Trang chủNewsThế giớiTàu ngầm Liên Xô từng suýt khơi mào chiến tranh hạt nhân

Tàu ngầm Liên Xô từng suýt khơi mào chiến tranh hạt nhân


Cuộc chạm trán căng thẳng với chiến hạm Mỹ gần Cuba năm 1962 khiến hạm trưởng tàu ngầm Liên Xô tin rằng chiến tranh đã bùng nổ và ra lệnh phóng ngư lôi hạt nhân trả đũa.

Trong cuộc họp báo thường niên tại Moskva ngày 18/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Tổng thống Vladimir Putin chưa bao giờ nói ra những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, trái ngược với Mỹ và châu Âu. Phát biểu được đưa ra khi ông được hỏi liệu tình hình thế giới hiện nay có căng thẳng như khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 hay không.

Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba khi đó, thế giới đã đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân do cuộc truy đuổi kiểu “mèo vờn chuột” giữa hải quân Mỹ và một tàu ngầm tấn công diesel – điện của Liên Xô.

Năm 1962, để đáp trả sự kiện Vịnh Con Lợn cũng như việc Mỹ đưa tên lửa đạn đạo hạt nhân tới Italy và Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Xô bí mật tiến hành chiến dịch Anadyr, đưa một sư đoàn bộ binh cơ giới, hai sư đoàn tên lửa phòng không, 40 tiêm kích và gần 30 bệ phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đến Cuba bằng đường biển.





Máy bay tuần thám Mỹ bám theo tàu hàng Liên Xô trên Đại Tây Dương cuối năm 1962. Ảnh: US Navy

Máy bay tuần thám Mỹ bám theo tàu hàng Liên Xô trên Đại Tây Dương cuối năm 1962. Ảnh: US Navy

Trinh sát cơ U-2 Mỹ ngày 14/10/1962 phát hiện trận địa tên lửa Liên Xô ở San Cristobal, Cuba. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ra lệnh triển khai hàng trăm tàu chiến, trong đó có 4 tàu sân bay, cùng máy bay tuần thám để phong tỏa bờ biển Cuba.

Liên Xô phản đối động thái phong tỏa của Mỹ, đồng thời tiến hành chiến dịch Kama, triển khai 4 tàu ngầm diesel – điện Đề án 641 mang số hiệu B-4, B-36, B-59 và B-130 thuộc Lữ đoàn tàu ngầm số 69 bí mật tìm đường tiếp cận cảng Mariel của Cuba.

Mỗi tàu ngầm Liên Xô tham gia chiến dịch Kama được trang bị 21 ngư lôi thông thường và một quả T-5 mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn 10 km, được thiết kế để kích nổ ở độ sâu 35 m và đánh chìm các chiến hạm trong khu vực. Chưa rõ sức mạnh đầu đạn của T-5, nhưng dường như nó có thể tạo ra vụ nổ tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT.

Hạm trưởng trên 4 tàu ngầm đều có quyền tung đòn tấn công hạt nhân mà không cần xin phép lãnh đạo cấp cao của Liên Xô.

Biên đội 4 tàu ngầm Đề án 641 rời bán đảo Kola ngày 1/10/1962, âm thầm vượt qua các phi đội máy bay săn ngầm Neptune và Shackleton của NATO đang quần thảo ở Bắc Đại Tây Dương khi đó.

Tàu ngầm Đề án 641 có thể đạt tầm hoạt động 20.000 km nếu di chuyển gần mặt nước và dùng ống thở, nhưng điều này khiến chúng dễ bị đối phương phát hiện hơn.

Các tàu ngầm có thể hoạt động dưới nước trong 3-5 ngày liên tục, sử dụng ắc quy điện để bảo đảm bí mật. Con số này có thể lên tới 10 ngày nếu chấp nhận đánh đổi điều kiện sinh hoạt của thủy thủ đoàn để dành năng lượng từ ắc quy cho các hoạt động cần thiết nhất của tàu. Sau thời gian này, tàu ngầm phải nổi lên để chạy máy phát diesel và sạc điện cho ắc quy.

Trong quá trình tiếp cận Cuba, hệ thống làm mát trên các tàu ngầm bị hư hỏng do chúng không được thiết kế để hoạt động ở vùng biển ấm, khiến nhiệt độ trong khoang tàu tăng lên mức 37-60°C. Lượng khí CO2 tăng lên và nước ngọt trở nên khan hiếm, tác động đến thể lực và tâm lý thủy thủ đoàn.

Ngày 23/10/1962, phát hiện dấu hiệu tàu ngầm Liên Xô đang tìm cách tiếp cận Cuba, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara cho phép tàu chiến nước này dùng bom chìm huấn luyện (PDC) để săn tìm và cảnh cáo, nhằm buộc tàu ngầm Liên Xô nổi lên.

PDC chỉ lớn bằng quả lựu đạn và mang đầu nổ rất nhỏ, thường được dùng để báo hiệu cho tàu ngầm Liên Xô rằng họ đã bị phát hiện và nên nổi lên mặt biển để nhận dạng. Washington từng báo cho Moskva về quy trình thúc đẩy tàu ngầm nổi lên, nhưng thông tin này không được chuyển tới các tàu ngầm của Lữ đoàn 69.





Tàu ngầm B-59 Liên Xô sau khi nổi lên ngày 27/10/1962. Ảnh: US Navy

Tàu ngầm B-59 Liên Xô sau khi nổi lên ngày 27/10/1962. Ảnh: US Navy

Sự việc nghiêm trọng nhất xảy ra ngày 27/10/1962, khi các máy bay tuần thám Mỹ khiến tàu ngầm B-59 phải vội vã lặn xuống khi chưa kịp sạc đầy ắc quy. Tàu khu trục USS Beale sau đó liên tục thả PDC để gây sức ép, trước khi 10 khu trục hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Randolph tham gia truy đuổi B-59.

“Chúng tôi lúc đó giống như ngồi trong thùng sắt và có người gõ búa liên tục ở bên ngoài. Toàn bộ thủy thủ đoàn đều bị căng thẳng”, Victor Orlov, sĩ quan liên lạc trên tàu ngầm B-59, kể về cuộc truy đuổi kéo dài nhiều giờ.

Hạm trưởng Valentin Savitsky quyết không cho tàu ngầm nổi lên, dù nguồn oxy bắt đầu suy giảm và nhiệt độ trong tàu có nơi lên tới 50°C, lượng dưỡng khí giảm nhanh, khiến một số thủy thủ bắt đầu bất tỉnh.

Các quả PDC được tàu chiến Mỹ thả xuống đã làm hư hỏng ăng ten liên lạc trên tàu ngầm Liên Xô, trong khi thủy thủ đoàn không thể dễ dàng phân biệt được tiếng nổ của PDC với bom chìm thực sự.

Điều này khiến hạm trưởng Savitsky tin rằng chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ đã bùng nổ. Ông ra lệnh cho thủy thủ đoàn chuẩn bị ngư lôi hạt nhân để tấn công tàu sân bay USS Randolph. “Có thể chiến tranh đã nổ ra ở bên ngoài khi chúng ta đang mắc kẹt ở đây. Chúng ta sẽ tấn công quyết liệt và sẵn sàng hy sinh mạng sống, không để ô danh hải quân”, sĩ quan Orlov dẫn lại lời hạm trưởng Savitsky khi đó.

Chính trị viên Ivan Maslennikov cũng đồng ý với quyết định này. Trong điều kiện thông thường, sự nhất trí của thuyền trưởng và chính trị viên, hai sĩ quan hàng đầu trên tàu, là đủ để khai hỏa ngư lôi hạt nhân. Việc kích nổ ngư lôi T-5 ngoài khơi Bắc Mỹ có thể khơi mào chuỗi phản ứng trả đũa hạt nhân, đẩy thế giới đến nguy cơ hủy diệt.

Tuy nhiên, trên tàu ngầm B-59 lúc đó lại có mặt tham mưu trưởng Lữ đoàn 69 Vasili Arkhipov, người phản đối quyết định phóng ngư lôi hạt nhân. Ý kiến của ông có trọng lượng ngang với hạm trưởng và chính trị viên, dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt trong phòng chỉ huy.

Trong quá trình này, Arkhipov ra sức trấn an thuyền trưởng Savitsky và cuối cùng thành công trong việc thuyết phục sĩ quan này cho tàu ngầm B-59 nổi lên để chờ lệnh từ Moscow.





Vasili Arkhipov khi còn lại đại úy hải quân. Ảnh: Wikipedia

Vasili Arkhipov khi còn lại đại úy hải quân. Ảnh: Wikipedia

Chiến hạm và máy bay Mỹ liên tục quần thảo xung quanh tàu ngầm Liên Xô sau khi nó nổi lên. B-59 đình chỉ nhiệm vụ và quay đầu về cảng nhà. Các sự cố kỹ thuật cũng khiến tàu ngầm B-36 và B-130 phải hủy nhiệm vụ ngày 30-31/10 rồi quay về Liên Xô.

Chỉ có tàu ngầm B-4 dưới quyền hạm trưởng Rurik Ketov vượt qua được hàng rào phong tỏa của hải quân Mỹ, nhưng cũng rút lui sau đó.

Ngày 28/10/1962, Tổng thống Kennedy đạt thỏa thuận bí mật với lãnh đạo Liên Xô, đồng ý rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và cam kết không xâm lược Cuba, đổi lại Liên Xô sẽ rút vũ khí hạt nhân khỏi Cuba, chấm dứt một trong những cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất lịch sử.

“Khi nghĩ đến khủng hoảng tên lửa Cuba, đừng tưởng tượng cảnh Kennedy xem xét các lựa chọn tấn công hạt nhân từ Nhà Trắng, mà hãy nghĩ tới những thủy thủ khốn khổ trong một chiếc hộp thép dưới lòng biển, những người đang suy nghĩ có nên ra đi trong ngọn lửa hạt nhân hay không”, bình luận viên quân sự Sebastien Roblin của trang War Zone nêu quan điểm.

Vũ Anh (Theo National Interest)




Source link

Cùng chủ đề

Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Ngày 21/11, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un có bài phát biểu tại triển lãm quân sự ở thủ đô Bình Nhưỡng cho rằng, chúng ta hiện đang chứng kiến ​​một thế giới hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Triều Tiên cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un cho rằng bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao như hiện nay, ...

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói “lạc hậu”

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để tiếp tục ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng.

Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói “chẳng dọa được chúng tôi”

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó hạ ngưỡng tấn công hạt nhân cũng như mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự thuộc đối tượng răn đe, đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.

Sẽ làm tất cả để tránh xa chiến tranh hạt nhân, Mỹ giữ nguyên thế trận, một nước NATO “thấu hiểu” Moscow

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, Moscow đã lên tiếng về những lo ngại nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, trong khi Mỹ nêu phản ứng đầu tiên.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại...

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ. ...

Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian

Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu 19 của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian với thời gian dài nhất thế giới. ...

Mới nhất

Thủ tướng nhắc đến 2 concert “Anh trai”

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý ngành VHTTDL nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, tạo phong trào, xu thế phát triển… ví dụ như 2 concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai say hi". Sáng 18.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và...

Người trẻ háo hức với an ninh quốc phòng

Những tín hiệu tốt trong thời gian vừa qua đối với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho thấy niềm yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có giới trẻ. ...

Trường đại học Giao thông vận tải có tân hiệu trưởng

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, 51 tuổi, quê Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải, ông là phó hiệu trưởng kiêm giám đốc phân hiệu tại TP.HCM. ...

Làm thế nào để chèn nhạc nền trên trang cá nhân Zalo?

Trong nhiều cách điều chỉnh trang cá nhân cho phù hợp với sở thích của bạn trên Zalo, một số công cụ cho phép người dùng chèn những bản nhạc yêu thích. Tại sao nên chèn nhạc nền vào trang cá nhân Zalo?Tăng tính cá nhân hóa: Âm nhạc là một trong những cách thể hiện cái tôi mạnh...

Cán bộ công an tỉnh hiến máu kịp thời cứu bé bị tan máu bẩm sinh

Khi hay tin bé T. bị bệnh tan máu bẩm sinh đang cấp cứu, thiếu tá Nguyễn Quốc Trọng đã xung phong đăng ký hiến máu cứu bé kịp thời. ...

Mới nhất