Trang chủNewsThế giớiNgười từng bị nước Nhật căm ghét vì sống sót thảm kịch...

Người từng bị nước Nhật căm ghét vì sống sót thảm kịch Titanic


Ông Masabumi Hosono bị dư luận Nhật chỉ trích là phớt lờ nguyên tắc ưu tiên phụ nữ, trẻ em và không chịu “chết trong danh dự” trong thảm họa tàu Titanic.

Vào đêm lạnh giá ngày 14/4/1912, chuyến đi đầu tiên của tàu Titanic trở thành thảm họa khi con tàu đâm phải tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Masabumi Hosono là một trong khoảng 700 người sống sót.

Trước khi lên chuyến tàu định mệnh với tấm vé hạng hai, Hosono, 42 tuổi, đang làm việc tại Nga với tư cách phó ủy viên hội đồng Cục Đường sắt của Bộ Giao thông Nhật Bản. Ông được cho là du khách Nhật duy nhất lên tàu Titanic, khởi hành từ Southampton, Anh.





Masabumi Hosono, người đàn ông Nhật Bản sống sót trong thảm kịch chìm tàu Titanic năm 1912. Ảnh: SCMP

Masabumi Hosono, người đàn ông Nhật Bản sống sót trong thảm kịch chìm tàu Titanic năm 1912. Ảnh: SCMP

Hosono đã viết lại trải nghiệm kinh hoàng trong những lá thư gửi vợ vài ngày sau vụ chìm tàu Titanic. Nội dung được gia đình Hosono chia sẻ công khai vào năm 1997. Theo đó, vào đêm 14/4/1912, ông đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng gõ cửa cabin. Ông ban đầu bị chặn lên boong tàu, nơi các thuyền cứu sinh được hạ thủy, vì một thủy thủ đoàn cho rằng ông là hành khách hạng ba.

Sau khi lên được boong tàu, Hosono hoảng hốt khi chứng kiến pháo sáng khẩn cấp đang được bắn. “Pháo liên tục được bắn lên không trung. Anh không thể nào xua đi cảm giác sợ hãi và bị bỏ rơi”, ông mô tả.

Khi số lượng thuyền cứu sinh giảm đi nhanh chóng, “anh đã cố gắng bình tĩnh chuẩn bị cho giây phút cuối cùng. Nhưng anh vẫn tìm kiếm và chờ đợi bất kỳ cơ hội nào để sống sót”, Hosono kể.

Cơ hội đó xuất hiện khi một thủy thủ đang tiếp nhận hành khách lên thuyền cứu sinh nói rằng còn hai chỗ trống. Một người đàn ông đã chớp lấy cơ hội và lập tức lao về phía trước. Hosono ban đầu do dự.

“Anh đã chìm trong tuyệt vọng khi nghĩ đến việc không thể gặp lại em và các con, vì anh không còn cách nào khác ngoài việc chịu chung số phận với con tàu Titanic”, Hosono viết trong bức thư gửi vợ. “Nhưng người đàn ông lên thuyền đã thôi thúc anh nắm lấy cơ hội cuối cùng này”.

Hosono lên thuyền cứu sinh và sau đó trở về Nhật. Không giống như nữ tiếp viên Violet Jessop hay nhà hoạt động xã hội kiêm nhà từ thiện người Mỹ Margaret Brown, những người sống sót sau vụ chìm tàu được chào đón nồng ấm, Hosono đã bị chính quê hương mình lạnh nhạt.

Ông vấp phải chỉ trích gay gắt từ báo chí Nhật Bản, vốn lên án những người đàn ông sống hèn nhát và ca ngợi lòng dũng cảm của những hành khách đã bỏ mạng trên tàu.

Theo tạp chí Metropolis Japan, Hosono bị ghét bỏ vì đã không tuân thủ nguyên tắc ưu tiên phụ nữ và trẻ em cũng như không dám chấp nhận cái chết trong danh dự như tinh thần võ sĩ đạo. Vì thế, ông phải chịu cái mà người Nhật gọi là “mura hachibu”, tức “tẩy chay xã hội”.

Hosono mất việc vào năm 1914. Mặc dù được thuê lại làm việc bán thời gian nhưng những ánh mắt kỳ thị vẫn theo ông đến hết cuộc đời. Hosono sống ẩn dật trong tủi hổ cho đến khi qua đời vào năm 1939 vì bệnh. Ngay cả khi Hosono không còn, gia đình ông vẫn tránh đề cập đến tàu Titanic.

Nỗi căm ghét Hosono kéo dài đến tận những năm 1990 và càng gia tăng bởi dư luận tiêu cực từ giới truyền thông Nhật Bản sau bộ phim Titanic của đạo diễn James Cameron.

Năm 1997, những chia sẻ của Hosono được gia đình ông công khai. Sau khi nghiên cứu tài liệu, AP đánh giá một trong những nguyên nhân khiến Hosono bị căm ghét nhiều đến vậy là ông đã bị nhầm lẫn với một người đàn ông châu Á trên thuyền cứu sinh số 13. Nhiều nhân chứng mô tả người đàn ông này có những hành động “đê tiện” khi cố gắng sống sót. Trong khi đó, Hosono đã giúp chèo thuyền cứu sinh số 10 ra xa con tàu đang chìm, cứu mạng nhiều hành khách đi cùng.

Matt Taylor, nhà nghiên cứu người Mỹ kiêm học giả về tàu Titanic, cho hay phát hiện này đã “khôi phục danh dự và phẩm hạnh” cho Hosono.

Lời kể của Hosono là một trong những bản ghi chép chi tiết nhất về điều đã xảy ra trên con tàu xấu số. “Tôi đã đọc hàng trăm lời kể của những người sống sót và không có gì khiến tôi ấn tượng bằng lời kể của ông Hosono”, Michael Findlay, người sáng lập Hiệp hội Quốc tế Titanic ở Mỹ, nói năm 1997.

Vũ Hoàng (Theo Business Insider)




Source link

Cùng chủ đề

Điểm danh những địa điểm nổi tiếng xuất hiện trong phim bom tấn Hollywood

Những địa điểm này mang đến vẻ đẹp đặc trưng và tạo dấu ấn khó quên cho mỗi...

Tờ báo đưa tin tàu Titanic bị chìm được phát hiện sau tủ quần áo sau 112 năm

Hậu quả của thảm kịch, gần 1500 sinh mạng chìm xuống đáy đại dương và vĩnh viễn không thể tìm thấy vào tháng 4 năm 1912, được lưu lại trong những bức ảnh đăng trên tờ báo 112 năm tuổi này. Ngày 20 tháng 4 năm 1912, trang nhất...

Celine Dion chỉ trích ông Trump vì tự ý dùng hit My heart will go on để tranh cử

Trước khi lên tiếng chỉ trích ông Trump sử dụng trái phép nhạc của mình, Celine Dion đã từng từ chối lời mời biểu diễn trong lễ nhậm chức tổng thống khi ông đắc cử vào năm 2017.Trong khi đang "chật vật" vì bị các ngôi sao từ chối, đối thủ lớn nhất của ông là bà Kamala Harris lại nhận được...

Nhà sản xuất phim Titanic và Avatar qua đời ở tuổi 63

Jon Landau, nhà sản xuất từng đoạt giải Oscar, người đã biến giấc mơ của đạo diễn James Cameron thành hiện thực bằng cách vượt qua những thách thức cực lớn về mặt hậu cần để đưa những bộ phim bom tấn Titanic và Avatar của nhà làm phim này lên màn ảnh rộng, đã...

Nhà sản xuất phim bom tấn “Avatar”, “Titanic” qua đời vì ung thư

Jon Landau, nhà sản xuất đứng sau loạt bom tấn "Avatar" và "Titanic" gắn liền tên tuổi với James Cameron qua đời ở tuổi 64 vì ung thư.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Philippines mua hàng chục tàu tuần tra mới từ Pháp, Nhật Bản

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines chuẩn bị trang bị ít nhất 49 tàu tuần tra mới nhằm tăng cường năng lực an ninh hàng hải trong bối cảnh nhiều biến động. ...

Mỹ mở căn cứ phòng không ở Ba Lan

Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan vào ngày 13.11 trong bối cảnh nhiều quan ngại về nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ...

Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden “gặp hạn”?

Với việc giành quyền kiểm soát Hạ viện khóa 119 trong Quốc hội Mỹ, cùng với chiến thắng ở Thượng viện và cuộc đua vào ghế chủ nhân Nhà Trắng, đảng Cộng hòa đã khép lại một mùa bầu cử toàn thắng.

Mới nhất

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Tọa đàm “Quy định chống phá rừng của EU

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi” Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với...

Thúc đẩy phát triển bền vững ngành sản xuất xi măng

Trước yêu cầu về sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến phát triển bền vững cũng đặt ra những thách thức với ngành sản xuất xi măng. Sản xuất xi măng được coi là một trong những ngành có tỷ lệ phát thải cao, chiếm tới 75% lượng phát thải của lĩnh...

Hạt đu đủ có loại bỏ ký sinh trùng đường ruột?

Ký sinh trùng đường ruột là những sinh vật nhỏ bé, thường là giun hoặc các sinh vật đơn bào, sinh sống trong...

Tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Nhà trường đã đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh bầm tím 2 chân của nam sinh lớp 6 ở...

Mới nhất