Trang chủPolitical ActivitiesSóng phát thanh - điểm tựa thông tin giữa vùng lũ dữ

Sóng phát thanh – điểm tựa thông tin giữa vùng lũ dữ


Những ngày cơn bão Yagi và hoàn lưu của nó tàn phá hệ thống điện và điện thoại, internet, gây gián đoạn liên lạc, người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai đối mặt với nguy cơ bị cô lập dẫn đến nhiều hiểm nguy. Khi đó, sóng phát thanh chính là điểm tựa quan trọng để kết nối thông tin, giúp bà con kịp thời phòng tránh hiểm họa và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Lời cảnh báo kịp thời trước bão dữ

Một ngày trước khi cơn bão số 3, còn gọi là siêu bão Yagi, ập vào đất liền, khắp bản làng xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, Lào Cai) liên tục vang vọng tiếng loa truyền đi chương trình phát thanh nhắc nhở mọi người về các biện pháp phòng chống bão an toàn, đồng thời cập nhật mọi diễn biến của cơn bão.

Thời điểm đó, dù đang luôn tay luôn chân với những công việc gấp phải làm để chống bão, ông Hoàng Văn Tủa, 58 tuổi, vẫn luôn luôn lắng tai nghe tiếng nói phát ra từ chiếc radio mà ông luôn mang theo bên mình để cập nhật thông tin về cơn bão số 3. Chiếc đài này được ông mua từ 10 năm trước, từ đó tới nay vẫn chạy rất tốt, chỉ việc thay pin chứ không cần sửa chữa gì.

img

Người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) gia cố lại loa phát thanh để thông tin đến người dân trong quá trình khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3. (Ảnh: Minh Đức)

“Bình thường, khi làm việc ngoài đồng, tôi đều mang theo chiếc đài này để nghe tin tức thời sự. Nhưng phải đến khi nếm trải những ngày khó khăn vừa qua, tôi mới thấy hết tầm quan trọng của nó và của sóng phát thanh. Trước khi cơn bão số 3 đổ bộ đất liền, Đài Tiếng nói Việt Nam liên tục cập nhật các bản tin về cơn bão, giúp người dân ở bất cứ đâu, đang làm gì cũng đều nắm bắt được diễn biến. Trong lúc vội vã, không phải lúc nào tôi cũng xem được ti vi và điện thoại, chỉ có đài phát thanh là tiện gọn nhất, đi đâu cũng có thể mang theo, đang làm việc vẫn theo dõi được.

Đến khi cơn bão đổ bộ và quật đổ tất cả hệ thống điện, mạng viễn thông, Internet thì bên cạnh chúng tôi vẫn luôn có đài phát thanh. Thời điểm đó, phát thanh là phương tiện duy nhất giúp chúng tôi nắm bắt được thông tin” , ông Tủa nói.

Giống như ông Tủa, anh Vạn Ngọc Thắng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai) cũng trông cậy vào phát thanh trong những ngày bão số 3 tấn công. Lúc đó nhiều nơi ở Cốc Lầu mất điện, người dân không thể xem tivi để theo dõi tin bão, sóng điện thoại cũng chập chờn không sử dụng được. Thế nhưng chỉ cần mở radio, anh Thắng và bà con có thể cập nhật tình hình mưa bão hàng giờ, đồng thời lắng nghe các khuyến cáo của lực lượng chức năng.

“Biết được ưu thế của đài phát thanh nên trước cơn bão, tôi đã mua thêm nhiều pin để có thể nghe radio thường xuyên. Cũng chính nhờ nghe tin tức từ radio mà tôi và gia đình có thể chủ động lên kế hoạch phòng chống bão. Thiệt hại do đó cũng bớt đi nhiều” , anh Thắng nói.

Ngoài radio, thông tin phát thanh còn đến với bà con qua hệ thống loa của thôn xóm. Vào những thời điểm căng thẳng, gấp gáp nhất, chính quyền các địa phương dồn dập mở loa phát thanh để nhắc nhở người dân về những việc nên và không nên làm trong bão lũ.

“Với tần suất khoảng 1 tiếng một bản tin, người dân chúng tôi có thể nghe rất nhiều tin tức dù đang ở bất cứ nơi đâu. Những bản tin được đài phát liên tục đã tạo tâm lý khẩn trương, giúp bà con chủ động, tích cực phòng chống bão hơn” , anh Thắng nói thêm.

img

Trong điều kiện bão lũ tàn phá hệ thống điện và điện thoại, internet, gây gián đoạn liên lạc, người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai chỉ có thể nghe tin tức qua đài radio. (Ảnh: Trần Lộc)

Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thông thị xã Sa Pa, Lào Cai, cho biết các bản tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo khẩn về mưa bão được phát sóng với tần suất dày đặc trong suốt những ngày qua. Ngoài FM, thông tin còn được phát qua hệ thống 206 cụm loa truyền thanh cơ sở dùng công nghệ IP, mang lại hiệu quả rất đáng kể.

“Trạm truyền thanh xã hoạt động đủ, đúng quy định thì chỉ 3 tiếng một ngày thôi nhưng mấy ngày qua lại phát ráo riết, liên tục, truyền tải đủ mọi công điện và tin dự báo thời tiết, 30 phút phát một lần. Điều này giúp người dân đề cao cảnh giác, chính vì vậy mà công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm được thực hiện tốt nhất” , bà Hường nói.

Bình tâm giữa mưa lũ nhờ tiếng radio

Nhiều bà con tâm sự, chưa bao giờ họ cảm nhận rõ ràng, đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của thông tin phát thanh như trong thời điểm xảy ra lũ lụt, sạt lở sau cơn bão số 3, nhất là khi toàn bộ hệ thống điện lưới, Internet, thông tin điện thoại bị cắt hoàn toàn.

Ông Triệu Văn Thuận, 68 tuổi, sống ở thôn 3, Trấn Ninh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái kể, trong trận lũ lụt kinh hoàng vừa qua, nhà ông và hơn 30 gia đình trong thôn bị nhấn chìm trong biển nước, hoàn toàn mất điện, mất Internet.

“Thông tin liên lạc bị cắt đứt hoàn toàn nên chúng tôi rất bị động và lo lắng. Không có thông tin thì làm sao có thể cố gắng tìm cách cầm cự được! Rất may là các bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam liên tục được phát ra qua hệ thống loa phường xã, giúp chúng tôi nắm bắt diễn biến của nước lũ, từ đó có phương án bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình.

Trong thời điểm tưởng như vô vọng giữa hiểm họa thiên tai lịch sử, có thể nói đài phát thanh đã giúp chúng tôi bình tâm hơn” , ông Thuận nói.

img

Những chiếc radio cũ nhưng luôn phát huy tối đa vai trò thông tin, được người dân tin dùng trong điều kiện bão lũ. (Ảnh: Trần Lộc)

Theo ông Giàng A Tông, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái, khi mà các kênh thông tin khác đều bị đứt đoạn, riêng thông tin trên sóng phát thanh vẫn đến được với người dân, vang vọng giữa mưa lũ.

Hầu hết người dân đều quan tâm theo dõi radio. Họ hồi hộp với từng thông tin phát ra từ đài và vỡ òa trước những tín hiệu vui, như tin đập thủy điện Thác Bà không bị phá hay mực nước đã rút… Radio giúp người dân giữ vững niềm tin giữa những ngày mưa lũ, yên tâm rằng chính quyền và Nhân dân cả nước luôn ở bên, sẵn sàng hỗ trợ.

Ông Giàng A Tông nhận xét: “ Vai trò tuyên truyền của phát thanh thường ngày đã tốt rồi nhưng trong đợt thiên tai này lại càng tốt hơn. Bà con không hề bị gián đoạn thông tin vì đài phát sóng dày đặc các bản tin, bất chấp tình hình mưa lũ, sạt lở, từ đó người dân kịp thời di tản, phòng tránh và hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Phải ở trong hoàn cảnh Internet, điện, điện thoại bị mất hoàn toàn mới thấm thía cánh sóng phát thanh quan trọng thế nào. Tình hình rất khẩn trương, các kênh thông tin liên lạc khác bị đứt trong khi cán bộ không thể ngay lập tức đi đến mọi ngõ ngách để tuyên truyền, vận động người dân di dời. Giữa những cơn mưa xối vả và mênh mông nước lũ, tiếng loa phát thanh vang lên làm ấm lòng người dân, cho họ một điểm tựa khiến họ tin tưởng mình sẽ không bị bỏ rơi ”.

Cũng theo ông Tông, hệ thống phát thanh còn có vai trò đặc biệt trong việc kêu gọi cứu hộ cũng như giúp người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau bão lũ.

img

Cán bộ Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Trạm Tấu (Yên Bái) lắp đặt hệ thống loa truyền thanh đến các thôn bản.

Ông Nguyễn Quốc Nghi, Bí thư Đảng ủy xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà, Lào Cai) nói: “ Dù hiện nay có rất nhiều phương tiện để tuyên truyền, truyền tải thông tin nhưng đài phát thanh vẫn luôn có vai trò vô cùng quan trọng và hiệu quả”.

Theo ông, xã Cốc Lầu hiện có 10 cụm loa truyền thanh đặt tại các khu vực đông dân cư đang hoạt động: “Ngày 6-7/9, những ngày trước bão, chúng tôi đều có các bản tin phát thanh cho bà con nhân dân, nhờ đó hoạt động phòng chống lũ bão rất hiệu quả. Tuy nhiên, do địa bàn vùng núi, các thôn làng cách nhau xa, hiểm trở nên ở nhiều nơi, loa phát thanh vẫn chưa tới được. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển các cụm loa phát thanh đến tận các ngõ ngách, bản làng để người dân được tiếp cận thông tin tốt nhất”.

Bão lũ qua đi, thay cho các bản tin phòng chống thiên tai, sóng phát thanh giúp bà con ở mọi vùng xa xôi sớm trở lại nhịp sống bình thường bằng việc phát đi những lời kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ hay những thông tin, hướng dẫn khắc phục hậu quả bão lũ…

“Phát thanh là người bạn tốt, không thể thay thế mà người dân vùng cao chúng tôi vô cùng tin tưởng” , ông Nghi khẳng định./.



Nguồn: https://mic.gov.vn/song-phat-thanh-diem-tua-thong-tin-giua-vung-lu-du-197240919094432313.htm

Cùng chủ đề

Ngành du lịch Quảng Ninh dần phục hồi sau bão Yagi

VOV.VN - Ngay sau bão số 3, ngành du lịch Quảng Ninh đã nhanh chóng bắt tay vào khắc phục hậu quả và phục vụ du khách trở lại, sau ít ngày đã đón hàng nghìn khách du lịch tới vịnh Hạ Long.   vov.vn Nguồn:https://vov.vn/du-lich/anh-cua-ban/nganh-du-lich-quang-ninh-dan-phuc-hoi-sau-bao-yagi-post1122029.vov

VĐV Việt Nam đấu giá HCV ASIAD ủng hộ đồng bảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

(VTC News) - Vận động viên Lưu Thị Thanh quyết định đấu giá tấm huy chương vàng ASIAD 2006 để ủng hộ đồng bảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Chiều 18/9, cựu vận động viên Lưu Thị Thanh xác nhận trên trang cá nhân cô đã tổ chức đấu giá thành công tấm huy chương vàng mình đạt được tại ASIAD 2006. Cựu ngôi sao cầu mây này mong muốn dùng số tiền thu về để ủng hộ cho đồng...

Bão Yagi thiệt hại gần 2 tỉ USD, Chính phủ ban hành gói hỗ trợ khẩn cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 143/NQ-CP ngày 17.9 khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Bão số 3 (bão Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, với nhiều đặc điểm chưa từng có tiền lệ. Bão...

41.000 cây xanh dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng gãy đổ do bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi (bão số 3) đã làm 41.000 cây xanh dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bị gãy đổ. Đơn vị vận hành tuyến cao tốc này chuẩn bị thuê tư vấn, trình Cục Đường bộ để có phương án khắc phục. Bão Yagi (bão số 3 năm 2024) đổ bộ vào đất liền Hải Phòng - Quảng Ninh chiều 7/9, sau đó đi sâu vào các tỉnh phía Bắc, trong đó có Hà...

Agribank giảm tới 2% lãi suất cho vay với khách hàng thiệt hại do bão số 3

Bão số 3 và mưa lụt sau bão đã gây thiệt hại rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hỗ trợ các tỉnh, thành phố, người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Việt Nam và Triều Tiên triển khai các nội dung hợp tác quốc phòng

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Triều Tiên, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang thăm Triều Tiên. Sáng 18/9, tại Thủ đô Bình Nhưỡng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã hội đàm với Trung tướng Kim Min Seop, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên.Quang cảnh...

Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024

(MPI) - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024, trong đó, lạm phát phải kiểm soát dưới 4,5% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng 7%, tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

(MPI) – Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. ...

Xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và quần chúng

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với một số cơ quan giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Quang cảnh buổi làm việc.Tại hội nghị, các...

Tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi

(MPI) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng,...

Cùng chuyên mục

Tọa đàm

(MPI) - Chiều ngày 18/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chủ trì Tọa đàm báo chí về việc tham mưu xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tham dự Tọa đàm có đại diện một số đơn vị liên quan...

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam

(MPI) - Ngày 18/9/2024, tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore Tan See Leng đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore. Hội nghị Bộ...

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Như Thương vụ đã thông tin trong kỳ trước, với thủ đoạn giả mạo doanh nghiệp, đối  tượng lừa đảo lừa doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền để mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu và lừa doanh nghiệp Pakistan xuất khẩu nguyên liệu chất lượng thấp sang Việt Nam dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm đoạt tiền và doanh nghiệp Pakistan không thể tiêu thụ được lô hàng kém chất lượng tại Việt Nam và...

Công điện về chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Ludong (Philippin) vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông. Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20km/giờ về hướng quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới; bão có thể ảnh hưởng trực...

Mới nhất

Petrovietnam hỗ trợ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn công tác do đồng chí Phạm Quang Dũng, Ủy viên BTV, Chánh Văn phòng Đảng ủy, Chủ tịch Hội CCB Tập đoàn làm trưởng đoàn; tham gia đoàn có đồng chí Nguyễn Việt Nga - Phó trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn, đồng chí Lương Thị Hồng Nhung - Trưởng Ban Tuyên...

Bão số 4: Thừa Thiên – Huế sơ tán dân miền núi cao và dưới chân núi

Các hộ dân ở huyện miền núi Nam Đông và sống dưới chân núi Phú Gia, Phước Tượng, những vùng có nguy cơ sạt lở đất tại Thừa Thiên - Huế, được sơ tán, di dời đến nơi an toàn, trước khi bão số 4 đổ bộ.   Sáng nay 19.9, tại H.Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), chính quyền địa...

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Bộ Xây dựng thông tin, nhiều tỉnh phía Bắc đã và đang chịu ảnh hưởng lớn...

Ứng phó với cơn bão số 4: Người dân không được chủ quan

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN-PTNT lưu ý, bão số 4 có sức gió giảm nhẹ hơn bão số 3 nhưng người dân không được chủ quan, tránh những thiệt hại đáng tiếc   Theo Trung tâm dự báo...

Mới nhất