Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTại sao rệp giường trở thành cơn ác mộng của Paris?

Tại sao rệp giường trở thành cơn ác mộng của Paris?


PhápKhả năng kháng thuốc trừ sâu và lan rộng qua đường du lịch biến rệp giường thành vấn đề khó giải quyết triệt để đối với nhà chức trách Paris.





Rệp giường làm tổ trong vải và lớp đệm của đồ nội thất. Ảnh: Guardian

Rệp giường làm tổ trong vải và lớp đệm của đồ nội thất. Ảnh: Guardian

Những video tràn ngập trên mạng xã hội và mục tin tức về rệp giường bò khắp mọi ngóc ngách ở Paris, từ ghế ở tàu điện ngầm đến ghế ngả ở rạp chiếu phim. Loài côn trùng này đang gây lo ngại trên khắp Paris nói riêng và trên thế giới nói chung do số lượng du khách tới thành phố và có thể trở về nhà với rệp hút máu. “Không ai an toàn”, phó thị trưởng Paris nhấn mạnh trên mạng Twitter trong Tuần lễ Thời trang Paris.

Dù rệp giường có thể là loài gây hại, chúng không lây lan dịch bệnh và thường gây ngứa ngáy khó chịu thay vì trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe. Rệp giường gần như vắng bóng từ thập niên 1940 đến cuối những năm 1990 do sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng chúng tái xuất hiện trong vài năm gần đây, bùng phát ở gần như mọi thành phố lớn, bao gồm New York và Hong Kong. Tình huống ở Paris có thể chưa phải trận bùng phát, nhưng là bằng chứng cho vấn đề lâu dài và ví dụ về khả năng sinh tồn hiệu quả của rệp giường, theo National Geographic.

Bất cứ ai từng gặp rệp giường ở nhà riêng đều biết vết cắn từ chúng có thể gây ngứa ngáy, sưng tấy khó chịu. Việc diệt trừ rệp giường cũng vô cùng khó khăn do chúng làm tổ bên trong vải và lớp đệm của đồ nội thất. Một con rệp giường thường chỉ sống vài tháng hoặc một năm trong vài trường hợp. Nhưng thời gian đó đủ nhiều để quần thể bùng phát, theo Zachary DeVries, nhà côn trùng học đô thị ở Đại học Kentucky, cho biết. “Bạn có thể thả một con rệp cái ra khỏi nhà. Nó sẽ giao phối và nhanh chóng bắt đầu một quần thể phát triển ngoài tầm kiểm soát chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng”, DeVries nói.

Rệp giường thuộc họ Rệp, bao gồm khoảng 100 loài côn trùng ký sinh nhỏ chuyên hút máu động vật máu nóng. Chỉ có 3 loài trong số đó thường cắn con người, phổ biến nhất là Cimex lectularius. Rệp giường trưởng thành có màu nâu đỏ, không có cánh, chỉ dài khoảng 0,6 cm, tương đương kích thước hạt táo. Chúng thường bị nhầm với loài hút máu khác như bọ chét nhưng có thể phân biệt qua phần thân dẹt hình bầu dục.

Rệp giường trở thành một vấn đề từ khi con người ghi lại lịch sử, DeVries nói. Dấu tích của chúng được phát hiện trong những ngôi mộ Ai Cập có niên đại hơn 3.500 năm. Nhưng đầu tiên chúng đến từ đâu? Các nhà khoa học không chắc chắn về tổ tiên lâu đời nhất của rệp giường, nhưng một giả thuyết hàng đầu về sự xuất hiện của rệp giường hiện đại là chúng tiến hóa cùng với dơi. “Cách đây 200.000 năm, khi con người sống trong hang động cùng với dơi, một giống rệp giường bám vào họ”, Coby Schal, nhà côn trùng học ở Đại học North Carolina, cho biết. “Khi con người rời hang động, giống rệp đó cũng đi theo”.

Sau khi rệp giường tìm thấy mục tiêu, chúng cắm một ống giống kim tiêm gắn đầu chúng vào da để hút máu ấm. Chúng cũng bơm một loạt protein ở vết cắn, bao gồm chất gây tê và chất chống đông máu. Dù không mang bệnh, nước bọt của rệp giường có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người, để lại vết sưng lớn ngứa ngáy. Những người khác thậm chí có thể không nhận ra họ đang sống cùng rệp giường bởi da của họ không có phản ứng, theo Schal.

Thông qua chiến thuật mang tên traumatic insemination, rệp giường đực trưởng thành cắm dương vật hình chiếc liềm vào bụng con cái và bơm thẳng tinh trùng vào cơ thể nó. Tinh trùng truyền qua hệ tuần hoàn của rệp cái tới tử cung và thụ tinh cho trứng. Theo William Hentley, nhà sinh thái học ở Đại học Sheffield tại Anh, cách chúng tiến hóa cơ chế sinh sản này vẫn là một bí ẩn.

Theo thời gian, rệp giường cái tiến hóa một cơ quan chuyên biệt trong bụng gọi là spermalege chứa tế bào miễn dịch giúp ngăn nhiễm khuẩn ở vị trí vết thương. Sau cuộc giao phối thô bạo, rệp cái thường đẻ 1 – 7 quả trứng/ngày và trứng nở thành nhộng. Nhộng trải qua 5 giai đoạn phát triển trước khi trưởng thành, dù chúng phải hút máu để hoàn thành mỗi lần lột xác.

Trong lịch sử, con người từng vô số lần tìm cách kiểm soát rệp giường bùng phát. Một trong những nỗ lực thành công nhất diễn ra trong Thế chiến II, khi thuốc trừ sâu DDT ngày nay bị cấm sử dụng được phân phối rộng rãi để tiêu diệt rệp giường. Hóa chất này ban đầu rất hiệu quả trong việc kiểm soát chúng. Vào thập niên 1990, một quần thể rệp giường mới miễn dịch với tác dụng của DDT bắt đầu lan rộng.

Vấn đề càng trầm trọng hơn khi du lịch toàn cầu phát triển trong những thập kỷ gần đây, tạo điều kiện cho loài hút máu này lan khắp thế giới và tìm kiếm vật chủ mới mỗi ngày. Kết quả là quần thể rệp giường phát triển mạnh và nhiều cá thể có khả năng kháng thuốc trừ sâu trên thị trường. Các chuyên gia tiêu diệt thường dựa vào biện pháp nhiệt bởi rệp giường sẽ chết nếu trải qua nhiệt độ từ 43,3 độ C trong ít nhất 90 phút.

An Khang (Theo National Geographic)




Source link

Cùng chủ đề

Đến Pháp vào mùa đông, đừng quên trải nghiệm những điều thú vị này

Từ việc chiêm ngưỡng tháp Eiffel khoác "áo tuyết" đến tham gia các môn thể thao mùa đông...

Hội nghị Paris về Lebanon gây quỹ được 1 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo

(CLO) Một hội nghị quốc tế tại Paris đã quyên góp được 1 tỷ USD tiền cam kết viện trợ nhân đạo và hỗ trợ an ninh để giúp đỡ Lebanon, đất nước đang xảy ra cuộc chiến giữa Israel và các chiến binh Hezbollah. ...

Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ SIAL Paris 2024

Trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế Công nghiệp thực phẩm SIAL Paris 2024, diễn ra từ ngày 19-23/10, gần 100 doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến cho khách hàng quốc tế những nông sản đặc sắc của Việt Nam.

Kiều bào tại Pháp vui mừng chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

NDO - Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, chiều tối ngày 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp ở Trung tâm Văn hoá Việt Nam, thủ đô Paris. Tham dự cuộc gặp có hơn 100 đại diện...

Vietjet tham dự triển lãm công nghệ lớn nhất của cộng đồng Pháp ngữ tại Paris

Trong hai ngày 3 - 4/10, Vietjet đã tham dự triển lãm đổi mới...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Kiên Giang: Vận hành hệ thống camera AI giám sát an ninh trên đảo Phú Quốc

Hệ thống Camera AI này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu, cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung đông người như cảng hành khách Bãi Vòng, cảng An Thới, sân bay Quốc tế Phú Quốc, khu chợ đêm... Tỉnh Kiên Giang vừa đưa vào vận hành hệ thống 41 Camera AI giám sát an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố biển đảo...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà...

Thụy Sĩ phát triển dự án lắp đặt pin mặt trời có thể tháo dỡ ngay dưới đường sắt

Văn phòng Giao thông Vận tải Liên bang (FOT) Thụy Sĩ vừa cấp phép triển khai dự án hệ thống điện mặt trời di động đầu tiên của nước này trên một tuyến đường sắt. ...

Chỉ 10 ngày túi nilon sử dụng tại Việt Nam đủ dài nối tới mặt trăng

TPO - Phát minh ra nhựa đã mang đến cho con người nhiều lợi ích, tuy nhiên bên cạnh đó là các hệ lụy về ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ước tính chỉ hơn 1 tuần lượng rác thải nhựa dưới dạng túi nilon tại Việt Nam đủ dài để nối lên tới mặt trăng. Giảm phát thải nhựa là vấn đề cấp bách đòi hỏi mọi doanh nghiệp và người dân cần...

Trao đổi kinh nghiệm đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế tại chuỗi hội thảo chuyên đề

NDO - Nhằm thúc đẩy hợp tác về đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và Australia, Đại học Công nghệ Sydney tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề “Xây dựng tương lai: công nghệ, đổi mới sáng tạo và hợp tác” từ ngày 1-2/11 tại Hà Nội. Dự án được phát triển thông qua sự phối hợp giữa Đại học Công nghệ Sydney, Cục Phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo cùng Đại học...

Cùng chuyên mục

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những cuộc tấn công này, khi nhằm vào các bệnh viện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người. Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà...

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao,...

Kiên Giang: Vận hành hệ thống camera AI giám sát an ninh trên đảo Phú Quốc

Hệ thống Camera AI này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu, cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung đông người như cảng hành khách Bãi Vòng, cảng An Thới, sân bay Quốc tế Phú Quốc, khu chợ đêm... Tỉnh Kiên Giang vừa đưa vào vận hành hệ thống 41 Camera AI giám sát an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố biển đảo...

Khoa học, công nghệ tạo động lực phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ

Đây là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.Hội nghị là dịp để các đơn vị, địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trao đổi kinh nghiệm; tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022-2024, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy...

Mới nhất

Hơn 800 sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội giao lưu cùng Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam

“Hãy suy nghĩ về việc tạo ra giá trị trong công việc lẫn cuộc sống, và thực hiện điều đó bằng đam mê và sự cống hiến”...

Nối thành công cánh tay đứt rời cho bệnh nhân bị ròng rọc cuốn

Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Cần Thơ cho biết các bác sĩ (BS) nhiều chuyên khoa của BV vừa phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối thành công, bảo tồn cánh tay trái đứt rời...

Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế

Bộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tếBộ Y...

HƠN 1.000 NGƯỜI CHÚC MỪNG KHOẢNH KHẮC ĐẦU TIÊN ĐẶC BIỆT VỚI BIA SAIGON SPECIAL

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 – Bia Saigon Special - một thương hiệu nổi tiếng của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) - đã tổ chức sự kiện “Special Night - Cả  thế giới uống mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt của bạn” (The Whole World Cheers...

Công đoàn Tổng công ty Viglacera tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cán bộ công đoàn cơ sở 2024 – Tổng công...

Ngày 9/11, tại Khu nghỉ dưỡng Angsana Quan Lạn, Ban Thường vụ Công đoàn Tổng công ty Viglacera – CTCP đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn Tổng công ty theo Chương trình “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn”. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có...

Mới nhất