Trang chủNewsThời sựNhà giáo - Nhà báo Trần Bá Lạn: Ba Cuốn sách -...

Nhà giáo – Nhà báo Trần Bá Lạn: Ba Cuốn sách – Một cuộc đời


Trong cuộc đời làm báo của tôi có 5 năm tôi được đào tạo báo chí chính quy bậc đại học tại Khoa Báo chí – Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Người thầy để lại ấn tượng nhất trong tôi không chỉ trong những năm học báo chí mà cho đến tận bây giờ là nhà giáo – nhà báo Trần Bá Lạn. Thầy là người đầu tiên đặt nền móng xây dựng Khoa Báo chí, giữ cương vị Trưởng Khoa Báo chí nhiều năm và có công lớn, góp phần đào tạo hàng ngàn nhà báo Việt Nam, trong đó nhiều người thành danh và nổi tiếng…

nha giao  nha bao tran ba lan ba cuon sach  mot cuoc doi hinh 1

Ba cuốn sách của thầy Trần Bá Lạn

Năm nay thầy Trần Bá Lạn đã sang tuổi 94. Ấy vậy mà thầy vừa giới thiệu ra mắt cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” (NXB Văn học 2023) dày gần 250 trang tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Đây là cuốn sách thứ ba mang ý nghĩa tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp làm báo và làm thầy dạy nghề báo của thầy sau hai cuốn tự truyện của thầy trước đó là “Tâm tình từ con số 7” (NXB Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM 2017) và “Tiếng súng và bước ngoặt cuộc đời” (NXB Lao Động 2019).

Chúng tôi vô cùng kính phục sức làm việc của thầy! Bộ ba cuốn sách này đã dựng nên chân dung đầy đủ về thầy Trần Bá Lạn – một nhà báo cách mạng, một người thầy báo chí mô phạm, còn sức lực là còn cống hiến.

Thầy Trần Bá Lạn sinh năm Canh Ngọ 1930 và lớn lên trong một gia đình trí thức dòng dõi, gia giáo ở Hà Nội. Cha của thầy là cụ Trần Bá Giám, giỏi chữ Hán, biết chữ Tây, có tài hội họa, là họa sĩ Sở Địa dư Đông Pháp, tác giả 28 bức địa đồ trong cuốn sách “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” xuất bản năm 1925 và một số mẫu tem bưu chính từ những năm 1920 -1930.

Do cha mất sớm, tuổi thơ của thầy được mẹ và chị gái chăm sóc nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, loạn lạc nên vất vả trăm bề. Thầy phải đi làm sớm để nuôi thân như làm thợ thủ công, thợ duy tu cầu Long Biên… Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình rời Hà Nội tản cư lên Thái Nguyên, thầy vào làm việc tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, sau đó nhà máy được di chuyển lên ATK phục vụ kháng chiến. Từ đây, chàng thanh niên Hà Nội được gửi vào học trường Kỹ nghệ Liên khu IV và phải cuốc bộ nhiều ngày vào Thanh Chương (Nghệ An) nhập học. Cũng như cha mình, thầy Trần Bá Lạn có năng khiếu hội họa, vẽ giỏi có tiếng ở trường. Từ trường Kỹ nghệ Liên khu IV, thầy tham gia một cuộc tập huấn và tháng 11/1953, được phân công về Báo Tiền Phong ở chiến khu Việt Bắc và từ đây, thầy rẽ vào bước ngoặt cuộc đời chuyển sang làm báo. Một thời gian sau, nhà báo Trần Bá Lạn được Trung ương Đoàn cử đi học Đại học Báo chí 4 năm tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đoàn có 13 người, từ nhiều cơ quan báo chí khác nhau, trong đó có những người sau này trở thành những nhà báo nổi tiếng như Phạm Khắc Lãm -Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Phạm Phú Bằng – cây viết phóng sự, bút ký nổi tiếng của Báo Quân đội Nhân dân; Trần Hữu Năng, sau này làm Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo Trung ương… Bốn năm học tập nghề báo tại Trung Quốc, lưu học sinh Trần Bá Lạn đạt thành tích xuất sắc cả về lý thuyết và thực hành viết báo. Trong đó, bài “Mùa Xuân ở đây cũng ấm áp” của thầy được đăng nổi bật trên Báo Thanh Niên Trung Quốc, số ra ngày 10/4/1957, với lời nhận xét của Tổng biên tập báo này: “Văn cảnh sâu đậm tinh thần chủ nghĩa quốc tế, đáng để chúng ta học tập”.

nha giao  nha bao tran ba lan ba cuon sach  mot cuoc doi hinh 2

Thầy Trần Bá Lạn giới thiệu và tặng sách mới cho các học viên

Sau khi tốt nghiệp về nước, thầy Trần Bá Lạn rời Báo Tiền Phong, nhận nhiệm vụ mới tại Báo Lao Động một thời gian rồi được điều động về Vụ Báo chí, Ban Tuyên huấn Trung ương – dưới quyền của nhà văn, nhà báo nổi tiếng Lưu Quý Kỳ, theo dõi mảng tuyên truyền về công nhân, công nghiệp trên báo, đài phát thanh.

Ngày 16/1/1962, một bước ngoặt nữa lại đến với thầy Trần Bá Lạn. Đó là sau một thời gian giảng dạy báo chí cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn tại Trường Đại học Nhân Dân rồi Trường Tuyên giáo Trung ương, thầy Trần Bá Lạn được giao nhiệm vụ thành lập Khoa Báo chí và sau đó được bổ nhiệm làm Trưởng Khoa cho đến ngày nghỉ hưu – năm 1991.

Có thể nói, những dấu mốc trong cuộc đời của tác giả – nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc cũng như sự trưởng thành của “cái nôi đào tạo báo chí cách mạng Việt Nam” – Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bởi không ai khác, thầy Trần Bá Lạn chính là người đầu tiên đặt nền móng xây dựng Khoa Báo chí; người có công lớn, góp phần đào tạo hàng ngàn nhà báo Việt Nam, trong đó nhiều người sau này trở thành những nhà báo tên tuổi, những giảng viên báo chí có trình độ và tâm huyết, những nhà quản lý báo chí tài giỏi.

Qua ba cuốn tự truyện, độc giả và nhất là những thế hệ sinh viên từng học tập, rèn luyện, trưởng thành từ Khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thêm hiểu về thuở ban đầu của cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của đất nước với biết bao khó khăn, thiếu thốn. Nhưng hơn hết, bằng lòng quyết tâm, yêu nghề, sự đam mê, ý chí, thầy Trần Bá Lạn đã góp phần xây dựng một cơ sở đào tạo báo chí non trẻ xứng tầm với mong mỏi, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Ba cuốn sách của nhà giáo – nhà báo Trần Bá Lạn đã giúp người đọc tìm thấy một góc nhìn mới về diện mạo báo chí Việt Nam và bức tranh khắc họa công việc đào tạo các thế hệ nhà báo nước nhà trong hơn nửa thế kỷ đã qua.

nha giao  nha bao tran ba lan ba cuon sach  mot cuoc doi hinh 3

Tác giả (bìa trái) nhận sách mới của thầy Trần Bá Lạn tặng

Suốt 30 năm làm công việc giảng dạy nghề báo, trong đó nhiều năm giữ cương vị Trưởng Khoa Báo chí, thầy Trần Bá Lạn thực sự là “tay không bắt giặc” với vai trò là người kiến tạo, tổ chức biên soạn giáo trình nghiệp vụ báo chí; đồng thời là người có công xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, kết nối hoạt động đối ngoại, xây dựng thương hiệu và uy tín của Khoa Báo chí (nay là Viện Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

Có một điều mà không ít học viên các thế hệ của thầy Trần Bá Lạn phân vân là với công lao và cống hiến của thầy như thế mà đến khi nghỉ hưu, thầy không có học hàm, học vị Phó Giáo sư, Giáo sư hoặc Tiến sỹ gì cả mặc dù thầy rất xứng đáng? Trong một lần gặp thầy, tôi đem chuyện này ra hỏi thì thầy cho biết: “Có một lần, ông Hiệu trưởng yêu cầu mình nộp cho ông ấy các tập giáo trình nghiệp vụ báo chí mà mình biên soạn, cũng chẳng nói để làm gì. Sau này mới biết thì ra cấp trên chuẩn bị thủ tục để đề nghị phong hàm Giáo sư cho mình nhưng do lúc đó chưa có Hội đồng Giáo sư ngành Báo chí nên chưa có cơ quan thẩm quyền phong học hàm Giáo sư. Thế là thôi… Kể ra thì đấy cũng là sự thiệt thòi nhưng đâu có phải riêng mình. Ví như nhà văn, nhà báo Phan Quang rất thông tuệ, uyên bác, nổi tiếng lẫy lừng, không những viết báo rất hay mà còn là dịch giả từ tiếng Pháp bộ tiểu thuyết “Nghìn lẻ một đêm”, đến nay đã tái bản hơn 30 lần. Học vấn báo chí của nhà báo Phan Quang thì đến Giáo sư Báo chí cũng phải ngã mũ kính chào. Thế nhưng suốt đời vẫn chỉ là nhà báo.”

Là những học viên lớp Đại học Báo chí khoá 5, chúng tôi có may mắn là được làm học trò của thầy Trần Bá Lạn dài nhất so với các khoá khác vì khoá chúng tôi là khoá đào tạo duy nhất của trường kéo dài tới 5 năm (từ 1983 đến 1988). Chính vì vậy chúng tôi cũng có nhiều kỷ niệm sâu sắc với thầy Trần Bá Lạn. Tôi vẫn nhớ có lần thầy Trần Bá Lạn tâm sự với chúng tôi rằng: “Đào tạo nhà báo là đào tạo ra lớp “trí thức đặc chủng”. Họ không hơn cái nghiệp của trí thức khác nhưng họ có đặc thù thâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội, từ hạ tầng tới thượng đỉnh, từ đông tới tây, từ xắn quần lội ruộng đến vào trận như lính chiến… để thấy được thực tại và bản chất của nó, thấy được lẽ đời…, để truyền cảm, nhân rộng lên lối sống nhân văn bằng trí tuệ và ngòi bút của mình”.

nha giao  nha bao tran ba lan ba cuon sach  mot cuoc doi hinh 4

Tác giả (thứ hai từ trái) và đại diện Ban liên lạc lớp Đại học Báo chí khoá 5 tặng hoa chúc mừng thầy Trần Bá Lạn (thứ ba từ trái) trong buổi lễ ra mắt cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” của thầy tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Thời gian càng lùi xa thì trong ký ức của chúng tôi, thầy Trần Bá Lạn càng thật sự là một người thầy đức độ, kỷ cương, nhân văn, mẫu mực về phong cách sống và làm việc. Sau này, trong quá trình công tác, qua những lần gặp gỡ, đến thăm thầy, được đọc sách và những công trình nghiên cứu của thầy, tôi càng thấy thầy Trần Bá Lạn là tấm gương tiêu biểu của một con người có học, kiến thức sâu rộng, được giáo dục cẩn thận từ những thế hệ đi trước và tiếp nối được truyền thống của tổ tiên, dòng tộc có Tiến sĩ Trần Trọng Liêu được ghi danh trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Có thể nói, nhà giáo – nhà báo Trần Bá Lạn là người thầy tiêu biểu, mẫu mực, trí tuệ, yêu nghề; là “Thầy của các thầy” ở Khoa Báo chí trước đây và Viện Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) hôm nay!

Nguyễn Hữu Mão

(Cựu học viên Đại học Báo chí khoá 5 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền)





Nguồn

Cùng chủ đề

Báo chí với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chỉ còn hơn một năm nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV sẽ diễn ra. Những định hướng lớn trong tầm nhìn phát triển đất nước đã và đang được định hình trong các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội. Đặc biệt, các bài viết và bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm - người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đã chỉ rõ những tư tưởng cơ bản trong con đường đi tới. Đích...

Hài hòa quyền và lợi ích của nhà giáo

GV, chuyên gia, ĐBQH tán thành với đề xuất của dự thảo Luật Nhà giáo về quy định tuổi nghỉ hưu của nhà giáo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp. ...

Báo chí đồng hành cùng ngành tư pháp thực hiện tốt công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến pháp luật

(CLO) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”. Tọa đàm nhằm truyền thông, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, lan tỏa thông điệp của đồng chí Tổng Bí thư về đổi mới tư duy trong xây...

Truyền cảm hứng cho sự đổi mới sáng tạo vượt qua các ranh giới

(CLO) “Trong bối cảnh tất yếu của chuyển đối số báo chí hiện nay, Chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao ngày càng có ý nghĩa định hướng, nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên, khuyến khích phóng viên trải nghiệm đa dạng các sản phẩm báo...

Khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

NDO - Ngày 4/11, tại thành phố Hạ Long, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức lễ khai mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 với thông điệp “Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp: Gương mẫu, sáng tạo, số hóa, hội nhập - Động lực phát triển giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại, bao trùm”. Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

(CLO) Chiều 8/11 tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt...

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số nhóm cử tri vốn nghiêng về Đảng Dân chủ. ...

The Economist dùng AI dịch video để kết nối với độc giả trẻ toàn cầu

(CLO) Espresso, ứng dụng tin tức ngắn gọn của The Economist, sử dụng AI để dịch nội dung video sang nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận đối tượng độc giả trẻ trên toàn cầu. ...

Những ‘chiến tướng’ có thể tham gia chính quyền của ông Trump

(CLO) Khi kỷ nguyên thứ hai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang đến gần, cuộc chạy đua giành các vị trí chủ chốt sắp tới tại Nhà Trắng đã bắt đầu. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu dùng, khiến quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo. Do đó, các đại biểu đề nghị quy...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ nhà Trung Quốc và các đối tác. Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Mới nhất

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Mới nhất