Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPGS người Việt là giảng viên xuất sắc ĐH Ngoại ngữ Tứ...

PGS người Việt là giảng viên xuất sắc ĐH Ngoại ngữ Tứ Xuyên


PGS.TS Nguyễn Xuân Diện được trao danh hiệu giảng viên nước ngoài xuất sắc của Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, trường duy nhất ở vùng phía tây Trung Quốc đào tạo tiếng Việt.

14 năm qua, thầy Nguyễn Xuân Diện gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Việt ở Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên (SISU), thành phố Trùng Khánh. Thầy là giảng viên người Việt đầu tiên, cũng là một trong những người xây dựng khoa tiếng Việt của trường.

“Cơ duyên đưa tôi đến với tiếng Trung, với đất nước Trung Quốc. Sau này, cũng là cơ duyên giúp tôi trở thành giảng viên dạy tiếng Việt”, thầy giáo 46 tuổi, nói.

PGS Diện hiện dạy môn Khẩu ngữ, Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng Việt thương mại và Văn học Việt Nam.





PGS.TS Nguyễn Xuân Diện, giảng viên khoa tiếng Việt, trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện, giảng viên khoa tiếng Việt, Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm 1992, tốt nghiệp THCS ở Lai Châu, cậu học trò Diện xuống Hà Nội, học tiếng Trung tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ, rồi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau đó, thầy Diện du học thạc sĩ ở Vũ Hán, Trung Quốc, năm 2002.

Năm 2009, SISU mở chuyên ngành tiếng Việt. Yêu thích nghề dạy học, thầy ứng tuyển và được nhận. Thầy Diện chọn Trùng Khánh còn một phần vì bạn gái cùng lớp, hiện là vợ, là người gốc ở đây.

Khoa tiếng Việt khi đó có ba giảng viên, trong đó hai người Trung Quốc. Vì mới thành lập, khoa thiếu đủ thứ, từ giáo viên, giáo trình, tài liệu lẫn kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt.

“Tất cả phải tự mày mò, làm từ đầu”, thầy nhớ lại. Khóa đầu tiên có 25 sinh viên nhưng phần lớn được điều chuyển sang từ các chuyên ngành khác. Sinh viên đến lớp với tâm trạng bị ép buộc, chán nản.

“Điều đó khiến tôi suy nghĩ. Làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê, truyền cảm hứng và lan tỏa được tiếng Việt, văn hóa Việt?”, thầy Diện chia sẻ.





Thầy Diện (thứ tư từ phải sang) cùng sinh viên khoa tiếng Việt trong lễ hội văn hóa quốc tế của trường năm 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thầy Diện (thứ tư từ phải sang) cùng sinh viên khoa tiếng Việt trong lễ hội văn hóa quốc tế của trường năm 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo thầy Diện, khó khăn lớn nhất của sinh viên khi học tiếng Việt là thiếu môi trường thực hành. Ngày đó, những tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Vân Nam, Quảng Tây bùng nổ mở chuyên ngành tiếng Việt, giao lưu khá thuận lợi. Còn vùng ở sâu lục địa như Trùng Khánh, các hoạt động giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa và giáo dục với Việt Nam còn hạn chế, người Việt ở đây cũng chưa nhiều.

Vì ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Trung khá giống nhau, hai nền văn hóa cũng có nhiều điểm tương đồng, thầy Diện nhìn nhận chỉ cần sinh viên dám nói và nói nhiều là có thể nâng cao được trình độ tiếng Việt. Để sinh viên tích cực và chủ động tương tác, thầy luôn tạo ra bầu không khí thoải mái, cố gắng sử dụng tiếng Việt nhiều nhất có thể. Thầy Diện còn đến các đại học ở Trùng Khánh, dò tìm du học sinh Việt Nam, kết nối với học trò của mình.

“Cách đó rất hiệu quả”, thầy Diện cho hay.

Ngoài ra, thầy cho sinh viên tiếp xúc với tiếng Việt qua phim ảnh, ca nhạc, các chương trình truyền hình, trò chơi dân gian, gần gũi hơn cả là qua ẩm thực. Không biết nấu ăn nhưng vì muốn thu hút học trò, thầy học làm nem, nấu phở, bún chả. Món nào chưa biết cách làm, thầy gọi điện cho bạn bè, người thân ở Việt Nam nhờ hướng dẫn. Sinh viên thường tập trung ở nhà thầy nấu các món ăn truyền thống của Việt Nam rồi cùng ăn, trò chuyện.

Cô Tạ Lợi Châu, sinh viên khóa tiếng Việt đầu tiên, hiện là đồng nghiệp ở SISU với thầy Diện. Cô Châu kể thời đó mạng xã hội chưa phát triển nên sinh viên chỉ học trong giáo trình do thầy cô biên soạn.

“Thầy Diện hướng dẫn học như thế nào, chúng tôi học như vậy. Hết giờ, chúng tôi ở lại ôn bài, hỏi thầy cách phát âm tiếng Việt”, giảng viên 31 tuổi, nhớ lại.

Học thầy Diện từ những năm đầu tiên, La Kinh, sinh viên năm thứ tư, hiện có thể trò chuyện lưu loát bằng tiếng Việt. Nam sinh cho hay thầy Diện giỏi tiếng Trung và luôn tận tình hướng dẫn sinh viên làm sao phát âm tiếng Việt chính xác nhất. La Kinh ngưỡng mộ thầy Diện và cũng mong ước trở thành giảng viên tiếng Việt trong tương lai.

“Thầy Diện rất gần gũi với sinh viên. Mỗi khi có vấn đề gì, chúng em đều mạnh dạn hỏi thầy”, nam sinh nói.

Còn Quách Yến, nghiên cứu sinh năm thứ nhất, học thầy Diện môn Dịch thuật và Ngôn ngữ học. Yến ấn tượng ở phương pháp dạy dễ hiểu và hấp dẫn của thầy.

“Chúng em đều thích học với thầy. Sinh viên chưa hiểu chỗ nào, thầy đều kiên nhẫn giảng lại”, Yến cho biết.

Sinh viên Trung Quốc nói tiếng Việt lưu loát

La Kinh, sinh viên khoa tiếng Việt, Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên chia sẻ về cách dạy của thầy Diện. Video: Nhân vật cung cấp

Khoa tiếng Việt của Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên đến nay có hơn 10 khóa sinh viên đại học tốt nghiệp. Từ năm 2014, khoa có thêm hệ thạc sĩ. Số sinh viên cả đại học và sau đại học ở khoa hiện hơn 100 người. Ngoài bốn kỹ năng tiếng cơ bản ban đầu, khoa đã mở thêm nhiều môn như tiếng Việt thương mại, Văn học Việt Nam, Dịch nói, Dịch viết.

Thấy sinh viên Trung Quốc ngày càng yêu thích và quan tâm đến tiếng Việt, thầy Diện hạnh phúc vì công sức được đền đáp xứng đáng. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Trung Quốc hôm 10/9, thầy Diện được tặng danh hiệu giáo viên nước ngoài xuất sắc của trường.

“Tôi luôn coi việc truyền cảm hứng cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, biết đến đất nước và văn hóa Việt Nam là sự nghiệp của mình. Tôi mong trở thành cầu nối, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển”, thầy Diện nói. Hai người con của thầy cũng được bố dạy và nói tiếng Việt hàng ngày để luôn nhớ về nguồn cội.

Bình Minh




Source link

Cùng chủ đề

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Học sinh Việt cuống cuồng ôn thi vào đại học Trung Quốc

Nhàn, Hà và Hương lùng sục tìm đề thi thử, chật vật với môn Toán, Lý bằng tiếng Trung, khi các đại học nước này bất ngờ yêu cầu thi tuyển, thay vì chỉ xét học bạ. Cách đây vài ngày, Hoàng Thanh Nhàn, lớp 12 trường THPT Đồng Hỷ, Thái Nguyên, nhận tin Đại học Giao thông Tây Nam yêu cầu phải thi đầu vào, với môn Toán và tiếng Trung thương mại. Nữ sinh trước đó nộp...

Nên du học Trung Quốc hay châu Âu?

Em thích Trung Quốc nên muốn tới đây du học, nhưng bố mẹ khuyên em chọn châu Âu vì cho rằng khu vực này tốt hơn. Em đang là học sinh lớp 12. Từ năm ngoái, em có ý định du học Trung Quốc, ngành Giáo dục Hán ngữ quốc tế. Em đã học tiếng Trung được gần một năm, chuẩn bị thi chứng chỉ HSK.Tuy nhiên, em hơi phân vân vì nhiều bạn cùng lớp chọn đi các...

Con đường đưa đại học Trung Quốc vươn tầm thế giới

Các đại học Trung Quốc thăng tiến vượt bậc trên bảng xếp hạng thế giới, hai trường áp sát top 10, vượt qua nhiều tên tuổi của Mỹ và Anh, được cho là do đầu tư hào phóng của chính phủ. Năm 2012, bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education (THE) chỉ có 10 đại học Trung Quốc xuất hiện. Nhưng từ năm 2020 trở lại đây, hơn 80 trường của quốc gia này đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào hoạt động khi thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Mới nhất

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy...

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9%...

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Mới nhất