Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người nghèo.Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719).Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương gặp mặt đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024).Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Sinh ra và lớn lên tại vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, ngay từ nhỏ, A Trời (sinh năm 1997), thôn Kon Stiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được nuôi dưỡng bởi âm hưởng của những bài dân ca, tiếng cồng chiêng của người Xơ Đăng – nhánh Tơ Đ’rá. Bằng niềm đam mê đặc biệt, A Trời đã nỗ lực luyện tập để thổi hồn vào từng vũ điệu truyền thống dân tộc.Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ phối hợp với Đội QLTT số 7 và Phòng An ninh kinh tế, Công an huyện Thanh Thủy vừa phát hiện, thu giữ gần 6.000 đôi giày giả mạo các nhãn hiệu NIKE, Adidas.Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quanng) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hấp dẫn Hội Xuân Điện Biên Đông. Chong đèn, tỉa nụ, chăm hoa Tết. Về miền non nước Quân Chu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 18/12, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang do Đại tá Lê Hoàng Việt – Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lựu (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên).Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc, những năm qua, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Đà Bắc nói riêng luôn chú trọng đầu tư cho công tác vận động, tuyên truyền.Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng).Mặc dù, những năm qua, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về nguy hại của việc tự chế pháo, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến pháo nổ. Tuy nhiên, dịp cận Tết Nguyên đán tình trạng học sinh tự chế pháo lại gia tăng. Chưa đầy 1 tuần, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 vụ việc với hàng chục học sinh có hành vi tự chế pháo và đã có một số học sinh bị thương phải đi cấp cứu.Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân” gồm 4 mẫu, vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng tổ chức phát hành theo nghi thức đặc biệt.
Đến thăm hộ gia đình anh Chu Thống Tài, Tổ 4, thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ), sự phấn khích dường như vẫn còn rạng ngời trên khuôn mặt của anh Tài, bởi như một giấc mơ chỉ sau 16 ngày khởi công, xây dựng anh Tài đã có một ngôi nhà kiên cố cấp 4, mái lợp tôn xanh, diện tích 72m2, đảm bảo 03 cứng (cứng móng, cứng tường, cứng mái).
Hoàn cảnh anh Chu Thống Tài hết sức đặc biệt, thuộc diện hộ đơn thân, bản thân anh Tài bị hạn chế về nhận thức, không được nhanh nhẹn, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Ngôi nhà anh Chu Thống Tài có kinh phí thực hiện là trên 100 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là 60 triệu đồng; nguồn xã hội hóa từ cán bộ, công chức, viên chức địa phương ủng hộ trên 10 triệu đồng; còn lại gia đình, người thân giúp đỡ đối ứng hơn 30 triệu đồng.
Anh Chu Thống Ngọc, anh trai anh của Tài xúc động chia sẻ: Gia đình tôi rất mừng, thay mặt em Tài, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện; các lực lượng ở thị trấn cùng bà con lối trong Tổ đã hỗ trợ kinh phí, ngày công để xây dựng làm nhà ở cho em trai tôi.
Thời gian 16 ngày khởi công, xây dựng và hoàn thành nhà ở, tình nghĩa không quản khó khăn, vất vả, rét buốt của mọi người hỗ trợ cả ngày, lẫn đêm để ngôi nhà được hoàn thiện và đưa vào sử dụng chúng tôi không bao giờ quên.
Còn tại xã biên giới Nghĩa Thuận (Quản Bạ) xác định xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công với cách mạng, người yếu thế về kinh tế, sức khỏe là thể hiện trách nhiệm, tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng, xã hội; tạo động lực cho các hộ an cư, lập nghiệp, sớm thoát nghèo.
Theo đó, Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát địa phương đã huy động sự tham gia đóng góp ngày công của các lực lượng và Nhân dân trên địa bàn xã với tinh thần “ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”.
Bà Vũ Thị Quyên, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Thuận cho hay: Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Thủ tướng Chính phủ phát động; xã Nghĩa Thuận có 02 hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ. Đây đều là các hộ neo người, khó khăn về nhân lực, vật lực trong triển khai thực hiện; Ban chỉ đạo xã đã phối hợp Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận, Bộ đội Biên phòng tỉnh huy động cán bộ, chiến sỹ của Đồn cùng công chức, việc chức, lực lượng và Nhân dân tại địa phương được gần 200 lượt người tham gia hỗ trợ các hộ tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu, làm móng nhà và quyên góp ủng hộ được 17 triệu 750 đồng kinh phí tiền mặt cho 02 hộ gia đình trên.
Đến nay, toàn tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng được 902 nhà/2.541 nhà trong danh sách rà soát (trong đó xây mới 874 nhà, sửa chữa 28 nhà); hiện đã có 11 ngôi nhà đã hoàn thành. Quá trình triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã huy động được gần 9.000 ngày công; trong đó LLVT tham gia hỗ trợ được trên 5.300 ngày công, các lực lượng khác tham gia được trên 3.500 ngày công. Điều đó đã thể hiện sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Hà Giang và các huyện, thành phố trong tỉnh trong thực hiện chương trình này.
Tuy vậy, trong triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thực tiễn như: Các hộ gia đình nghèo cần xóa nhà tạm, nhà dột nát đều có kinh tế rất khó khăn; nhiều hộ không có khả năng đối ứng thêm kinh phí để xây dựng làm nhà; địa hình hiểm trở ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật liệu, giá thành vật liệu tăng cao với mặt bằng chung…
Bí thư Huyện ủy Quản Bạ (Hà Giang) Phan Anh Hùng cho biết: Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là trách nhiệm của cán bộ làm cho dân, đây là nguồn lực, động lực giúp người dân có thêm điều kiện trong phát triển kinh tế, thoát nghèo và an cư về nhà ở; vì vậy tính quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại huyện Quản Bạ được thực hiện ở mức cao nhất. Đến nay, 100% các ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động tại huyện đã khởi công xây dựng.
Để thực hiện tốt chương trình này, Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ xác định rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình; quán triệt đầy đủ văn bản liên quan của các cấp, tập trung rà soát đúng đối tượng khó khăn thực sự về nhà ở; đánh giá khả năng thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát của từng gia đình.
Huyện cũng đã huy động tối đa các lực lượng tham gia hỗ trợ ngày công trong xóa nhà tạm, nhà dột nát; phát huy tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết của dân tộc chung tay thực hiện. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ huyện cũng đã tổ chức lễ phát động quyên góp góp ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm lan tỏa trong mỗi cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn huyện. “Mục tiêu của huyện Quản Bạ phấn đấu hoàn thành 50 ngôi nhà trước Tết Nguyên đán để Nhân dân có nhà mới vui Xuân, đón Tết”; ông Phan Anh Hùng thông tin thêm.
Vượt qua những khó khăn khắc nghiệt về thời tiết, địa hình là những trái tim giàu lòng nhân ái; cùng sự chia sẻ của các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang và Nhân dân trong và ngoài tỉnh Hà Giang đã và đang chung tay “đặt từng viên gạch” để xây lên những mái ấm kiên cố, sạch đẹp đồng bào nghèo khó khăn về nhà ở nơi cực Bắc của Tổ quốc. Và từ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này, nhiều hộ gia đình nghèo ở Hà Giang sẽ có ngôi nhà mới để ở, đây sẽ là động lực để các hộ “an cư- lập nghiệp”, sớm thoát nghèo.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nhung-mai-am-nghia-tinh-tren-cao-nguyen-ha-giang-1734513461329.htm