Trang chủNewsNhân quyềnQuyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam

Thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh.

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Nguồn: VGP)

Sáng 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người. Hội nghị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng đồng chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Lãnh đạo các đoàn thể chính trị, xã hội; Lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Hội nghị góp phần hưởng ứng giai đoạn thứ 5 của chương trình giáo dục quyền con người do Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 19/8/2024 và kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc tế về quyền con người (10/12/1948-10/12/2024).

Góp phần nâng cao nhận thức và phát huy quyền con người

Khai mạc Hội nghị, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh “Một trong những điểm cốt lõi của kỷ nguyên mới, như trao đổi của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chính là hướng tới mục tiêu “mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.”

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trong kỷ nguyên mới này, quyền con người, quyền công dân được Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quan tâm và ngày càng được bảo đảm tốt hơn, như khát khao tột bậc khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước. Thời gian qua, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, giáo dục quyền con người nói riêng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong thời kỳ Đổi mới.”

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo tổng kết và thảo luận đánh giá về kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án; đồng thời đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục quyền con người trong tình hình mới.

Hội nghị đánh giá sau 7 năm thực hiện Đề án, cả nước đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên; biên soạn và đưa vào sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu tham khảo về quyền con người phục vụ giảng dạy; tổ chức giáo dục quyền con người cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Việc triển khai Đề án đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người; trang bị kiến thức, kỹ năng về quyền con người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác thực tiễn của các ban, bộ, ngành, địa phương tham gia vào các hoạt động của Đề án, đặc biệt là cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và người học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân và một số lĩnh vực khác; người học và công chúng được nâng cao nhận thức và phát huy quyền con người; góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc về quyền con người ở Việt Nam; thành tựu về giáo dục quyền con người đã lan tỏa tới nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao ở trong và ngoài nước.

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thẳng thắn cho rằng, việc thực hiện Đề án chưa được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra; quá trình tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của Đề án còn lúng túng, chưa thực hiện đúng kế hoạch; việc triển khai Đề án ở địa phương còn vướng mắc do thiếu tài liệu hướng dẫn; kinh phí dành cho Đề án còn hạn chế…

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Phát biểu kết luận Hội nghị, ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, gửi đi thông điệp về bảo vệ quyền con người và giáo dục về quyền con người của Việt Nam với thế giới, khẳng định đường lối chính sách, tổ chức thực hiện, hướng tới người dân về quyền con người của Việt Nam.

Nêu một số vấn đề về quyền con người và giáo dục quyền con người trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vấn đề quyền con người và giáo dục quyền con người là một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Trong các Cương lĩnh, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều coi trọng việc bảo đảm quyền con người.

Trong đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Trong bài viết Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “không để một số điều luật trở thành điểm nghẽn cản trở thực hiện quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế-xã hội.”

Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, nghị quyết, kết luận về quyền con người, trong đó có “Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong thệ thống giáo dục quốc dân.”

Thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2024 tăng 8 bậc so với kỳ trước, từ 115 lên vị trí 107/193 quốc gia; theo xếp hạng của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc năm 2024 của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143; Chỉ số phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam năm 2024 tăng 1 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/166; Việt Nam hiện là thành viên và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Lấy ví dụ trong việc chăm lo cho người dân trong đại dịch Covid-19, trong khắc phục Bão số 3 (Yagi), xóa nhà tạm, dột nát hay xóa đói, giảm nghèo… Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ Đảng, Nhà nước ta không có mục tiêu nào khác cao hơn là mang lại độc lập tự do cho dân tộc và cuộc sống hạnh phúc, ấm no của người dân, để mọi người dân có quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc như trong bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng công bố với quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945.

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Giáo dục quyền con người phải thiết thực, hiệu quả, không hình thức

Biểu dương các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã có nhiều nỗ lực, triển khai đồng bộ, toàn diện và cơ bản bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả Đề án giáo dục quyền con người, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, toàn diện, bao trùm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và do nhân dân làm chủ; là chương trình chính thức, đặt trong tổng thể nền giáo dục Việt Nam lấy “học sinh là trung tâm, thầy cô giáo là động lực, nhà trường là nền tảng”, trong xã hội học tập, thực hiện học tập suốt đời.

Nhấn mạnh, giáo dục quyền con người có ý nghĩa và là nội dung đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thời gian tới Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền con người; thể chế hóa đầy đủ và thực hiện hiệu quả các nội dung về quyền con người đã được Hiến pháp năm 2013 quy định; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững trên tinh thần lấy người dân là trung tâm, là chủ thể; tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc tuyên truyền, giám sát và thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong toàn xã hội.

Cùng với đó, tham gia có trách nhiệm, thúc đẩy đối thoại, hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm chung về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo.

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, nhất là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách thực chất, thiết thực, hiệu quả, chống chủ nghĩa thành tích, qua loa, chiếu lệ, hình thức, Thủ tướng Chính phủ lưu ý việc bảo vệ nhân quyền và giáo dục quyền con người ở Việt Nam phải được thể hiện trong các nội hàm: con người được sống vui, sống khỏe, sống an toàn, sống xanh; mọi người được tự do, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, phát huy tối đa lợi ích của bản thân và đóng góp cho cộng đồng, xã hội; người Việt Nam có cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc, năm sau cao hơn năm trước, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, để thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu phát triển vĩ đại là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu, Thủ tướng đề nghị phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, giá trị quyền con người và tăng cường giáo dục về quyền con người; mong muốn và tin tưởng, các cơ quan tham gia Đề án tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung thời gian, trí tuệ, nguồn lực với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và sớm hoàn thành tốt tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu Đề án đã đề ra.

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp, góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.





Nguồn: https://baoquocte.vn/quyen-con-nguoi-la-noi-dung-cot-loi-quan-diem-xuyen-suot-trong-duong-loi-chinh-sach-cua-viet-nam-296984.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiệu quả từ sử dụng đèn năng lượng mặt trời tại nông thôn Việt Nam

Baoquocte.vn. Lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) tại nông thôn giúp tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.

Du lịch bền vững – xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Du lịch bền vững đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và tương lai. Ở Việt Nam, loại hình này có những tiềm năng rất nổi bật để thúc đẩy phát triển.

Một mảnh ghép còn thiếu cho năng lượng xanh ở Việt Nam

Baoquocte.vn. Năng lượng xanh được coi là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng.

Thâm hụt thương mại kỹ thuật số 2024 cao kỷ lục, dự đoán tăng mạnh đến năm 2030

Theo chuyên gia của Ngân hàng Mizuho, Nhật Bản có thâm hụt kỹ thuật số lớn nhất trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Lợi ích sức khỏe của việc ngâm chân trong nước ấm đúng cách

Thêm muối khoáng Epsom, nhỏ vài giọt tinh dầu hay sử dụng nước 40 độ C sẽ khiến việc ngâm chân trở nên thư giãn và hiệu quả hơn.

Bài đọc nhiều

Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội người khuyết tật TP Hà Nội đã tổ chức buổi Chia sẻ kết quả dự án “Thu thập thông tin, dữ liệu về hộ người khuyết tật (NKT) và cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thiên tai có tính tiếp cận với NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Thu thập được 594 điểm dữ liệu Phát biểu tại chương trình, bà Đỗ...

Mục sư Bob Roberts: Mỗi lần thăm các nhà thờ ở Việt Nam, tôi luôn có trải nghiệm tích cực

Với hơn 20 năm gắn bó với Việt Nam, mục sư Bob Roberts nhận thấy sự phát triển tích cực trong đời sống tôn giáo tại Việt Nam. Ông mong muốn xây dựng cầu nối giữa cộng đồng Cơ đốc giáo Việt Nam với cộng đồng toàn cầu. Nhân chuyến thăm Việt Nam, ông Bob Roberts - Chủ tịch Viện Liên kết Toàn cầu (IGE/Hoa Kỳ), trưởng đoàn các mục sư Tin lành Quốc tế,...

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội.   Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

GEF tạo thu nhập bền vững cho người dân miền Tây Nghệ An

Sau hơn 4 năm triển khai, với hàng loạt hoạt động và các mô hình sinh kế nhằm khuyến khích cộng đồng khai thác tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững, dự án BR do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ không chỉ đảm bảo sinh kế cho người dân miền Tây Nghệ An mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Với hơn 6,6...

Cùng chuyên mục

8 xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng khó khăn

8 xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được công nhận thoát khỏi tình trạng khó khăn năm 2024 thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bến Tre và Kiên Giang. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1535/QĐ-TTg, ngày 9/12 về việc công nhận 8 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bến Tre, Kiên Giang...

Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội người khuyết tật TP Hà Nội đã tổ chức buổi Chia sẻ kết quả dự án “Thu thập thông tin, dữ liệu về hộ người khuyết tật (NKT) và cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thiên tai có tính tiếp cận với NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Thu thập được 594 điểm dữ liệu Phát biểu tại chương trình, bà Đỗ...

Việt Nam khẳng định cam kết với quyền con người

Ngày 10/12 hàng năm, thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày Nhân quyền Thế giới, đánh dấu sự ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) – một văn kiện mang tính lịch sử, khẳng định các...

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Có thể khẳng định rằng những kết quả, thành tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã đạt được là minh chứng sinh động cho thấy quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, là vì quyền con người.

Mới nhất

Agribank tổ chức Hội nghị công bố quyết định giao phụ trách Đảng bộ đối với đồng chí Phạm Toàn Vượng

Sáng ngày 11/12/2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Đảng ủy Khối DNTW giao phụ trách Đảng bộ Agribank đối với đồng chí Phạm Toàn Vượng - Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc. Tham dự Hội nghị có đồng chí...

Gạo nếp, nước mắm, mắm tép OCOP… tạo sinh kế cho nông dân Thanh Hoá

(Dân sinh) - Chương trình OCOP của tỉnh Thanh Hóa với 23 sản phẩm được xuất khẩu triển khai hiệu quả đã từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được thế mạnh...

Đến Mộc Châu “lạc mình” vào mùa hoa khoe sắc, quả chín hồng

(CLO) Những tháng cuối năm, hàng nghìn lượt du khách đổ về đất cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Những cánh đồng hoa cải rộng bạt ngàn trắng tinh, vàng...

Mỹ dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 9 triệu tấn

Trong báo cáo vừa công bố, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2024 sẽ đạt con số cao kỷ lục là 9 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu năm 2025 sẽ sụt giảm đáng kể.   Theo USDA, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2024 sẽ đạt con...

Thời đại đã khác, giao tiếp qua tin nhắn, đâu phải cứ hoạt ngôn là hiệu quả?

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà công nghệ đang định hình lại cuộc sống, còn thay đổi cách con người kết nối. Vậy việc giao tiếp ra sao mới xem là hiệu quả? ...

Mới nhất