Trang chủKinh tếNông nghiệpNấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt,...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng.

Chinh phục nghề trồng nấm

Đến với nghề trồng nấm đã gần 5 năm, những năm đầu khi mới triển khai thực hiện, kinh nghiệm chưa có nên bà Bùi Thị Anh đã không ít lần thất bại. Với ý chí quyết tâm, sự kiên, trì chịu khó học hỏi bà Anh đã dần làm chủ được quy trình và sản xuất ngày càng hiệu quả.

Nông dân Hà Tĩnh trồng loại cây “siêu sạch”, 10 ngày thu hoạch được, bán giá cao. - Ảnh 1.

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), đã thành công với mô hình trồng trồng nấm sò trắng, nấm sò xám đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: PV

Bà Bùi Thị Anh, cho biết: “Nhận thấy nấm sò, mộc nhĩ là những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng những sản phẩm này được bày bán ở chợ chủ yếu nhập từ các nơi khác về. Với suy nghĩ, những vùng khác người dân sản xuất được mà địa phương mình không, trong khi các nguyên liệu trồng nấm dễ kiếm nên tôi đã bắt đầu tìm hiểu và xây dựng mô hình trồng nấm”.

Năm 2020, qua tìm hiểu bà Anh đã đến Trung tâm nghiên cứu phát triển nấm và Tài nguyên sinh vật (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh) mua 10 bịch phôi nấm về treo. Dù đã tìm hiểu khá kỹ về quy trình chăm sóc nhưng lứa nấm đầu tiên đã cho kết quả không như mong đợi. Các nụ nấm còi cọc, một số bị nấm bệnh tấn công, sản lượng đạt thấp. Bà Anh đã không nản chí mà xem đó là bài học kinh nghiệm để tiếp tục cho những lần sau.

Nông dân Hà Tĩnh trồng loại cây “siêu sạch”, 10 ngày thu hoạch được, bán giá cao. - Ảnh 2.

Mỗi năm, cơ sở trồng nấm sò trắng, nấm sò xám của bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) cung cấp 10 tấn nấm sò và 15.000 -20.000 bịch phôi. Ảnh: PV

Chính suy nghĩ đó, sự kiên trì, chịu khó, nhạy bén trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, những lứa nấm tiếp theo dần được cải thiện và cho sản phẩm tốt hơn. Sau gần 2 năm “dùi mài kinh sử”, từ việc chỉ mua bịch phôi về treo thì cơ sở sản xuất nấm của bà Anh đã nuôi trồng thành công vừa nhân được giống nấm để chủ động trong sản xuất vừa cung cấp bịch phôi cho nhiều hộ dân có nhu cầu.

Nông dân Hà Tĩnh trồng loại cây “siêu sạch”, 10 ngày thu hoạch được, bán giá cao. - Ảnh 3.

Nguyên liệu trồng nấm sò trắng, nấm sò xám chủ yếu là rơm rạ, bông phế liệu, mùn cưa, bã mía, vỏ hạt cà phê… Ảnh: PV

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, ngoài xưởng sản xuất nấm 500m2 trước đó, đầu năm 2024, cơ sở đã mở rộng thêm một nhà xưởng 800m2 chuyên treo bịch phôi. Nhà xưởng được đầu tư bài bản với các giàn treo bằng sắt kiên cố, giàn hấp bịch phôi, kho lạnh bảo quản nấm cùng nhiều máy móc thiết bị được đầu tư để xây dựng một quy trình khép kín, quy mô gần 100 tấn nguyên liệu/năm, cách làm này giúp tăng năng suất và giảm công lao động, từ đó giảm được chi phí.

Nông dân Hà Tĩnh trồng loại cây “siêu sạch”, 10 ngày thu hoạch được, bán giá cao. - Ảnh 4.

Mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám, nguyên liệu vào túi nilon chịu nhiệt kích thước 25-35cm, trọng lượng 1,5-2kg/túi. Ảnh: PV

Theo bà Anh, trồng nấm không quá phức tạp, nhưng nếu không nắm rõ quy trình kỹ thuật thì khó thành công. Bởi thế trong sản xuất bà Anh luôn tuân thủ từng công đoạn, từ nguyên vật liệu, giống, sấy hấp, chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm, các tiêu chí về nhiệt độ, ánh sáng.

Quá trình trồng đến khi thu hoạch không sử dụng thuốc kích thích, chất bảo quản, nước tưới phải đảm bảo sạch nên loại bỏ được sâu bệnh ngay từ đầu, sản phẩm cung cấp ra thị trường luôn sạch, an toàn vệ sinh.

“Đếm” tiền triệu mỗi ngày

Hiện nay, sản phẩm chính của cơ sở là nấm sò trắng và nấm sò xám. Với 20.000 bịch, mỗi năm cho thu 10 tấn nấm sò. Ngoài ra, mỗi năm cơ sở còn xuất bán 15.000-20.000 bịch phôi cho các hộ dân có nhu cầu.

Nông dân Hà Tĩnh trồng loại cây “siêu sạch”, 10 ngày thu hoạch được, bán giá cao. - Ảnh 5.

Theo bà Bùi Thị Anh thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), bịch nấm được cấy chuyển vào nơi ươm, đặt trên giá, khoảng cách các bịch 5-7cm, nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ và không cần ánh sáng. Ảnh: PV

Theo tính toán của bà Anh, giá bán hiện nay 40.000 – 45.000 đồng/kg nấm sò và 7000-8000 đồng/bịch phôi nấm, mỗi năm gia đình có thu nhập trên 250 triệu đồng. Điều đáng nói, sản phẩm nấm sò tại cơ sở chị Anh luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được nhiều khách hàng tin tưởng đặt mua.

Hiện cơ sở trồng nấm của bà Anh đang tạo việc làm cho 6 lao động địa phương với mức lương khoảng 5 triệu/người/tháng và nhiều lao động thời vụ.

Nông dân Hà Tĩnh trồng loại cây “siêu sạch”, 10 ngày thu hoạch được, bán giá cao. - Ảnh 6.

Mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám của gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ảnh: PV

“Tới đây, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống tưới nước tự động, sản xuất thêm các loại nấm có giá trị kinh tế cao như nấm Linh chi, nấm lim xanh. Đồng thời, tìm hiểu thêm thông tin, nghiên cứu các phương pháp mới theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu thị trường”, bà Anh chia sẻ thêm.

Tích lũy được kinh nghiệm, chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiếp cận mô hình mới đã giúp gia đình bà Bùi Thị Anh xây dựng thành công mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao ngay trên mảnh đất quê hương.

Nông dân Hà Tĩnh trồng loại cây “siêu sạch”, 10 ngày thu hoạch được, bán giá cao. - Ảnh 7.

Sản phẩm chủ yếu là nấm sò trắng và nấm sò xám đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Chí Nguyện – Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Bắc, cho biết: “Chính quyền địa phương đánh giá cao mô hình trồng nấm của gia đình bà Bùi Thị Anh. Đây là mô hình có quy mô lớn đầu tiên của xã, đem lại hiệu quả cao, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại địa phương.

“Hiện UBND xã đang hỗ trợ hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để xây dựng sản phẩm nấm của cơ sở bà Anh tham gia chương trình sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024”, ông Nguyễn Chí Nguyện cho hay.

“Thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyên môn các cấp tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm cho bà con. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để bà con tiếp cận các nguồn vốn phát triển các mô hình sản xuất, khuyến khích bà con nhân rộng phát triển mô hình trồng nấm, nâng cao thu nhập”, ông Phan Chí Nguyện – Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Bắc, nói.





Nguồn: https://danviet.vn/nam-so-trang-nam-bao-ngu-trong-thanh-cong-treo-la-liet-mot-nong-dan-ha-tinh-giau-han-len-20241106205958259.htm

Cùng chủ đề

Trồng nấm kiểu gì mà một nông dân Hà Tĩnh bỏ tiền tỷ đầu tư, ông chủ, công nhân đều có lương tốt?

Học trồng nấm từ sách báo, tiviCựu chiến binh Phan Huy Tuận (sinh năm 1960) xuất ngũ năm 1983. Trò chuyện với chúng tôi, ông Tuận tự hào khi mình từng là lính với nhiều năm ở chiến...

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

KHÁNH HÒA Hợp tác xã Nấm Nha Trang kiên định trồng nấm theo hướng hữu cơ nên sản phẩm chất lượng, ngon,...

Liên kết để sản xuất bền vững

Nhờ liên kết chặt chẽ với người trồng, mô hình sản xuất phôi nấm của gia đình chị Nguyễn Thiên Thủy (trú tại thôn Thanh Hương 2, xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã...

20 năm trồng loại cây là ‘kho’ chứa vitamin, ông nông dân Thái Bình năm nào cũng thu 500 triệu

Trước khi đến với nghề trồng nấm, ông Hải từng làm Trạm trưởng Trạm Giống cây trồng huyện Đông Hưng, ông thường lên Viện Di truyền nông nghiệp để chọn mua thóc giống về cung cấp cho bà con sản xuất, vì thế ông được tận...

Mê ăn nấm, cô gái Bến Tre làm luôn nhà trồng nấm để khởi nghiệp

Đang có công việc ổn định tại một công ty may mặc, chị Mai Thị Ánh Xuân (hiện 33 tuổi, ngụ xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) quyết định rẽ hướng sang khởi nghiệp trồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dương Trường Giang “bắt tay” với rapper Rica hát về sự cao thượng trong tình yêu

Tối 16/12, nhạc sĩ Dương Trường Giang ra mắt MV “Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết” tại Hà Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và người hâm mộ. ...

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Nhếch nhác hầm chui cửa ngõ phía Đông TP.HCM xây 8 năm chưa xong

Sau 8 năm khởi công, hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai đến nay vẫn chưa hoàn thành. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Cùng chuyên mục

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Mới nhất

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng...

Mới nhất