Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhững động vật nhiễm phóng xạ do thảm họa hạt nhân

Những động vật nhiễm phóng xạ do thảm họa hạt nhân


Các nghiên cứu cứu ghi nhận phóng xạ từ thử nghiệm và tai nạn hạt nhân tích tụ trong cơ thể nhiều loài động vật.

Rùa biển ở đảo san hô vòng Enewetak

Phần lớn ô nhiễm phóng xạ trên thế giới đến từ các thử nghiệm do những cường quốc tiến hành trong cuộc chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân vào thế kỷ 20. Mỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân từ năm 1948 đến năm 1958 trên đảo Enewetak.

Năm 1977, Mỹ bắt đầu dọn dẹp chất thải phóng xạ ở, phần lớn bị chôn vùi trong hố bê tông ở một hòn đảo lân cận. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu dấu vết hạt nhân ở rùa biển suy đoán quá trình dọn dẹp khuấy động lớp trầm tích ô nhiễm lắng xuống phá nước tại đảo san hô vòng. Lớp trầm tích này sau đó bị rùa biển nuốt phải trong lúc bơi, hoặc ảnh hưởng tới tảo và rong biển chiếm phần lớn chế độ ăn của rùa.

Con rùa trong nghiên cứu được tìm thấy chỉ một năm sau khi quá trình dọn dẹp bắt đầu. Dấu vết phóng xạ trong trầm tích hằn lên mai rùa thành nhiều lớp, theo Cyler Conrad, chuyên gia ở Phòng thí nghiệm quốc gia tây bắc Thái Bình Dương, trưởng nhóm nghiên cứu. Conrad ví những con rùa với như “vòng sinh trưởng biết bơi”, sử dụng mai của chúng để đo bức xạ tương tự vòng gỗ ở thân cây ghi lại độ tuổi.

Lợn hoang ở Bavaria, Đức

Thử nghiệm vũ khí cũng lan rộng ô nhiễm bằng cách giải phóng bụi phóng xạ và tro vào tầng thượng quyển, nơi nó tuần hoàn khắp hành tinh và tích tụ trong môi trường ở xa. Ví dụ, trong những khu rừng ở Bavaria, một số con lợn hoang đôi khi có lượng phóng xạ cực cao. Trước đây, giới khoa học cho rằng bụi phóng xạ tạo ra từ thảm họa nóng chảy năm 1986 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu gần đây, Steinhauser và cộng sự nhận thấy 68% phóng xạ ở lợn hoang tại Bavaria đến từ thử nghiệm hạt nhân toàn cầu, diễn ra từ Siberia tới Thái Bình Dương. Dựa vào tìm kiếm “dấu vết hạt nhân” của các đồng vị cesium khác nhau, một số có tính phóng xạ, nhóm của Steinhauser loại trừ Chernobyl là nguồn lây nhiễm. Lợn hoang nhiễm phóng xạ khi ăn nấm cục, loại nấm hấp thụ phóng xạ từ bụi hạt nhân tích tụ ở đất đai gần đó.

Steinhauser nghiên cứu mẫu vật lợn hoang, thường lấy từ lưỡi của chúng, và phát hiện 15.000 becquerel phóng xạ trên mỗi kilogram thịt. Con số này vượt xa mức an toàn cho châu Âu quy định là 600 becquerel/kg.

Tuần lộc ở Na Uy

Thảm họa Chernobyl khiến bụi phóng xạ bay khắp châu lục, để lại dấu vết còn tồn tại tới tận ngày nay. Phần lớn bụi phóng xạ bị thổi dạt theo hướng tây bắc tới Na Uy và rơi xuống theo nước mưa. Do đường bay của bụi phụ thuộc thời tiết không thể dự đoán chính xác.

Theo Runhild Gjelsvik, nhà khoa học ở Cơ quan phóng xạ và an toàn hạt nhân Na Uy, bụi phóng xạ bị hấp thụ bởi nấm và địa y, loài dễ bị ảnh hưởng hơn cả do thiếu hệ rễ và hút dưỡng chất từ không khí. Sau đó, chúng trở thành thức ăn cho những đàn tuần lộc. Ngay sau tai nạn Chernobyl, thịt từ một số con tuần lộc có lượng bức xạ lên tới hơn 100.000 becquerel/kg.

Ngày nay, phần lớn địa y nhiễm phóng xạ đã bị động vật ăn hết, có nghĩa lượng phóng xạ ở phần lớn tuần lộc tại Na Uy ở dưới tiêu chuẩn an toàn của châu Âu. Nhưng trong vài năm, khi nấm dại phát triển với số lượng nhiều hơn thông thường, mẫu vật thịt tuần lộc có thể tăng vọt lên 2.000 becquerel. “Chất phóng xạ có nguồn gốc từ Chernobyl vẫn đang được truyền từ đất vào nấm, thực vật, động vật và con người”, Gjelsvik nói.

Khỉ ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, vấn đề tương tự cũng đeo bám những con khỉ mặt đỏ. Sau sự cố nóng chảy ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào năm 2011, nồng độ cesium ở những con khỉ sống gần đó tăng lên cao nhất là 13.500 becquerels/kg, theo nhóm nghiên cứu đứng đầu Shin-ichi Hayama, giáo sư ở Đại học Khoa học đời sống và Thú y Nippon.

Nghiên cứu của Hayama chủ yếu tập trung vào mẫu mô từ chân sau của khỉ. Kết quả chỉ ra chúng nhiều khả năng hấp thụ phóng xạ do ăn chồi và vỏ cây ở địa phương, cùng với các thức ăn khác nhau nấm và măng. Nồng độ cesium cao khiến các nhà nghiên cứu suy đoán khỉ sinh sau tai nạn có thể bị chậm phát triển và đầu nhỏ.

Những nhà khoa học nghiên cứu động vật nhiễm phóng xạ nhấn mạnh lượng phóng xạ trong cơ thể chúng ít có khả năng đe dọa con người. Một số loài như khỉ ở Fukushima không phải nguồn thức ăn, do đó không phải nguy cơ. Các loài khác như rùa biển chứa lượng phóng xạ thấp đến mức không gây nguy hiểm. Loài khác như lợn hoang ở Bavaria và tuần lộc ở Na Uy được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo thịt kém an toàn không đến tay người tiêu dùng.

An Khang (Theo National Geographic)




Source link

Cùng chủ đề

Khi sắp xếp, tinh gọn thì chế độ, chính sách phải cao hơn hiện hành

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn phải có tính nhất quán, kế thừa các chính sách đã có từ trước đến nay và cao hơn chính sách hiện hành. ...

Phát hiện gấu ngựa quý hiếm nặng 150kg

(Dân trí) - Cá thể gấu ngựa được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) thông qua bẫy ảnh kỹ thuật số. Ngày 26/11, ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), cho biết thông qua hoạt động bẫy ảnh trong lâm phần quản lý, đơn vị đã phát hiện cá thể gấu ngựa nặng khoảng 150kg.Theo ông Hoan, sau khi ghi...

Cả gia đình bị nhiễm nấm da lây từ mèo

Sau hai tuần nhận nuôi một chú mèo hoang, gia đình tại Hà Nội xuất hiện nhiều tổn thương trên da và được bác sĩ chẩn đoán xác định mắc nấm da lây từ động vật sang người. Cả nhà lây nấm từ mèoMới...

Hai bảo vật quốc gia ở Bình Dương, mộ táng lạ, tượng con động vật lạ hơn, chả biết là loài thú gì

Trong 1.300 hiện vật gốc đang trưng bày ở Bảo tàng Bình Dương có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động vật Dốc Chùa được giới khoa học và du khách chú ý tìm hiểu. ...

Ăn quá nhiều thịt cá dễ sinh bệnh, tại sao?

Thịt, cá là nhóm dinh dưỡng quan trọng để phát triển cơ thể, nhưng ăn nhiều chất đạm không chỉ gây hại cho gan, tim, thận mà còn gây loãng xương, tăng cholesterol máu và sinh u. Vậy ăn thế nào cho đúng? Mất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Công ty OpenAI phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video

Những người đăng ký gói ChatGPT Pro và Plus của OpenAI sẽ được truy cập vào phiên bản mới, có thể tạo tối đa 50 video/tháng ở độ phân giải chuẩn, với các tùy chọn tạo nội dung ở khung hình khác nhau. Ngày 9/12, công ty công nghệ OpenAI đã phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video rất được mong đợi. “Cha đẻ” của ChatGPT đình...

Trí thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ về sự nghiệp trong lĩnh vực IT

Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản. Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản....

Lý giải tảng đá 4.000 năm cắt đôi thẳng tắp kỳ lạ

Arab SaudiAl Naslaa là một tảng đá cứng rắn đồ sộ trông như thể bị cắt đôi ở chính giữa bởi vũ khí laser. Đây là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên. Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. Ảnh: Wikimedia Trên thực tế, giới nghiên cứu cho rằng tảng đá Al Naslaa hình thành hoàn toàn do thiên nhiên, theo IFL Science. Tảng đá cao 6 m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên...

Nhân loại có thể mắc lầm lẫn tai hại về Sao Thổ

(NLĐO) - Các nhà khoa học có thể đã "lạc lối" suốt 2 thập kỷ kể từ ngày tàu vũ trụ Cassini của NASA tiếp cận Sao Thổ. ...

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Cùng chuyên mục

Hơn 1.400 giáo viên tham dự chương trình tập huấn AI

NDO - Đại học RMIT Việt Nam triển khai tập huấn miễn phí cho giáo viên trên cả nước trong khuôn khổ sáng kiến của trường nhằm hỗ trợ người làm công tác giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh trong các hoạt động dạy và học. Dự án và chương trình tập huấn "Ứng dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) trong dạy...

‘Công nghệ tiên tiến, bảo vệ Tổ quốc’

DNVN - Tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam - Vietnam Defence Expo 2024, Viettel đem đến các sản phẩm hiện đại với thông điệp “Protech to Protect” (Công nghệ tiên tiến - Bảo vệ Tổ quốc). ...

Google Maps giúp phá vụ án mạng tại Tây Ban Nha

Nhờ manh mối từ hình ảnh trên Google Maps, cảnh sát Tây Ban Nha đã phá vụ án người đàn ông Cuba mất tích ở nước này hơn 1 năm trước. Theo Đài BBC ngày 19-12, hình ảnh từ chế độ Google Street View...

Nhiều thách thức về an ninh mạng khi 5G phát triển tại Việt Nam

Mạng 5G không chỉ nâng cao tốc độ kết nối mà còn mở ra cơ hội phát triển các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), và tự động hóa trong công nghiệp. Các...

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà). ...

Mới nhất

Tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người tại cơ sở giáo dục mầm non

NDO - Giáo dục quyền con người là chìa khoá để góp phần nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác; trong đó có cán bộ...

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 quảng bá vẻ đẹp của Hà Nội

(Dân trí) - Trong MV "Hoàn Kiếm", Đinh Xuân Đạt hóa thân thành chàng trai trẻ từ phương xa đến, lang thang khắp phố phường, thu vào ống kính những hình ảnh đẹp, đầy tự hào của Hà Nội. Ngày 19/12, Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay, Hoàn Kiếm (sáng...

Chuyển 4 nạn nhân trong vụ cháy về Bệnh viện Bạch Mai điều trị

Theo thông tin từ Bệnh viện E, ngay cuối giờ sáng nay 19/12, Ban lãnh đạo Bệnh viện E cùng các chuyên gia trong lĩnh vực hồi sức chống độc đã hội chẩn và nhận thấy do tính chất phức...

Phẫu thuật thành công khối u 15kg cho bệnh nhân nữ

NDO - Các y, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang đã phẫu thuật thành công lấy khối u buồng trứng nặng 15kg, đường kính khoảng 50cm ra khỏi cơ thể một bệnh nhân nữ. Ngày 19/12, tin từ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang cho biết, ê-kíp y, bác sĩ của bệnh...

Lợi nhuận của VRG năm 2024 ước đạt 4.450 tỷ đồng

(ĐCSVN) - Từ những kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, năm 2025 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác đạt 27.494 tỷ đồng, cao hơn 4,5% so với năm 2024. Đó là thông tin được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đưa ra tại...

Mới nhất