Trang chủNewsThế giớiPhát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Nhân dịp tổ chức cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Kazakhstan vào ngày 6/10, Kazinform có bài viết về tình trạng và sự phát triển năng lượng hạt nhân ở một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Pháp dẫn đầu thế gii vphát triển năng lượng hạt nhân

Pháp hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ trọng của các nhà máy điện hạt nhân trong sản xuất điện quốc gia. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA), tỷ trọng điện được tạo ra từ các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp tính đến tháng 12/2023 là 65%.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017, chủ đề năng lượng đã giúp ông Emmanuel Macron xây dựng hình ảnh một ứng cử viên vừa tiến bộ, vừa “thân thiện với môi trường”. Chương trình nghị sự về năng lượng của ứng cử viên này bao gồm cam kết giảm tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong nước từ 75% xuống 50% vào năm 2025. Nhưng sang năm 2022, sau đại dịch Covid-19, ông Macron đã vạch ra chính sách năng lượng mới cho đất nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại một nhà máy ở Belfort, miền Đông nước Pháp, ngày 10/2/2022. (Nguồn: ER)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại một nhà máy ở Belfort, miền Đông nước Pháp, ngày 10/2/2022. (Nguồn: ER)

Phát biểu tại thành phố Belfort, ông chủ Điện Elysee đã trình bày kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của Pháp trong 30 năm tới, trong đó dự kiến ​​xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân mới loại EPR2 trong giai đoạn từ 2035 đến 2045 và 8 lò phản ứng EPR bổ sung – trong giai đoạn từ 2045 đến 2065.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Pháp cũng chỉ đạo các công ty và cơ quan có liên quan nghiên cứu khả năng kéo dài tuổi thọ sử dụng của các lò phản ứng hiện có lên hơn 50 năm. Ông nêu những lý do chính khiến nước này thay đổi chính sách năng lượng theo hướng phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình nhằm độc lập về năng lượng với các nhà cung cấp năng lượng nước ngoài, giảm giá điện, tạo việc làm mới và trung hòa carbon, đáp ứng tốt nhu cầu điện của toàn nước Pháp dự kiến ​​tăng 35% vào năm 2050.

Nhà lãnh đạo Pháp đưa ra lộ trình phát triển năng lượng mới của đất nước với tuyên bố “Trong 30 năm, kế hoạch khởi động lại hạt nhân sẽ đưa Pháp trở thành quốc gia lớn đầu tiên trên thế giới loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, cũng như tăng cường sự độc lập về năng lượng công nghiệp của chúng ta phù hợp với các yêu cầu về khí hậu”.

Bỉ hoãn đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân trong 10 năm

Bỉ có hai nhà máy điện hạt nhân với công suất ròng là 5.761 megawatt. Mức tiêu thụ điện của đất nước đã tăng chậm kể từ năm 1990 và năm 2016, điện hạt nhân đã cung cấp 51,3% tương đương 41 TWh mỗi năm cho lượng điện của bang. Nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên của đất nước “trái tim châu Âu” bắt đầu hoạt động vào năm 1974.

Đáng chú ý là vào năm 1913, quặng uranium được phát hiện ở Katanga tại Congo, thuộc địa của Bỉ trước đây. Vì vậy, vào giữa thế kỷ XX, Bỉ đã trở thành một trong số ít quốc gia có trữ lượng uranium đáng kể. Ngay cả trước Thế chiến II, Mỹ đã thể hiện sự quan tâm đến trữ lượng uranium của thuộc địa Bỉ. Trong những năm 1940-1950, Bỉ, thông qua thuộc địa của mình, là một trong những nhà cung cấp uranium chính cho Mỹ.

Những mối quan hệ thương mại này dẫn đến việc Bỉ được trao quyền tiếp cận công nghệ hạt nhân cho mục đích dân sự. Kết quả là vào năm 1952, một trung tâm đào tạo nghiên cứu hạt nhân ở Mol đã được thành lập. Lò phản ứng BR1 đầu tiên bắt đầu được xây dựng vào năm 1956.

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU
Nhà máy hạt nhân Doel, Bỉ. (Nguồn: VRT)

Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Doel 1 được đưa vào hoạt động năm 1974. Trong 10 năm tiếp theo, 6 lò phản ứng nữa được kết nối với lưới điện. Tuy nhiên, Bỉ đã quyết định từ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân vào năm 2025. Mặc dù vậy, vào tháng 3/2022, Bỉ lại thông qua một quyết định trì hoãn việc đóng cửa hai lò phản ứng thêm 10 năm nữa.

Cố vấn của Học viện Ngoại giao Brussels, thành viên Hiệp hội Luật sư Bỉ Jean Brabander lưu ý rằng có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến phát triển năng lượng hạt nhân ở châu Âu. Chẳng hạn, Pháp đang tích cực thúc đẩy phát triển các nhà máy điện hạt nhân, nhưng Đức lại quyết định “đóng băng” chúng.

Ông Jean Brabander cũng có những đánh giá khác nhau về triển vọng của các nhà máy điện hạt nhân. Theo ông, một ngày nào đó các nhà máy điện hạt nhân sẽ phải ngừng hoạt động và điều này sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nhưng mặt khác, đây là “năng lượng sạch”, không có khí thải độc hại.

Bên cạnh bài toán về chi phí năng lượng của nhà máy điện hạt nhân, việc Bỉ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà máy điện hạt nhân mang lại cho nước này kinh nghiệm không chỉ trong vận hành mà còn trong việc xử lý hiệu quả chất thải hạt nhân. “Ngày nay, việc sở hữu hai nhà máy điện hạt nhân giúp Bỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng”, ông Jean Brabander khẳng định.

Czech có kinh nghiệm tốt trong vận hành nhà máy điện hạt nhân

CH Czech có 6 lò phản ứng hạt nhân, tạo ra khoảng 1/3 lượng điện năng. Lò phản ứng hạt nhân thương mại đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 1985. Chính sách của chính phủ Czech quy định tăng đáng kể công suất hạt nhân vào năm 2040.

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU
Nhà máy hạt nhân Dukovany, Czech. (Nguồn: CEZ)

Chuyên gia năng lượng hạt nhân Tomas Zdechovsky tin rằng, năng lượng hạt nhân là giải pháp tốt nhất cho một quốc gia như Czech. Theo ông, Czech có kinh nghiệm tốt trong việc vận hành nhà máy điện hạt nhân với hai nhà máy là Dukovany và Temelin. Công nghệ áp dụng tại hai nhà máy này là những công nghệ sạch và lượng điện sản xuất từ hai nhà máy có thể xuất khẩu sang các nước láng giềng như Áo hoặc Đức.

Chuyên gia Tomas Zdechovsky cũng nói về tầm quan trọng của việc tổ chức trưng cầu dân ý. Theo ông, tất cả các cuộc trưng cầu dân ý đều là dấu hiệu tích cực của các quốc gia dân chủ. Nhân dân có quyền bầu cử, nhân dân có quyền quyết định. Nếu một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở Czech về vấn đề năng lượng hạt nhân, ông tin chắc chắn rằng hơn 2/3 người Czech sẽ ủng hộ năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Hungary đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới

Hungary có 4 lò phản ứng hạt nhân, tạo ra khoảng một nửa lượng điện của đất nước. Lò phản ứng hạt nhân thương mại đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 1982. Năm 1956, Ủy ban Năng lượng nguyên tử quốc gia Hungary được thành lập và vào năm 1959, lò phản ứng nghiên cứu đầu tiên của nước này đã đạt tới mức tới hạn. Năm 1966, một thỏa thuận được ký kết giữa Hungary và Liên Xô về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân và vào năm 1967, tại khu vực Paks cách Budapest 100 km về phía Nam, đã được chọn xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suất 880 megawatt.

Việc xây dựng 2 tổ máy đầu tiên bắt đầu vào năm 1974 và hai tổ máy tiếp theo được xây dựng vào năm 1979. Bốn lò phản ứng VVER-440 (model V-213) được đưa vào vận hành từ năm 1982 đến năm 1987. Nhà máy điện Paks ở Hungary do MVM Paks Nuclear Power Plant Ltd, một công ty con của công ty nhà nước Hungary Electrical Ltd (Magyar Villamos Művek, MVM) sở hữu và vận hành.

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU
Nhà máy điện hạt nhân Paks thuộc sở hữu của MVM. (Nguồn: BNE)

Hiện nay, Quốc hội Hungary bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với việc xây dựng hai lò phản ứng điện mới và một hợp đồng xây dựng đã được ký kết.

Chuyên gia năng lượng hạt nhân người Hungary Andros Laszlo lưu ý rằng, nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Paks hiện sản xuất khoảng 50% tổng năng lượng ở Hungary, là một phần không thể thiếu trong hệ thống năng lượng của Hungary trong 40 năm qua.

Ở Hungary, năng lượng hạt nhân không phải là vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị. Đảng Fidesch ủng hộ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tiếp theo. Tất nhiên, có những nhóm thiểu số trong Đảng Xanh phản đối năng lượng hạt nhân.

Mới đây, Hungary đã quyết định đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới để thay thế nhà máy cũ. Ông Andros Laszlo tin rằng phần lớn người dân Hungary ủng hộ việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới. Về tổ chức trưng cầu dân ý toàn quốc về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, theo ông sự ủng hộ của người dân đối với các dự án lớn là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ khu vực nào của đất nước Hungary.





Nguồn: https://baoquocte.vn/phat-trien-nang-luong-hat-nhan-tai-cac-nuoc-eu-288287.html

Cùng chủ đề

Slovakia tính xây tổ máy điện hạt nhân mới, Hàn Quốc được chọn?

Thủ tướng Slovakia Robert Fico sẽ thảo luận về kế hoạch xây dựng một tổ máy điện hạt nhân mới trong chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 29/9-1/10.

Chìa khóa tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ

Xem phát triển năng lượng tái tạo là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế, Ấn Độ đang hướng đến mục tiêu xây dựng tương lai dựa trên các nguồn năng lượng không hóa thạch, bao gồm: mặt trời, gió, hạt nhân và thủy điện. Tại Hội nghị và Triển lãm Nhà đầu tư năng lượng tái tạo toàn cầu (RE-INVEST) lần thứ 4 ở thủ phủ Gandhinagar, bang miền Tây...

Lộ “lá bài” Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ “lằn ranh đỏ”, ai sẽ phải trả giá cao hơn?

Nếu thử hạt nhân là một "lằn ranh đỏ' mà Moscow đặt ra trong trường hợp Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa do đồng minh viện trợ để tấn công Nga thì phương Tây có dám bước qua hay không? Ai sẽ phải trả giá cao hơn trong cuộc 'đấu trí' cân não này?

Indonesia lập Cơ quan thực hiện chương trình năng lượng hạt nhân

Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia cho biết, Chính phủ nước này có kế hoạch tuyên bố cam kết thành lập Cơ quan thực hiện chương trình năng lượng hạt nhân (NEPIO). Cơ quan này sẽ giám sát và đẩy nhanh quá trình phát triển năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng quốc gia. NEPIO sẽ do Tổng thống đứng đầu, trong khi Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Indonesia chịu trách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.

Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ 4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, 53 Lạch Tray, Hải Phòng từ ngày 25 - 27/10.

Đêm hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Peru và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (14/11/1994-14/11/2024), Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức Đêm hòa nhạc đặc biệt “Q" pop & Quechua Concert” vào ngày 23/10 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ “nhường” vũ khí cho Ukraine

Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ ngày 9/10 cho biết nước này đã đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này có thể được chuyển đến Ukraine.

Bài đọc nhiều

Mỹ là đồng minh duy nhất hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ sự tự do của chúng tôi

Ngày 9/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đưa ra quan điểm về mối quan hệ của nước này với Trung Quốc, cũng như tầm nhìn về thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 được trao cho 3 nhà khoa học David Baker, Demis Hassabis, John Jumper với nghiên cứu về protein, công cụ hóa học độc đáo của sự sống. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2024 gồm: David Baker, 62 tuổi, Giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ; Demis Hassabis, 48 tuổi, hiện là...

Hezbollah nhắm vào quân đội Israel ở biên giới Lebanon, Trung Đông “căng mình” chờ phản ứng của Tel Aviv

Lực lượng Hezbollah ngày 9/10 đã sử dụng đạn pháo và tên lửa nhắm vào binh sĩ Israel ở gần làng Labbouneh tại biên giới Lebanon. Vụ việc diễn ra một ngày sau khi Israel tuyên bố tiêu diệt 2 nhân vật do Hezbollah bổ nhiệm thay thế cho lãnh đạo mới bị sát hại - Hassan Nasrallah.

Cùng chuyên mục

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ “nhường” vũ khí cho Ukraine

Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ ngày 9/10 cho biết nước này đã đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này có thể được chuyển đến Ukraine.

Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ

Ngày 10/10, Tổng thống Vladimir Putin đã ký lệnh chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov.

Mới nhất

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương...

Doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo mở rộng thị trường nhờ đổi mới công nghệ

Làm chủ công nghệ ngành cơ khí chế tạo: Cần gỡ rào cản về chính sách Cách nào tạo dựng thị trường cho ngành cơ khí Việt Nam? Gặp khó trong mở rộng thị trường Theo số liệu từ Tổng...

Cận cảnh khu vực ở Quảng Ngãi được huyện chi 17 tỉ chống sạt lở cho… 5 hộ dân

TPO - Thay vì di dời 5 hộ dân (24 nhân khẩu) sống dưới chân núi Van Cà Vãi đến khu tái định cư, vừa ít tốn kém lại vừa an toàn, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) lại chi đến hàng chục tỷ đồng để bạt núi, chống sạt lở. Chi 17 tỉ chống sạt...

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Đến nay, diện mạo nông thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Păh đã có nhiều thay đổi tích cực. Toàn huyện hiện có 4 xã và 3 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Các tuyến đường liên xã, liên thôn, làng đường nội đồng được đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp. Thu nhập bình...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Nhằm kiến tạo tương lai phát triển tự cường và bền vững, tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai, Thủ...

Mới nhất