản phẩm gạo đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Định hướng chiến lược

Về định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư cho biết, tổng thể kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng liên tục từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991, thường xuyên ở trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, đưa Việt Nam từ nước thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình.

Tuy tốc độ tăng trưởng cao, song nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn hiện hữu, nguy cơ kinh tế Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khó tiệm cận với các nước đang phát triển.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, thực tế đang còn tồn tại điểm nghẽn về thể chế và hạn chế trong thực thi pháp luật. Tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc lên cơ quan quản lý cấp trên hoặc sang bộ, ngành khác.

Chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu chậm. Đầu tư công tiến độ chậm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, còn dàn trải, nhiều lãng phí, chưa phát huy vai trò dẫn dắt, kích hoạt hiệu quả các nguồn lực ngoài nhà nước. Hoạt động cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém chậm; tình trạng “sử hữu chéo”, cho vay tín dụng đối với doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau” còn phức tạp và chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Xác định các ngành hàng chiến lược, quốc gia giá trị cao chưa được quan tâm.  Hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị thiếu tính kết nối; xây dựng hạ tầng số chậm.

Kinh tế tư nhân chưa trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, chưa tận dụng tốt các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ chưa đem lại kết quả rõ nét; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, thiếu lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao, phục vụ phát triển số. Các yếu tố bên ngoài tác động tiêu cực, làm gia tăng nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình. Đó là đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế – văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội là ưu tiên cao nhất.

Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo).

Cùng với đó, tập trung phát triển lực lượng sản xuất mới (kết hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với tư liệu sản xuất mới, hạ tầng chiến lược về giao thông, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất. Khởi xướng và thực hiện cách mạng chuyển đổi số. Đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển.

Nguyễn Huyền (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/viet-nam-ky-nguyen-moi/the-va-luc-buoc-vao-ky-nguyen-moi-20241113144853453.htm

Cùng chủ đề

Cơ hội hấp dẫn cho công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ tập đoàn thiết kế chip hàng đầu thế giới NVIDIA

Ngoài việc mở Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam, Tập đoàn NVIDIA cũng cam kết sẽ dịch chuyển các nhà máy trong chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam trong thời gian tới với giá trị đầu tư của các nhà máy này lên tới nhiều tỉ USD. Người lao động sản xuất trong nhà máy phục vụ cho chuỗi sản xuất có ứng dụng chip bán dẫn tại phía Bắc Việt Nam -...

Khai mạc Triển lãm "Thanh niên Việt Nam-Tự tin bước vào kỷ nguyên mới"

Triển lãm được chia làm ba khu vực, với không gian được lấy cảm hứng từ bản đồ Tổ quốc Việt Nam kết hợp các họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu dân tộc. Ngoài ra, Triển lãm còn có khu vực các gian hàng sản phẩm công nghệ của thanh niên và gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các...

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng

(TG) - Mọi luận điệu xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; những “lý luận” rêu rao rằng Việt Nam muốn “vươn mình trong kỷ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập... đều cần phải được nhận diện đúng để kịp thời đấu tranh, bác bỏ. (Hình minh họa) Gần đây các phần tử bất mãn, cơ hội, phản động lợi dụng phát biểu của...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy chính trị....

Báo chí góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

(CLO) Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu báo chí phải kiến tạo không gian phát triển mới, tạo ra phong trào thi đua sáng tạo nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước và Nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khơi dậy lòng tự hào về những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18/12, tại các địa phương diễn ra nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trưng bày hơn 500 tài liệu lịch sử về Quân đội nhân dân Việt Nam Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức trưng bày, giới thiệu trên 500 tài liệu về lịch sử, ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội...

Gợi nhắc ký ức hào hùng và ý chí bất khuất của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhân dân giao. Những chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc mãi ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Ngày 18/12, tại Di tích lịch sử Quốc gia Nhà thờ Bác...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình. Cùng dự có: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ...

Thêm cơ hội để người dân Thủ đô tiếp cận nông sản, sản phẩm OCOP

Chương trình "Tự hào Nông sản Việt Nam" diễn ra từ nay đến hết ngày 1/12, tại công viên Long Biên, Hà Nội, mang đến cơ hội tiếp cận đa dạng các sản phẩm OCOP, nông sản chất lượng từ 32 tỉnh, thành trên cả nước. Với hơn 120 gian hàng và 1.500 dòng sản phẩm trưng bày, sự kiện không chỉ góp phần quảng bá, xúc tiến thương mại mà còn tạo điểm nhấn thu hút đông đảo...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Chiều 18/12, Báo Nhân Dân đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc. Thứ tư, ngày 18/12/2024 - 17:00   Nhân...

Thủ tướng: Học viện Kỹ thuật Quân sự cần đẩy mạnh đào tạo lưỡng dụng

Thủ tướng chỉ đạo Học viện Kỹ thuật Quân sự cần tập trung xây dựng các chương trình đào tạo, hướng nghiên cứu vào vấn đề mới như AI, công nghệ bán dẫn, Internet vạn vật, cơ sở dữ liệu, dữ liệu lớn… Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Học...

UAV của Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhiều thiết bị bay không người lái (UAV) do Việt Nam sản xuất, đã được đưa vào biên chế chiến đấu của các đơn vị quân đội. Tiên phong, đi đầu và các sản phẩm mang đậm dấu ấn trí tuệ "Made in Việt Nam" trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thiết bị bay không người lái (UAV), phải kể đến Viện Khoa học và công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng), Tổng cục Công nghiệp quốc...

Khơi dậy lòng tự hào về những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18/12, tại các địa phương diễn ra nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trưng bày hơn 500 tài liệu lịch sử về Quân đội nhân dân Việt Nam Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức trưng bày, giới thiệu trên 500 tài liệu về lịch sử, ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội...

Vẻ đẹp vùng chè Long Cốc

Vùng chè Long Cốc ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái miền Bắc Việt Nam. Nơi đây nổi bật với những đồi chè bạt ngàn, uốn lượn theo những dãy núi trùng điệp, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vào mỗi buổi sáng sớm, lớp sương mỏng bao phủ, kết hợp với ánh nắng đầu ngày, tạo nên khung cảnh huyền ảo. Không chỉ...

Mới nhất

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... ...

HLV Kim Sang-sik: ‘Hòa Philippines phút cuối là kì tích’

"Tôi nghĩ giành 1 điểm theo cách này cũng là kì tích và xứng đáng với nỗ lực của cả đội", HLV Kim Sang-sik trả lời trong buổi họp báo sau trận đấu.Đội tuyển Việt Nam chỉ cần hòa Philippines trên sân Rizal Memorial (Manila) tối 18/12 để chắc chắn vào bán kết AFF Cup (ASEAN Cup) 2024....

Vì sao tuyển Việt Nam chưa chắc qua vòng bảng AFF Cup 2024?

Đội tuyển Việt Nam hòa Philippines 1-1.Trận hòa đầy may mắn với Philippines tối 18/12 khiến đội tuyển Việt Nam không đạt được mục tiêu sớm giành quyền vào bán kết AFF Cup 2024. Trường hợp thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik không vượt qua được vòng bảng vẫn có thể xảy ra.Đội tuyển Việt Nam tạm...

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. ...

Mới nhất