Trang chủDi sảnNhững nghệ sĩ Chăm tại Mỹ Sơn

Những nghệ sĩ Chăm tại Mỹ Sơn

Gắn bó từ những ngày đầu mới thành lập, những nghệ sĩ người Chăm đã mang đến sự khác biệt, độc đáo cho Đội Văn nghệ dân gian Chăm Mỹ Sơn, góp phần làm nên thương hiệu về sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng.
Thập Arija Dạng trình diễn kèn saranai và hát dân ca Chăm. Ảnh: V.L
Thập Arija Dạng trình diễn kèn saranai và hát dân ca Chăm. Ảnh: V.L

Tiếng kèn saranai giữa thung lũng thần linh

Những du khách nước ngoài nín thở theo tiếng kèn saranai của Thập Arija Dạng để rồi vỡ òa với tràng vỗ tay đầy ngưỡng mộ. Họ thích thú không chỉ ở giai điệu trong veo cao vút của tiếng kèn saranai mà còn ngạc nhiên bởi làn hơi dài đặc biệt của chàng trai trẻ người Chăm.

Quê tỉnh Ninh Thuận, từ nhỏ Thập Arija Dạng đã theo cha –một nghệ sĩ địa phương đi biểu diễn khắp vùng. Âm nhạc dân tộc Chăm dường như ngấm sâu vào máu. Năm 2015, Thập Arija Dạng ra Duy Xuyên tham gia đội văn nghệ dân gian Chăm Mỹ Sơn.

Ban đầu, Dạng chủ yếu biểu diễn các tiết mục chung cùng đội như múa hát, đánh trống ghi năng… Hơn một năm nay anh đảm nhận thêm màn độc tấu kèn saranai sau khi người phụ trách tiết mục này chuyển công tác. Để có thể đứng trên sân khấu trình diễn 5 phút, Thập Arija Dạng phải tập luyện vất vả hàng năm trời.

Hai tay dang rộng, đôi chân nhún nhảy trong tiếng trống rộn ra, tiếng kèn saranai réo rắt cao vút… Thập Arija Dạng như hóa thân vào rêu phong đền tháp Mỹ Sơn giữa thung lũng thần linh huyền bí.

Các vũ điệu dân gian Chăm đã làm nên thương hiệu cho du lịch Mỹ Sơn.
Các vũ điệu dân gian Chăm đã làm nên thương hiệu cho du lịch Mỹ Sơn.

Cùng với trống paranưng và trống ghi năng, kèn saranai là nhạc cụ không thể thiếu của người Chăm trong các nghi lễ truyền thống quan trọng. Để có thể sử dụng thành thục kèn saranai, quá trình luyện tập thường kéo dài từ 2-3 năm, thậm chí 5 năm.

Trong đó, khó nhất chính là cách lấy hơi, giữ hơi (vì điệu kèn saranai kéo dài không dứt, hết 1 tiết mục mới dừng lại), tiếp đến là cách luyến và bắt nhịp bài hát. Ngoài ra, phong cách biểu diễn trên sân khấu (thần thái, nhảy múa) cũng quyết định đến sự thành công của màn độc diễn.

Theo Thập Arija Dạng, để thổi được kèn saranai, ngoài năng khiếu, đam mê, người học phải rất kiên trì. Bù lại, quá trình biểu diễn luôn đón nhận được sự cổ vũ, ngưỡng mộ của khán giả.

“Những lúc đó mình có thể hào hứng thổi 5 hoặc 6 phút, bởi cảm giác sung sướng vì tiết mục biểu diễn được khán giả đón nhận. Càng hạnh phúc hơn khi mình đã góp phần quảng bá, giới thiệu nét văn hóa của dân tộc Chăm đến với du khách” – Thập Arija Dạng chia sẻ.

Ở tuổi gần 29, Thập Arija Dạng đã có gần 1/3 thời gian gắn bó với Mỹ Sơn, bởi đây không chỉ là nơi anh được thỏa mãn đam mê âm nhạc mà còn giúp chàng trai trẻ hiện thực khát vọng quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa, âm nhạc truyền thống dân gian Chăm.

Đến nay, bên cạnh sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ dân tộc Chăm như trống paranưng, trống ghi năng, kèn saranai, lục lạc, chiêng, mõ, dàn kanhi… Thập Arija Dạng cũng là một biên đạo múa có nghề khi dàn dựng thành công một số chương trình, tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn trong và ngoài huyện.

Gắn bó với Mỹ Sơn

Thành lập năm 2002, Đội văn nghệ dân gian Chăm đã trở thành sản phẩm du lịch thương hiệu của Mỹ Sơn. Với khoảng 10 tiết mục hát múa được dàn dựng, mỗi ngày Đội Văn nghệ trình diễn 4 suất, chủ yếu tập trung vào các tiết mục như Vũ điệu Apsara, Điệu múa thần Shiva, độc tấu kèn saranai…

Đây được xem là những tiết mục ấn tượng hấp dẫn người xem và du khách. Đóng góp vào thành công này không thể thiếu các nghệ sĩ Chăm đến từ Ninh Thuận. Lúc cao điểm Đội Văn nghệ có 7 thành viên là người Chăm trình diễn.

Trong số những diễn viên Chăm gắn bó Mỹ Sơn, Thập Hữu Lưu là người lâu nhất, đến nay đã gần 20 năm. Duy Xuyên, Quảng Nam giờ đã trở thành quê hương thứ hai của nghệ sĩ này.

Không chỉ chơi thành thạo các nhạc cụ truyền thống Chăm anh còn là ca sĩ thể hiện thành công những bài hát mang giai điệu dân tộc mình trong những chương trình biểu diễn tại các sự kiện văn hóa địa phương.

Dường như lòng tự hào văn hóa dân tộc khiến anh hát hay hơn những bài hát của dân tộc mình. Hiện tại, vợ con anh từ Ninh Thuận cũng đã ra làm việc tại Mỹ Sơn. Gia đình nhỏ của Thập Hữu Lưu đã yên lòng gắn bó với miền đất mới.

Cùng với những tiết mục trình diễn phục vụ du khách hàng ngày, một số sản phẩm như Đêm Mỹ Sơn huyền thoại, Trống hội làng Chăm… đều có sự góp mặt của các nghệ sĩ người Chăm, mang đến sự hấp dẫn, tạo lập thương hiệu du lịch Mỹ Sơn vững chắc.

Và, trong hành trình làm nên thương hiệu đó những cái tên như Thập Arija Dạng, Thập Hữu Lưu và trước đó là Trượng Tốn, Thiên Thành Vũ… như mạch nguồn tiếp nối dòng chảy văn hóa Chăm tại Mỹ Sơn, đồng thời giúp các tiết mục văn nghệ trở nên “thật” hơn, ấn tượng hơn.

Có lẽ vậy, hơn 20 năm qua, tiếng kèn saranai, tiếng trống paranưng, trống ghi năng vẫn mãi ngân vang mỗi sáng chiều cùng hòa nhịp vào những điệu múa tiên nữ Apsara níu chân du khách. Để rồi, mỗi khi âm nhạc cất lên cũng là lúc không gian như dừng lại trong ánh mắt đổ dồn, trố nhìn, nghẹt thở theo tiếng kèn saranai tưởng chừng kéo dài bất tận.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/nhung-nghe-si-cham-tai-my-son-3026607.html

Cùng chủ đề

Dự kiến 18h tối nay Nguyễn Xuân Son sẽ được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, cầu thủ Nguyễn Xuân Son sẽ được chuyển thẳng từ sân bay Nội Bài về bệnh viện khoảng 14h30 chiều nay, và được phẫu thuật điều trị chấn thương lúc 18h tối cùng ngày. Đội trưởng tuyển Việt Nam Nguyễn Duy Mạnh nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất giải thay cho số 12 Nguyễn Xuân Son, sau khi Xuân Son phải rời sân do chấn thương trong hiệp 1 - Ảnh: NGUYỄN...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

‘Hồi sinh’ nhiều nhóm tháp cổ ở Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo 3 nhóm tháp H, K, A ở khu đền tháp Mỹ Sơn do Chính phủ Ấn Độ tài trợ chính thức hoàn thành và được bàn giao sau 6 năm thực hiện. Dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H ở Mỹ Sơn được khởi công từ năm 2017 theo Bản ghi nhớ ngày 28.10.2014 giữa Chính phủ VN và Chính phủ Ấn Độ về việc “Bảo tồn, tôn tạo...

Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chỉ kém tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải...

Đội tuyển Việt Nam lập hàng loạt kỷ lục sau khi vô địch AFF Cup 2024

(Dân trí) - Sau khi đánh bại Thái Lan để giành chức vô địch AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã lập hàng loạt kỷ lục. Trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan đã diễn ra vô cùng nghẹt thở. Sau 90 phút thi đấu, đoàn quân HLV Kim Sang Sik đã giành chiến thắng với tỷ số 3-2. Như vậy, đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch với tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Di sản văn khắc Chăm tại Quảng Nam

Trước đây hay nói “văn bia” hay “bi ký”, nay các nhà nghiên cứu dùng chữ “văn khắc”, chỉ chung các văn bản khắc trên đá, gỗ, kim loại, đất nung. Di sản văn khắc Chăm là nguồn tư liệu quan trọng để biết về lịch sử cổ đại vùng đất Quảng Nam nói riêng và về đất nước Champa một thời nói chung.  Phần lớn văn khắc Chăm còn lại đến ngày nay là trên các tấm bia đá...

Trùng tu tháp Chăm Mỹ Sơn góp phần mở rộng không gian du lịch cho di sản

Sau 6 năm triển khai, dự án bảo tồn, trùng tu 3 nhóm tháp A, H, K Mỹ Sơn (Duy Xuyên) đã kết thúc, mở ra cơ hội mới trong chặng đường hồi sinh các công trình kiến trúc nơi đây.   Diện mạo mới Triển khai năm 2017, dự án bảo tồn khu đền tháp Mỹ Sơn do Chính phủ Ấn Độ tài trợ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại 2 nhóm tháp K, H quá trình...

Đã tìm ra con đường người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn

Sau một tháng triển khai, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, Duy Xuyên) đã phát lộ nhiều thông tin quý giá, càng khẳng định lòng đất Mỹ Sơn vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Ngày 1/3/2024, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K do Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ...

“Con đường thần linh” dẫn vào khu đền tháp Mỹ Sơn là phát hiện chưa từng được biết đến trong lịch sử

 Việc phát hiện con đường thiêng vào khu đền tháp Mỹ Sơn của người Chăm xưa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng chưa từng biết đến tại Mỹ Sơn sau hơn 100 năm nghiên cứu khu di tích này. Ngày 8/4/2024, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía Đông tháp K khu di...

Nông Sơn công nhận thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

(QNO) - Sáng 20/9, UBND huyện Nông Sơn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt này có 4 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng gồm: vòng tay mỹ nghệ (Công ty TNHH Trầm hương Hùng Dũng), trầm kiến cảnh mỹ nghệ Trung Phước (Công ty TNHH Trầm hương và bất động sản Minh Đạt), tranh gỗ 3D Quế Lâm (hộ kinh doanh Lê Văn Quý), trà vỏ bưởi Bà The -...

Bài đọc nhiều

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Những kỹ thuật để xây thành đá cổ hơn 600 năm tuổi ở Thanh Hóa

Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, thành được xây cách đây hơn 600 năm. Đến nay, kiến trúc của công trình kỳ vĩ này vẫn đang được các nhà khoa học từng bước nghiên cứu. Nguồn: https://laodong.vn/photo/nhung-ky-thuat-de-xay-thanh-da-co-hon-600-nam-tuoi-o-thanh-hoa-888954.ldo

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết, 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Cùng chuyên mục

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

‘Hồi sinh’ nhiều nhóm tháp cổ ở Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo 3 nhóm tháp H, K, A ở khu đền tháp Mỹ Sơn do Chính phủ Ấn Độ tài trợ chính thức hoàn thành và được bàn giao sau 6 năm thực hiện. Dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H ở Mỹ Sơn được khởi công từ năm 2017 theo Bản ghi nhớ ngày 28.10.2014 giữa Chính phủ VN và Chính phủ Ấn Độ về việc “Bảo tồn, tôn tạo...

Người duy nhất xứ Quảng giữ bí quyết sản xuất gạch Chăm

"Ông Quá Chăm" là biệt danh mọi người đặt cho ông Nguyễn Quá vì đã tìm ra bí quyết làm gạch Chăm, góp phần trùng tu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). Sinh ra ở vùng đất gốm sứ La Tháp, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, ông Nguyễn Quá (67 tuổi) đã theo nghề gốm, điêu khắc từ khi học hết lớp 9.  Sau 1975, ông Quá được đi đào tạo kỹ thuật tạo mẫu gốm tại Quảng...

Quảng Nam đẩy mạnh trùng tu, tu bổ các tháp Chăm phục vụ phát triển du lịch

Trải qua thời gian, nhiều di tích tháp Chăm tại tỉnh Quảng Nam đã xuống cấp, có di tích bị hư hỏng nghiêm trọng, gần như thành phế tích. Trước thực tế đó, tỉnh Quảng Nam đã quan tâm dành nguồn lực để đầu tư trùng tu, tu bổ các tháp Chăm bị xuống cấp, qua đó thực hiện mục tiêu “kép” nhằm vừa bảo tồn vừa phục vụ phát triển du lịch văn hóa bền vững tại địa...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

Mới nhất

Ấn Độ phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus HMPV

Trường hợp đầu tiên nhiễm virus HMPV ở Ấn Độ là một em bé 8 tháng tuổi tại bệnh viện Baptist ở thành phố Bengaluru, bang miền Nam Karnataka. ...

Người duy nhất xứ Quảng giữ bí quyết sản xuất gạch Chăm

"Ông Quá Chăm" là biệt danh mọi người đặt cho ông Nguyễn Quá vì đã tìm ra bí quyết làm gạch Chăm, góp phần trùng tu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). Sinh ra ở vùng đất gốm sứ La Tháp, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, ông Nguyễn Quá (67 tuổi) đã theo nghề gốm, điêu khắc...

Bộ GDĐT tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 6/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc,...

Quảng Nam đẩy mạnh trùng tu, tu bổ các tháp Chăm phục vụ phát triển du lịch

Trải qua thời gian, nhiều di tích tháp Chăm tại tỉnh Quảng Nam đã xuống cấp, có di tích bị hư hỏng nghiêm trọng, gần như thành phế tích. Trước thực tế đó, tỉnh Quảng Nam đã quan tâm dành nguồn lực để đầu tư trùng tu, tu bổ các tháp Chăm bị xuống cấp, qua đó thực hiện...

Xuân Son, Quang Hải, Hoàng Đức cùng 3 cầu thủ khác được nhận Huân chương Lao động hạng ba

Có công lớn trong hành trình giành HCV AFF Cup 2024, Xuân Son và 5 cầu thủ khác của đội tuyển Việt Nam được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba. Xuân Son - cầu thủ Việt Nam đặc biệt Danh sách nhận phần thưởng cao quý từ Chủ tịch nước - Huân chương Lao động hạng ba có: Nguyễn Xuân...

Mới nhất