Trang chủNewsThế giớiNguyên nhân có thể gây vỡ đập Kherson

Nguyên nhân có thể gây vỡ đập Kherson


Một số người cho rằng đập Kakhovka vỡ vì kết cấu suy yếu sau nhiều thập kỷ hoạt động, song nhiều chuyên gia nghiêng về khả năng công trình bị phá hoại.

Sáng sớm 6/6, đập thủy điện Kakhovka, nơi chứa lượng nước nhiều nhất trong số 6 con đập được xây từ thời Liên Xô trên sông Dnieper, bất ngờ bị vỡ, khiến hàng tỷ mét khối nước tràn xuống hạ lưu, gây ngập lụt khu vực rộng lớn ở Kherson.

Con đập bắt đầu vỡ vào khoảng 2h50 sáng 6/6, nhưng trong nhiều giờ sau đó, Vladimir Leontiev, thị trưởng do Nga bổ nhiệm tại thành phố Nova Kakhovka ở dưới chân con đập khẳng định tình hình vẫn “bình thường” và bác bỏ thông tin về bất cứ sự cố nào với đập Kakhovka.

Nhưng đến sáng, khi video con đập bị vỡ bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội, Leontiev thay đổi tuyên bố của mình, thừa nhận con đập đã bị vỡ. Ngay sau đó, nhiều blogger ủng hộ Điện Kremlin và truyền thông nhà nước Nga đưa ra giả thuyết đập Kakhovka tự sụp đổ do suy yếu cấu trúc theo thời gian.





Đập Kakhovka trước (bên trái) và sau khi bị vỡ ngày 6/6. Ảnh: Reuters

Đập Kakhovka trước (bên trái) và sau khi bị vỡ ngày 6/6. Ảnh: Reuters

Đập Kakhovka đã hoạt động gần 70 năm, khiến một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân suy yếu cấu trúc gây vỡ đập không thể bị loại trừ.

“Kakhovka là đập trọng lực bằng bê tông, cao 35 mét và dài 85 mét. Đây là loại đập rất phổ biến trên thế giới. Nếu được thiết kế và xây dựng tốt, cũng như bảo trì đầy đủ, khả năng xảy ra sự cố là rất thấp”, Craig Goff, giám đốc kỹ thuật kiêm trưởng nhóm về đập và hồ chứa tại công ty tư vấn HR Wallingford, nói. “Tuy nhiên, không rõ con đập đã được bảo trì như thế nào trong hơn một năm xung đột”.

Khu vực xung quanh đập là một trong những nơi chứng kiến giao tranh ác liệt và con đập từng chịu thiệt hại trước đó. Một số đoạn ở phía bắc đập và vài cửa xả đã bị ảnh hưởng trong vụ nổ nhỏ vào tháng 11 năm ngoái, khi Nga rút quân khỏi bờ tây sông Dnieper và Kherson trước đà tiến công của Ukraine.

Ukraine sau đó giành lại thành phố Kherson nằm ở bờ tây sông Dnieper, nhưng Nga vẫn kiểm soát khu vực bờ đông con sông và cả đập Kakhovka.

Ảnh vệ tinh của Maxar cho thấy con đường phía trên đập vẫn nguyên vẹn vào ngày 28/5, nhưng trong ảnh chụp ngày 5/6, một ngày trước khi đập vỡ, một phần con đường này đã bị sụp. Hiện chưa rõ việc con đường phía trên mặt đập bị hư hại ảnh hưởng thế nào đến kết cấu của thân đập.

Dữ liệu cho thấy mực nước trong hồ chứa của đập Kakhovka cũng ở mức cao kỷ lục trong tháng trước, theo Hydroweb. Vladimir Rogov, quan chức chính quyền do Nga bổ nhiệm ở tỉnh Zaporizhzhia, hôm 5/5 cho biết mực nước trong hồ chứa Kakhovka đã tăng 17 mét, cao hơn 2,5 mét so với mức bình thường.

Tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ hoài nghi về giả thuyết này, bởi đập Kakhovka được xây dựng rất vững chãi và các dấu hiệu thực tế cho thấy con đập không bị vỡ do yếu tố tự nhiên.

“Nếu do áp lực nước quá lớn ở thượng nguồn, thân đập sẽ chỉ bị vỡ một đoạn, rồi từ đó chỗ thủng dần mở rộng ra. Nhưng hình ảnh hiện trường cho thấy thân đập bị vỡ hai đoạn đồng thời, cho thấy đây không phải sự cố do nguyên nhân tự nhiên”, Chris Binnie, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Exeter kiêm chủ tịch công ty về môi trường và năng lượng thủy triều ở Anh, nói.

Chuyên gia Goff cho hay thiết kế của đập Kakhovka đã tính đến mực nước rất cao, thậm chí lũ lụt nghiêm trọng. Công trình này cũng có đập tràn cho nước có thể chảy qua khi mực nước lên quá cao.

Andy Hughes, kỹ sư về hồ chứa ở Anh, cho hay với công trình khổng lồ như vậy, kết cấu của nó phải gặp nhiều vấn đề đồng loạt mới có thể giải phóng hồ chứa 18 tỷ mét khối nước. “Đập trọng lực được thiết kế để chống lại sức ép rất lớn”, ông nói.

Sức tàn phá ở hạ lưu sau khi đập Kherson vỡ

Sức tàn phá của vụ vỡ đập Kakhovka. Video: RusVesna

Việc thân đập bị hư hại dần dần sau những đợt pháo kích của hai bên vài tháng qua cũng khó có thể khiến công trình này sụp đổ.

“Đập Kakhovka được xây dựng để có thể chống chịu được một vụ nổ bom hạt nhân”, Ihor Syrota, giám đốc Ukrhydroenergo, công ty thủy điện Ukraine, cho hay. “Để có thể phá hủy thân đập từ bên ngoài, cần ít nhất ba quả bom ném từ máy bay, mỗi quả nặng 500 kg, cùng rơi trúng một điểm”.

Bởi vậy, Syrota cho hay những quả đạn pháo hay tên lửa rơi rải rác xuống thân đập không đủ uy lực để gây ra sự cố về kết cấu khiến công trình sụp đổ.

Peter Mason, kỹ sư về đập và thủy điện ở Anh, cũng nhận định rằng các cuộc pháo kích từ bên ngoài không thể gây ra vụ vỡ đập như vậy.

NOSAR, tổ chức độc lập của Na Uy theo dõi động đất và các vụ nổ hạt nhân, ghi nhận tín hiệu địa chấn mạnh tại khu vực đập Kakhovka vào 2h54 sáng 6/6, rất gần với thời điểm đập vỡ.

“Khi thấy tin tức về vụ vỡ đập, tôi nghĩ phải kiểm tra dữ liệu để xem đó là vụ nổ hay chỉ là lỗi kết cấu trúc. Sau đó chúng tôi thấy dữ liệu về vụ nổ gần đập hoặc ngay tại con đập”, Anne Lycke, giám đốc điều hành NOSAR, nói.

Hiện chưa rõ phát hiện của NOSAR có phải là nguyên nhân gây vỡ đập hay không. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghiêng về giả thuyết đập bị đặt thuốc nổ phá hoại từ bên trong.

Chuyên gia cho rằng đập Kakhovka bắt đầu bị vỡ từ phần trung tâm, gần nhà máy thủy điện, trước khi mở rộng ra xung quanh. Họ cho rằng để phá hủy hoàn toàn con đập như vậy đòi hỏi nhiều khối thuốc nổ được đặt bởi chuyên gia ở những điểm có cấu trúc yếu nhất.

Gareth Collett, kỹ sư chất nổ và là cựu lãnh đạo hiệp hội xử lý bom chuyên nghiệp ở Anh, cho hay khi một vụ nổ xảy ra ở không gian kín bên trong thân đập, toàn bộ năng lượng của nó sẽ tác động đến mọi cấu trúc xung quanh, gây ra sức phá hủy lớn nhất.





Cấu trúc của đập Kakhovka trước và sau khi bị vỡ. Đồ họa: WSJ

Cấu trúc của đập Kakhovka trước và sau khi bị vỡ. Đồ họa: WSJ

Khi các vụ nổ xảy ra trong phần thân đập chìm dưới nước, sức công phá sẽ tăng lên, theo các chuyên gia.

“Các vụ nổ dưới nước có thể tăng thêm sức mạnh đáng kể cho sóng xung kích đánh vào cấu trúc”, Collett nói.

Phần trung tâm của đập có thể đã trở thành mục tiêu của các vụ nổ có kiểm soát để làm ngập nhà máy thủy điện và khiến các bức tường của nó sụp đổ. Điều này đồng nghĩa đây là “hoạt động có chủ ý được nhắm mục tiêu cẩn thận”.

Về mặt lý thuyết, các thiết bị nổ đặt trong nhà máy thủy điện có thể làm vỡ các đường ống dẫn nước qua tuabin, khiến nhà máy bị ngập và các bức tường của nó sụp đổ, trước khi khi phần còn lại của công trình bị phá hủy.

“Nhận định chung hiện tại là dường như đã có ai đó phá hủy con đập. Tuy nhiên, chúng tôi hiện chưa thể nói chắc chắn”, Mason nói.

Các chuyên gia cho rằng để tìm ra nguyên nhân chính xác gây vỡ đập Kherson cần một cuộc điều tra độc lập để xem xét mọi dấu vết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, cuộc điều tra như vậy là bất khả thi.

Ngày 30/5, một tuần trước khi vụ vỡ đập xảy ra, chính phủ Nga thông qua luật về “đảm bảo an toàn cho các cấu trúc thủy lợi” tại 4 tỉnh vừa sáp nhập ở Ukraine. Đạo luật này cấm tiến hành các cuộc điều tra về những sự cố với công trình thủy điện, thủy lợi liên quan đến chiến sự, hành động phá hoại hay khủng bố trước ngày 1/1/2028. Đạo luật được Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ký thông qua và có hiệu lực từ ngày ban hành.

Thanh Tâm (Theo WSJ, CNN, TASS)




Source link

Cùng chủ đề

Nga tấn công hai thành phố lớn Ukraine, giao tranh ác liệt ở Kherson

Tại vùng ngoại ô Obolon của Kiev, chính quyền quân sự địa phương cho biết các mảnh vỡ từ tên lửa Nga rơi xuống đã gây ra hỏa hoạn và làm hư hại ban công của một tòa nhà chung cư 14 tầng vào Chủ nhật. ...

Dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong quý II/2024

Mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất dự báo thuộc về LPBank (LPB) với mức tăng 146% so với cùng kỳ, do mức nền thấp vào quý II/2023. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng 12,8% so với đầu năm nhờ tiếp tục đẩy mạnh cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp.Mức tăng lớn thứ 2 dự báo thuộc về VPBank (VPB) với dự báo tăng trưởng tín dụng hết quý II/2024 đạt 11,5%. Theo đó, lợi...

Bom dẫn đường KAB Nga phá huỷ trung tâm kiểm soát quân sự của Ukraine

Theo AVP, cuộc không kích bằng 4 quả bom dẫn đường thế hệ mới KAB của Nga đã phá huỷ một trung tâm kiểm soát quân sự của Ukraine nằm ở hữu ngạn sông Dnieper, vùng Kherson. Theo thông tin từ các nguồn quân sự, cuộc tấn công được thực hiện với độ chính xác cao. Hình ảnh mà các nhà báo của AVP có được cho thấy khoảnh khắc cuộc tấn công chính xác của Nga. Kết...

Cuộc phản công của Ukraine ở vùng Kherson đã thất bại

Trong những ngày gần đây, lực lượng Nga đã giành lại quyền kiểm soát các vị trí quân sự ở phía bắc làng Krynki. Do bước tiến gần đây của Nga, chiều rộng của thành trì Ukraine giảm xuống dưới 1 km. Trong 2 tháng qua, quân đội Ukraine đã triển khai nhiều chiến dịch để nỗ lực giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Sau những trận giao tranh dữ dội, ngôi làng đã bị hủy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Somalia-Ethiopia đàm phán giải quyết vấn đề chủ quyền, Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực vào vai người hòa giải

Trong ngày 12/8, Somalia và Ethiopia bắt đầu các cuộc đàm phán mới tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước liên quan ván đề chủ quyền. Hãng thông tấn Anadolu cho hay, theo một nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, các ngoại trưởng Moallim Fiqi của Somalia và Taye...

Hàn Quốc và Mỹ sắp tổ chức cuộc tập trận lớn nhất khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) và Bộ Tư lệnh liên quân Hàn-Mỹ ngày 12/8 công bố triển khai cuộc tập trận “Lá chắn tự do Ulchi” (UFS) từ ngày 19-29/8.

Củng cố chiến lược phòng thủ đa tầng, Ba Lan cùng Mỹ ký thỏa thuận trị giá 1,23 tỷ USD

Ngày 12/8, Ba Lan và Mỹ đã ký hợp đồng sản xuất bệ phóng cho hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

5 cường quốc phương Tây lên tiếng

5 cường quốc phương Tây lên tiếngTổng thống Mỹ Joe Biden hôm 12/8 đã cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Italy, Anh thảo luận về việc hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông và lệnh ngừng bắn ở Gaza, Nhà Trắng cho biết.Trong...

Cùng chuyên mục

Hạ viện Thái Lan ấn định thời điểm bầu thủ tướng mới

Ngày 14-8, Quốc hội Thái Lan thông báo Hạ viện sẽ tiến hành bầu thủ tướng mới vào ngày 16-8, sau khi ông Srettha Thavisin bị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết phế truất chức thủ tướng. Phát biểu với báo giới sau phán quyết của tòa án, ông Srettha Thavisin cho biết bản thân đã nỗ lực lãnh đạo đất nước một cách trung thực và tin tưởng có nhiều...

Tăng cường hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina

Từ ngày 11-14/8, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Argentina nhằm tăng cường hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương ở quốc gia Nam Mỹ. Báo chí Argentina ca ngợi cuộc đời...

Tỉnh biên giới Nga ở tình trạng khẩn cấp, tín hiệu từ Iran, Thủ tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, ông Donald Trump đòi...

Căng thẳng ở các vùng biên giới của Nga do Ukraine phát động tấn công, tình hình Trung Đông, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin bị bãi nhiệm, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ từ chức vào tháng 9, ông Donald Trump đòi bồi thường 100 triệu USD... là một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Ukraine khẳng định tiếp tục thắng lợi tại Kursk, đưa ra gợi ý về “bước tiếp theo”

Ukraine đã khiến Moscow bất ngờ khi đưa hàng ngàn binh lính vào miền Tây vùng Kursk, Nga trong tuần vừa rồi. Một phần trong chiến dịch bất ngờ này đã mang lại thắng lợi lớn nhất mà Ukraine giành được trên chiến trường kể từ...

Quan chức Iran khẳng định chỉ có thỏa thuận ngừng bắn cho Gaza mới có thể ngăn hành động đáp trả

Iran đã cam kết sẽ có phản ứng dữ dội trước vụ sát hại ông Haniyeh, một vụ việc diễn ra khi ông này viếng thăm Tehran trong tháng vừa rồi. Iran cáo buộc, vụ ám sát do Israel thực hiện. Tuy nhiên, Israel vẫn chưa...

Mới nhất

Yên Bái: Khắc phục khó khăn, triển khai, thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho rằng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái đã luôn sát sao, quyết liệt, chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, toàn diện; quan tâm chăm lo đời sống Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS và...

Đầu tư, phát triển du lịch golf

Theo các chuyên gia, dòng khách lựa chọn sản phẩm du lịch golf đang tăng trưởng nhanh và có nhiều tiềm năng phát triển. Thừa Thiên Huế đang nỗ lực kêu gọi đầu tư, triển khai nhiều giải pháp thu hút dòng...

Hà Nội còn hơn 8.000 chỉ tiêu biên chế chưa được sử dụng, lớn nhất cả nước

TPO - Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đưa ra Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 trong sáng 14/8 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Năm học 2024-2025 là năm học quan trọng thực hiện đồng bộ và khép kín chương trình GDPT 2018, Thứ trưởng Phạm...

Nữ chính “Đi Giữa Trời Rực Rỡ” vì sao lên ảnh, lên phim nhìn cao hơn thực tế?

Nếu biết chiều cao thật của Thu Hà Ceri, vai cô nàng Pu tinh nghịch trong phim “Đi Giữa Trời Rực Rỡ” thì nhiều người sẽ phải bất ngờ. ...

Cơ hội hợp tác sâu rộng trong nghiên cứu, tư vấn chính sách, tham gia đào tạo vùng Nam Bộ

Tham dự sự kiện có TS. Phan Chí Hiếu – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và các đồng chí lãnh đạo hai cơ quan. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa...

Mới nhất