Trang chủNewsThế giớiNgười Hàn phản đối Nhật xả nước phóng xạ ra biển

Người Hàn phản đối Nhật xả nước phóng xạ ra biển


Một số người Hàn Quốc xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch của Nhật về xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima ra biển.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hôm 4/7 chấp thuận kế hoạch của Nhật Bản về việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển. Chính phủ Hàn Quốc một ngày sau đó cho biết họ tôn trọng kết luận của cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, không phải mọi người dân Hàn Quốc đều đồng tình với quyết định của chính phủ. Bà Lee Jeong-mi, lãnh đạo đảng Công lý đối lập, đã tuyệt thực bên ngoài sứ quán Nhật Bản ở Seoul hơn 10 ngày để phản đối kế hoạch xả thứ mà bà gọi là “nước bị ô nhiễm” ra biển.

Theo bà Lee, báo cáo của IAEA không đáng tin cậy vì “không đưa ra bằng chứng khoa học để giải quyết những lo ngại về an toàn”.

“Bản đánh giá có nhiều lỗ hổng khiến chúng tôi không thể tin tưởng”, bà cho hay, đồng thời cáo buộc chính phủ Hàn Quốc im lặng trong khi phần lớn người dân phản đối việc xả nước thải từ Fukushima.

Hôm 5/7, một số sinh viên biểu tình trên đường phố Seoul để phản đối kế hoạch của Nhật. Họ căng các biển hiệu có nội dung “Ngừng xả nước phóng xạ vào đại dương”.





Sinh viên biểu tình phản đối kế hoạch xả nước phóng xạ của Nhật Bản trên đường phố Seoul, Hàn Quốc ngày 5/7. Ảnh: AP

Sinh viên biểu tình phản đối kế hoạch xả nước phóng xạ của Nhật Bản trên đường phố Seoul, Hàn Quốc ngày 5/7. Ảnh: AP

Tháng trước, các nhà hoạt động môi trường cũng biểu tình gần sứ quán Nhật Bản ở Seoul cùng tấm biển “Phản đối xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima”.

Một cuộc khảo sát được tiến hành tháng trước cho thấy 84% người Hàn Quốc phản đối kế hoạch của Nhật Bản. Khoảng 70% số người được hỏi cho biết sẽ giảm ăn hải sản nếu kế hoạch xả nước thải được thực hiện.

“Lập trường cơ bản của chính phủ là tôn trọng các quyết định của IAEA vì đây là tổ chức được quốc tế công nhận. Lần này cũng vậy”, ông Park Ku-yeon, quan chức Văn phòng điều phối chính sách của chính phủ Hàn Quốc, cho biết.

Hàn Quốc hồi tháng 5 cử chuyên gia đến Fukushima để đánh giá tình hình và chính phủ dự kiến sớm công bố kết quả. Hàn Quốc vẫn áp lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm Nhật Bản từ các khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima.

Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cấm, nhưng Seoul cho biết lệnh sẽ được duy trì cho đến khi những lo ngại về vấn đề ô nhiễm phóng xạ giảm bớt. Trong khi đó, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi dự kiến đến Hàn Quốc vào 7/7 sau chuyến thăm 4 ngày tới Nhật Bản và giải thích thêm về báo cáo cuối cùng của cơ quan này.





Các nhà hoạt động môi trường biểu tình gần sứ quán Nhật Bản ở Seoul ngày 30/6. Ảnh: AP

Các nhà hoạt động môi trường biểu tình gần sứ quán Nhật Bản ở Seoul ngày 30/6. Ảnh: AP

Nhật Bản tháng 3/2011 hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị ảnh hưởng. Ba lõi lò phản ứng tan chảy, giải phóng lượng lớn phóng xạ vào môi trường xung quanh. TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, phải xử lý hàng trăm bể chứa hơn 1 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng trong sự cố.

Năm 2021, giới chức Nhật Bản dự đoán nhà máy Fukushima không còn đủ chỗ chứa nguồn nước thải và quyết định lên kế hoạch xả dần dần nước đã qua xử lý xuống biển.

Theo kế hoạch được IAEA phê duyệt, Nhật Bản sẽ bắt đầu xả hơn một triệu tấn nước, đủ để lấp đầy 500 bể bơi Olympic, được sử dụng để làm mát các thanh nhiên liệu của nhà máy sau khi nó bị sóng thần phá hủy. Việc xả nước sẽ được bắt đầu trong vài tuần tới và diễn ra trong 40 năm.

Huyền Lê (Theo CNA)




Source link

Cùng chủ đề

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Nhân dịp tổ chức cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Kazakhstan vào ngày 6/10, Kazinform có bài viết về tình trạng và sự phát triển năng lượng hạt nhân ở một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Slovakia tính xây tổ máy điện hạt nhân mới, Hàn Quốc được chọn?

Thủ tướng Slovakia Robert Fico sẽ thảo luận về kế hoạch xây dựng một tổ máy điện hạt nhân mới trong chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 29/9-1/10.

Công ty hạt nhân Nga báo cáo vụ tấn công nhà máy Zaporizhzhia

Rosatom cho biết có ba người bị thương, một người bị thương nặng. Cả quan chức Nga và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Liên hợp quốc đều cho biết mức độ phóng xạ ở mức bình thường và thiệt hại không nghiêm trọng. Một quan...

Nga, Trung Quốc cân nhắc xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân trên Mặt trăng

Theo hãng tin RT, ngày 5/3, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang...

Moscow “tố” phương Tây đào tạo Ukraine tấn công nhà máy hạt nhân Nga

Trong một bài trả lời phỏng vấn với Sputnik, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin cáo buộc các cơ quan an ninh phương Tây, chủ yếu là cơ quan tình báo MI6 của Anh, đang huấn luyện các nhóm phá hoại Ukraine để thực hiện các hành động khiêu khích chống lại các nhà máy điện hạt nhân (NPP) ở Nga.Ông Naryshkin nói: "Tôi có thể đưa ra ví dụ khi các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Mới nhất

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Mới nhất