Trang chủNewsThế giớiThế giới tăng tốc phát triển điện hạt nhân

Thế giới tăng tốc phát triển điện hạt nhân

Tốc độ phát triển điện hạt nhân trên thế giới đang nóng dần, khiến Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) dự báo lĩnh vực này sẽ tăng mạnh trong nhiều thập niên tới.

Reuters ngày 28.11 dẫn các nguồn thạo tin cho hay giới chức Pháp đang hoàn tất kế hoạch cung cấp khoản vay không lãi suất cho Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) để hỗ trợ xây 6 lò phản ứng hạt nhân. Động thái mới phản ánh xu hướng tăng tốc phát triển điện hạt nhân (ĐHN) ở nhiều nước, trong đó ĐHN tại Pháp hiện chiếm đến 62,6% sản lượng điện cả nước, tỷ lệ cao nhất thế giới.

Điện hạt nhân “nóng” trở lại

Cộng hòa Czech hồi tháng 7 đã thông qua kế hoạch tương tự nhằm thúc đẩy dự án ĐHN. Các nước khác như Anh và Ba Lan cũng dự định xây nhà máy ĐHN mới nhằm đáp ứng nhu cầu tự chủ năng lượng. Chính phủ Anh gần đây cam kết hỗ trợ hơn 5,5 tỉ bảng Anh giúp phát triển sơ bộ dự án ĐHN Sizewell C có công suất 3,2 GW.

Thế giới tăng tốc phát triển điện hạt nhân- Ảnh 1.

Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành Cảng tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Tại Mỹ, Bộ Năng lượng ước tính cả nước sẽ cần thêm khoảng 200 GW ĐHN để theo kịp nhu cầu đến năm 2050. Trong hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan (11 – 22.11), Mỹ đặt mục tiêu tăng thêm 35 MW ĐHN vào năm 2035 và mỗi năm tăng thêm 15 GW. Tại Trung Quốc, Hiệp hội Hạt nhân thế giới (WNA) cho biết nước này có 56 lò phản ứng hoạt động với tổng công suất 54,3 GW, bên cạnh 30 lò phản ứng khác với tổng công suất 32,5 GW đang được xây.

IAEA hồi tháng 9 dự báo công suất ĐHN thế giới sẽ tăng gấp 2,5 lần vào năm 2050, trong đó có sự đóng góp đáng kể từ các lò phản ứng mô đun nhỏ (SMR). “Dự báo mới của IAEA phản ánh sự hiểu biết gia tăng về ĐHN là nguồn cung cấp năng lượng sạch và an toàn, cũng như sự quan tâm gia tăng đối với SMR nhắm tới các ứng dụng điện và phi điện năng, giúp đạt các mục tiêu khí hậu và phát triển bền vững”, theo Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi.

Tính đến cuối năm 2023, thế giới có 413 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động với tổng công suất 371,5 GW. Theo mức dự báo cao nhất, IAEA cho rằng công suất này sẽ tăng lên 950 GW vào năm 2050. Tại hội nghị COP28 năm ngoái ở UAE, 22 quốc gia lần đầu tiên cam kết tăng gấp 3 mức sử dụng năng lượng hạt nhân vào giữa thế kỷ này để giúp kiềm chế sự ấm lên toàn cầu. Đến COP29, có thêm 6 nước tham gia cam kết.

Thế giới tăng tốc phát triển điện hạt nhân- Ảnh 2.

Nguồn: Statista

đồ họa: minh tưởng

Động lực mới

Theo bà Bilbao y Leon, Tổng giám đốc WNA, ngày nay có thêm rất nhiều người cởi mở với việc đề cập ĐHN như một giải pháp năng lượng và chống biến đổi khí hậu. “Đó là một động lực hoàn toàn mới”, bà nhận định. ĐHN được sử dụng tại Mỹ trong 60 năm qua và là nguồn năng lượng sạch lớn nhất cả nước, giúp tránh phát thải hơn 470 triệu tấn CO2 hằng năm, tương đương lượng phát thải của 100 triệu ô tô trên đường, theo trang web của Bộ Năng lượng Mỹ.

Bang Pennsylvania (Mỹ) mới đây công bố kế hoạch mở cửa lại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island, dự kiến tạo 3.400 việc làm và doanh thu thuế 3 tỉ USD. “Khí đốt đang bị công kích. Than đang đóng cửa trên khắp đất nước này. Bạn phải có nguồn năng lượng cơ bản và hạt nhân có lẽ là nguồn hiệu quả nhất mà chúng ta có”, theo AFP dẫn lời Chủ tịch Hội đồng xây dựng và thương mại Pennsylvania Robert Bair.

Thế giới tăng tốc phát triển điện hạt nhân- Ảnh 3.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Flamanville ở Pháp

Giới chuyên môn cho rằng cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm tăng vọt nhu cầu năng lượng cho các trung tâm dữ liệu, thúc đẩy các gã khổng lồ điện toán đám mây tìm kiếm thêm các nguồn năng lượng carbon thấp. Tập đoàn Microsoft, cổ đông lớn nhất của OpenAI, hồi tháng 9 ký hợp đồng mua điện từ nhà máy ĐHN Three Mile Island trong 20 năm. Tháng trước, Công ty Kairos Power (California, Mỹ) đạt thỏa thuận xây 6 hoặc 7 lò phản ứng hạt nhân nhỏ để cấp điện cho Google nhằm phục vụ nhu cầu AI. Ngoài ra, Tập đoàn Amazon đã mua một trung tâm dữ liệu chạy bằng năng lượng hạt nhân vào tháng 3 từ nhà sản xuất điện độc lập Talen Energy.

Đài KRCRTV mới đây dẫn khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) với sự phản hồi của 8.638 người Mỹ trưởng thành được chọn lựa ngẫu nhiên cho thấy có 56% ủng hộ xây thêm các nhà máy ĐHN. Nguyên nhân chủ yếu là do những lo ngại về biến đổi khí hậu, nhờ ĐHN hầu như không phát thải khí nhà kính như nhiên liệu hóa thạch. Theo tờ The New York Times, trong số những nước mới đây cam kết xây các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất điện có những nước từ lâu sử dụng công nghệ này như Canada, Hàn Quốc, Mỹ và Pháp; nhưng cũng có những nước hiện không có ĐHN như Kenya, Mông Cổ và Nigeria. Bên cạnh đó, các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Anh đang tìm hướng tài trợ cho các nhà máy ĐHN mới hoặc cách các lò phản ứng nhỏ có thể tạo ra năng lượng cần thiết cho mọi mục đích công nghiệp.




Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi-tang-toc-phat-trien-dien-hat-nhan-185241128222714323.htm

Cùng chủ đề

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước. Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyên đề quan trọng về định hướng phát triển của đất nước: Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn...

Việt Nam là điểm sáng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam đạt 73 điểm, cao hơn mức trung bình toàn cầu, và đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á. ...

Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai. Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững luôn là những mục tiêu chiến lược, được Đảng và Nhà nước nhất quán thực hiện. Chính phủ đã khẳng định rõ ràng: “Tăng trưởng xanh là yếu tố cốt lõi trong quá trình cơ...

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

(Tổ Quốc) - Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những...

Cẩn trọng với hiện tượng ‘rò rỉ carbon’ và ‘rửa xanh’

Các khoản đầu tư vào tín chỉ carbon nếu không được quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng “rửa xanh”, nơi các công ty hoặc quốc gia tuyên bố giảm phát thải nhưng thực tế chỉ chuyển trách nhiệm phát thải sang nơi khác. Đây còn gọi là hiện tượng “rò rỉ carbon”, ông Bertrand Badré, cựu Giám đốc Tài chính của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh trong bài thảo luận tại Hội nghị Quốc tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều phương thức không còn trong đợt xét tuyển sớm

Dự thảo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT quy định, các trường ĐH thực hiện xét tuyển sớm nhưng không không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành, nhóm ngành đào tạo trong năm tuyển sinh 2025. Nếu được triển khai chính...

Truyền thông y tế không thể thiếu sự tham gia của các bác sĩ

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức chương trình 'xây dựng và phát triển kỹ năng truyền thông dành cho các chuyên gia y tế tạo ảnh hưởng xã hội"...

Bệnh thận mạn tính tiến triển qua những giai đoạn nào?

Bệnh thận mạn tính là tình trạng mà chức năng thận bị suy giảm qua thời gian. Hệ quả là khiến khả năng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa của thận kém đi. Nếu không can thiệp, bệnh sẽ tiến...

Bài đọc nhiều

Mỹ chính thức vào quá trình chuyển giao quyền lực, phong thanh tin nhóm ông Trump muốn làm điều này với Triều Tiên

Nhà Trắng đã ký biên bản ghi nhớ với nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, chính thức cho phép ông Trump bắt đầu quá trình chuyển giao với chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden.

Mỹ ‘chuyển nhà’ cho tàu ngầm hạt nhân đến cảng chiến lược Thái Bình Dương

Hải quân Mỹ ngày 26.11 thông báo tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS Minnesota đã có mặt tại căn cứ đảo Guam và sẽ đồn trú tại đây cùng 4 tàu ngầm khác. ...

Mỹ phát hiện chiêu tẩm dung dịch ma túy đá vào quần áo trong hành lý

Hôm 26.11, giới chức Bộ Tư pháp Mỹ thông báo về trường hợp bắt giữ nghi phạm buôn lậu chất cấm bằng cách tẩm dung dịch ma túy đá vào quần áo gửi theo hành lý cho chuyến bay chuẩn bị từ Mỹ...

Nước Anh nỗ lực vì một thế hệ không khói thuốc

Với 415 phiếu thuận và 47 phiếu chống, Hạ viện Anh ngày 26/11 thông qua dự luật thuốc lá và thuốc lá điện tử nhằm tạo nên thế hệ không khói thuốc đầu tiên tại nước này.

Ukraine bị tuýt còi, tìm đến Đông Bắc Á cầu viện; Nga hành động gắt với Anh; “vỡ òa” lệnh ngừng bắn ở Lebanon

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Nhật Bản cân nhắc thăm Hàn Quốc, Singapore-Ấn Độ tập trận chung, Mỹ gia tăng trừng phạt Venezuela

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/11.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Một bên vẫn “nắm đằng chuôi”, Hamas “ngã ngửa” nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là "tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực sau nhiều tháng leo thang. Tuy vậy, Israel vẫn đang ở thế chủ động trong mọi việc và vẫn còn nhiều việc phải làm để hiện thực hóa những cam kết của hai bên.

Ông Trump ăn tối với tỉ phú Mark Zuckerberg

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 27.11 dùng bữa tối với CEO Meta Mark Zuckerberg tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở tiểu bang Florida (Mỹ) để thảo luận về 'chính quyền tương lai'. ...

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thông báo lựa chọn quan trọng, Nga nêu điều kiện để có hòa bình, Kiev hạ tông

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump vừa công bố lựa chọn nhân sự mới nhằm đối phó với xung đột Nga-Ukraine, trong khi cả Moscow và Kiev có những chia sẻ liên quan đàm phán hòa bình.

Mới nhất

Truyền thông y tế không thể thiếu sự tham gia của các bác sĩ

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức chương trình 'xây...

10 trải nghiệm du khách không thể bỏ qua khi đến vùng Lazio của đất nước Italy

Đến với vùng Lazio - trung tâm của Italy, du khách có thể khám phá những kỳ quan khảo cổ, vườn nho, những ngôi làng quyến rũ và bờ biển ngoạn mục. Sáng tạo của Hadrian đã truyền cảm hứng cho thiết kế của các biệt thự trước đó, bao gồm Villa d'Este...

Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

NDO - Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là cơ sở pháp lý để xây dựng, cập nhật, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất từ Trung ương đến địa phương, qua đó...

Quản trị quốc gia trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ cán bộ, công chức trong nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả phải thực sự là tầng lớp tinh hoa, ưu tú để quản trị xã hội. Tuần Việt Nam xin lược đăng tiếp một số nhận định về quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của...

Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Ngày 28/11/2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng và ông Trần Hồng Minh. Thứ Năm, ngày 28/11/2024, Quốc hội tiếp tục...

Mới nhất