Với vị trí địa lý thuận tiện khi chỉ cách Hà Nội gần 2 tiếng chạy xe, Nam Định xứng đáng là một điểm đến thú vị để du khách ‘phượt’ một chuyến trở về vùng đất văn hóa với nhiều di tích lịch sử, các làng nghề lâu đời và cả những điểm check-in ‘sống ảo’.
|
Một trong những điểm đến nổi tiếng, được nhiều du khách ghé thăm nhất tại Nam Định là Đền Trần. |
|
3 ngôi đền trong quần thể Đền Trần ở Nam Định gồm đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. |
|
Một nghi lễ tại Đền Trần. |
|
Cách Đền Trần không xa là chùa Phổ Minh – là nơi lưu giữ nhiều bảo vật. Chùa còn được gọi là chùa Tháp vì ở đây có tháp Phổ Minh 14 tầng, được xây dựng dưới thời nhà Trần. |
|
Ngọn tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nổi bật của chùa Cổ Lễ. Dưới chân tòa tháp là một tượng rùa khổng lồ giữa mặt hồ đang hướng đầu vào bên trong chùa. |
|
Kiến trúc lạ mắt của chùa Cổ Lễ. |
|
Nam Định còn nổi tiếng với nhiều nhà thờ nổi tiếng mang phong cách kiến trúc Gothic đẹp mắt, tiêu biểu là nhà thờ Hưng Nghĩa ở huyện Hải Hậu. |
|
Bên hông của nhà thờ Hưng Nghĩa, nơi được rất nhiều bạn trẻ đến “sống ảo”. |
|
Nhà thờ lớn Nam Định nằm ở ngay trung tâm thành phố Nam Định. So với nhiều nhà thờ khác ở đất Thành Nam, nhà thờ lớn có kiến trúc đơn giản hơn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp trang nghiêm, trầm mặc. |
|
Nhà thờ Phú Nhai là một trong bốn Vương cung Thánh đường của Việt Nam, tọa lạc tại xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. |
|
Nhà thờ Phú An (huyện Trực Ninh) được xây mới vào năm 2007 với diện mạo mới bề thế, uy nghi. |
|
Nhà thờ Xương Điền ở huyện Hải Hậu sở hữu lối kiến trúc châu Âu và phương Đông kết hợp. |
|
Điểm nổi bật trong kiến trúc của nhà thờ Kiên Lao (huyện Xuân Trường) là mái hình cầu rộng và tháp chuông cao nằm giữa các thôn làng, bên cạnh dòng sông trong xanh, tạo nên một điểm nhấn cổ kính thanh bình cho không gian nơi đây. |
|
Làng Dịch Diệp (huyện Trực Ninh), với cây cầu cổng làng được xây dựng từ năm 1864. |
|
Chùa làng Dịch Diệp có tên là “Cổ Liêu Linh Tự” xây dựng từ xa xưa, không rõ niên hiệu, chỉ biết chuông chùa được đúc vào năm Gia Long thứ 6 (tức năm 1818). |
|
Một khung cửi dệt ở làng Dịch Diệp. Từng là làng dệt nổi tiếng, hiện trong làng vẫn còn một số gia đình duy trì nghề này. |
Theo vov.vn