Trang chủChính trịChủ quyềnNhiều ý kiến về địa chất, khoáng sản và công cụ kinh...

Nhiều ý kiến về địa chất, khoáng sản và công cụ kinh tế


img_7083.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu tại cuộc họp Tổ biên tập dự án Luật Địa chất và Khoáng sản được tổ chức từ ngày 8-9/11 tại Hà Nội

Tổng hợp các ý kiến trong nhóm chuyên đề về địa chất, ông Trần Mỹ Dũng – Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam cho biết các ý kiến chủ yếu tập trung đề nghị bổ sung một số thuật ngữ về địa chất, tài nguyên vị thế; bổ sung tài nguyên năng lượng dòng chảy vào tài nguyên địa chất tái tạo; bổ sung làm rõ trách nhiệm bảo vệ tài nguyên địa chất (nội dung gì cần bảo vệ); bổ sung cụ thể trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác.

Các ý kiến cũng đề nghị bổ sung cho phép UBND các tỉnh tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoảng sản đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh; bổ sung cho phép các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực được thực hiện điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; bổ sung quyền được tham gia lập đề án, kiểm tra, giám sát thi công đề án cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

img_7172.jpg
Ông Trần Mỹ Dũng – Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam tổng hợp các ý kiến trong nhóm chuyên đề về địa chất

Đối với các ý kiến trong nhóm chuyên đề về khoáng sản, có nhiều nhóm nhỏ hơn. Trong đó, có các ý kiến đề nghị chỉnh sửa hoặc bổ sung quy định về phân loại khu vực khoáng sản; khu vực hoạt động khoáng sản; khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; sử dụng đất, khu vực biển, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản; sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước trong hoạt động khoáng sản; giấy phép khai thác khoáng sản…

Ông Nguyễn Trường Giang, Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, Trưởng nhóm chuyên đề về khoáng sản yêu cầu các nhóm nhỏ trao đổi, thảo luận sôi nổi để tìm ra những điểm cần thay đổi hoặc bổ sung trong dự thảo Luật, đồng thời đại diện các nhóm nhỏ tổng hợp tất cả các ý kiến góp ý thu được sau hai ngày làm việc để gửi Ban soạn thảo, Tổ biên tập sớm hoàn thiện dự thảo.

Tổng hợp các ý kiến trong nhóm chuyên đề về công cụ kinh tế, ông Trần Phương – Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, Trưởng nhóm cho biết, đối với các nguồn thu ngân sách (Điều 105 của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản), có một số ý kiến đề xuất gộp khoản 1 (Thuế theo quy định của pháp luật về thuế) và khoản 2 (Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) thành 1 khoản; một số tổ chức, cá nhân đề nghị bỏ khoản 3 (hoàn trả chi phí nhà nước đầu tư) và khoản 4 (tiền cấp quyền); một số địa phương đề nghị bổ sung khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nhóm đề xuất giải trình giữ nguyên khoản 3 và khoản 4 và không bổ sung khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với hoàn trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 106), có một số ý kiến đề nghị khi trữ lượng khai thác thực tế thấp hơn trữ lượng khai thác được phê duyệt, thì phải điều chỉnh việc hoàn trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đảm bảo phù hợp, công bằng. Về vấn đề này, nhóm đề nghị giữ nguyên theo quy định, nghĩa là tính theo trữ lượng phê duyệt, trong trường hợp khi khai thác hết trữ lượng đã được cấp phép, doanh nghiệp phải báo cáo và chuẩn bị điều chỉnh giấy phép theo hướng tăng trữ lượng để có cơ sở điều chỉnh tiền cấp quyền theo trữ lượng cấp phép điều chỉnh.

Bên cạnh đó, có một số tỉnh đề nghị bổ sung trường hợp hết hạn giấy phép khai thác nhưng chưa khai thác được và có lý do chính đáng được địa phương xác nhận thì sẽ được hoàn trả lại tiền cấp quyền. Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã có quy định đối với những trường hợp vì lý do bất khả kháng và không giải phóng được mặt bằng nên không khai thác được khoáng sản thì sẽ được hoàn trả tiền cấp quyền, còn đề xuất của một số địa phương như trên là đề xuất chung chung, dễ dẫn đến tình trạng áp dụng tùy tiện, vì thế nhóm cho rằng không nên quy định như vậy.

img_7225.jpg
Ông Trần Phương – Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam tổng hợp các ý kiến trong nhóm chuyên đề về công cụ kinh tế

Cũng có một vài ý kiến đề nghị không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp khai thác để cung cấp cho các dự án đầu tư công. Tuy vậy, nhóm cho rằng các dự án đầu tư công cũng cần tính đúng tính đủ tất cả các khoản chi phí để xác định giá thành, do vậy cần đảm bảo công bằng về nghĩa vụ tài chính.

Đối với trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 112), đây là nội dung có nhiều ý kiến góp ý nhất trong lĩnh vực tài chính về địa chất và khoáng sản. Trong đó, có 3 nguồn ý kiến gồm: Tính tiền theo trữ lượng huy động vào khai thác; tính tiền theo sản lượng khai thác thực tế và tính tiền theo trữ lượng được phép khai thác. Theo ông Trần Phương, nhóm đã trao đổi và thống nhất đề xuất “Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác” ghi trong giấy phép khai thác và sẽ tính tiền theo trữ lượng đó”.

Về quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 115), dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản quy định “Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện nộp 70% cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương, đối với giấy phép do Trung ương cấp; 100% cho ngân sách địa phương, đối với giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp”. Một số tỉnh đề nghị để lại toàn bộ cho ngân sách địa phương, nhóm đề nghị xem xét đề nghị này theo ý kiến của Bộ Tài chính – yêu cầu giải trình căn cứ pháp lý để phân bổ khoản thu giữa ngân sách Trung ương và địa phương đối với các giấy phép của Bộ.

Đối với ý kiến về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, một số địa phương đề nghị các khu vực trước khi đấu giá phải giải phóng mặt bằng, nhóm đề xuất không thay đổi theo hướng này, mà cần áp dụng theo quy định của Luật Đất đai, bởi nếu giải phóng mặt bằng trước thì sẽ gây áp lực cho ngân sách địa phương khi phải dành một khoản chi cho giải phóng mặt bằng…

Cũng có ý kiến cho rằng chỉ đấu giá các mỏ đã có kết quả thăm dò, nhóm thống nhất chỉ tiếp thu một phần ý kiến này theo hướng với những trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, chi phí của đề án thăm dò không quá lớn thì địa phương có thể chi ngân sách để đảm bảo tính chính xác của thông tin trữ lượng trước khi đấu giá, tạo tính khách quan, minh bạch. Tuy nhiên đối với những mỏ khoáng sản không phải là vật liệu xây dựng thông thường, đề án thăm dò có quy mô lớn, nếu sử dụng khoản chi ngân sách nhà nước để thăm dò sẽ tạo gánh nặng lớn, do vậy nhóm cho rằng vẫn cần thực hiện đấu giá ở các mỏ chưa thăm dò và đang thăm dò.

img_7086.jpg
Các thành viên của Tổ biên tập dự án Luật Địa chất và Khoáng sản và đại diện các đơn vị liên quan làm việc rất miệt mài trong hai ngày 8-9/11

Liên quan đến đấu giá tại khu vực có nhiều loại khoáng sản, Luật Đấu giá tài sản quy định đấu giá theo một loại khoáng sản, do vậy nhóm đề xuất bổ sung thêm một khoản để quy định trường hợp đối với một mỏ có hai loại khoáng sản trở lên thì sẽ chọn một loại khoáng sản đưa ra đấu giá, khoáng sản còn lại sẽ được xác định tiền cấp quyền theo kết quả trúng đấu giá của khoáng sản kia và những khoáng sản được phát hiện sau khi cấp phép thăm dò khai thác thì sẽ tính theo tiền cấp quyền đối với khu vực không đấu giá.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên, Phó Trưởng ban thường trực Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản ghi nhận và đánh giá cao quá trình làm việc miệt hài, hăng say của các thành viên Tổ biên tập và đại diện các cơ quan liên quan. Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp thu tất cả các ý kiến góp ý của các nhóm chuyên đề để nghiên cứu, tham khảo, sớm hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, trình Chính phủQuốc hội thông qua đúng kế hoạch.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thận trọng, kỹ lưỡng, chắc chắn

Tiếp tục Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng nay, 12.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý...

Đưa các tiêu chí phân loại di sản địa chất vào dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Đại Trung - Trưởng Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết: Trong năm 2023, Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất Toàn cầu Việt...

Bộ TN&MT tổ chức họp Tổ biên tập dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đồng chủ trì cuộc họp với Thứ trưởng Trần Quý Kiên có ông Nguyễn Trường Giang - Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam và ông Mai Thế Toản - Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam.Về dự cuộc họp có Lãnh đạo các đơn...

Đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Gỡ vướng trong việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sảnGóp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, ông Bùi Minh Hội - Phó Giám đốc Công ty TNHH khoáng sản Minh Tiến cho biết: Luật Khoáng sản hiện hành có nội...

Xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – người dân

Theo ông Cao Thanh Vũ, về quản lý cấp phép khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình, hoạt động cải tạo đất nông lâm nghiệp, thực tế đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ vừa thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

(TN&MT) - Chiều 17/12, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực Địa chất và Khoáng sản và lĩnh vực đất đai được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. ...

Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các Dân tộc Việt Nam thành công, để lại...

Bắc Giang sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá của cả nước

Chiều 17/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2025. ...

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 40-CT/TW: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tong-bi-thu-to-lam-bao-dam-an-ninh-trat-tu-phai-gop-phan-mo-rong-khong-gian-phat-trien-384616.html

Bài đọc nhiều

Khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến để thu hồi tối đa khoáng sản

Về giá tính thuế tài nguyên khoáng sản và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, quy định hiện hành của pháp luật về thuế tài nguyên cũng như phí bảo vệ môi trường chưa làm rõ và đưa ra mức giá cho...

Gia tăng giá trị nuôi trồng thủy sản trên biển

Cùng với khai thác hiệu quả hải sản tự nhiên trên biển, nghề nuôi biển cũng đang có bước đi khá vững chắc và phát triển mạnh của tỉnh Ninh Thuận. Người dân thu hoạch hàu được nuôi tại Đầm Nại, huyện Ninh Hải.  Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một tỉnh ven biển, nhiều hệ thống đầm, vịnh, ao, đìa ven bờ, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi biển với đa chủng loại hải sản...

Thêm một tàu chở dầu Philippines bị chìm ngoài khơi do bão

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ngày 28/7 thông báo thêm một tàu chở dầu bị chìm ngoài khơi thị trấn Mariveles thuộc tỉnh Bataan, phía Tây Manila.

Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo

Năm 2024, có 1.200 lượt phóng viên của 250 cơ quan báo, đài Trung ương, địa phương đến thâm nhập thực tế lấy tư liệu và đăng tải hơn 11.000 tin, bài tuyên truyền về bộ đội Hải quân, các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo…

Đảm bảo tính bền vững của Dự án VILG sau khi kết thúc

Từ ngày 10 - 28/4/2023, Đoàn công tác hỗ trợ thực hiện dự án lần thứ 13 và hỗ trợ kỹ thuật về Chính sách đất đai/Luật đất đai của Ngân hàng thế giới đã làm việc với với Cục Đăng ký dữ liệu thông tin đất đai, Ban Quản...

Cùng chuyên mục

Phát triển trung tâm kinh tế

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Biển Việt Nam rất đa dạng, phong phú về tài nguyên và có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng. ...

Lan tỏa tình yêu biển, đảo của Tổ quốc

(ĐCSVN) – Hướng đến chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhiều đơn vị Hải quân đã tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế. Thông qua những hoạt động ý nghĩa này đã giúp lan tỏa tình yêu biển, đảo Tổ quốc trong đông đảo giáo viên, học sinh trên địa bàn...

Những viên gạch mang hình đất nước

Những viên gạch đặc biệt in hình Quốc huy dùng để xây chùa, công trình ở Trường Sa ...

Phạt tù thuyền trưởng khai thác hải sản bất hợp pháp

Bị cáo Nguyễn Bé bị tòa tuyên phạt 6 năm tù về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép" ...

“Ngày Kỹ thuật” ở Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân

(ĐCSVN) – Nội dung thực hiện “Ngày Kỹ thuật” mẫu nhằm thống nhất trong toàn Vùng về thứ tự, nội dung, phương pháp triển khai thực hiện “Ngày kỹ thuật” khối các đơn vị binh chủng hợp thành; góp phần tạo chuyển biến về nền nếp, nâng cao chất lượng thực hiện “Ngày kỹ thuật” của đơn vị. ...

Mới nhất

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Ra mắt bộ sách Địa chí Kiên Giang

(CLO) Sách Địa chí Kiên Giang gồm 3 quyển với tổng 789 trang, ghi chép khá toàn diện, có hệ thống về địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá, kinh...

Bà Đồng Thị Ánh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định

DNVN - Đại hội Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định (BIDAWE) lần thứ 4 đã bầu ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch và các phó chủ tịch. Bà Đồng Thị Ánh...

Thua trước 0-2, Thái Lan vẫn thắng ngược Singapore

Trận đấu trên sân vận động Kallang, Singapore tối 17/12 xác định đội bóng đầu tiên của bảng A AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) giành quyền vào bán kết.Đội tuyển Singapore và Thái Lan cống hiến cho khán giả những pha bóng hấp dẫn ở tốc độ cao. Đội chủ nhà tạo ra sự phấn khích trên các...

Mới nhất