Trang chủKinh tếNông nghiệpTrồng nấm kiểu gì mà một nông dân Hà Tĩnh bỏ tiền...

Trồng nấm kiểu gì mà một nông dân Hà Tĩnh bỏ tiền tỷ đầu tư, ông chủ, công nhân đều có lương tốt?


Học trồng nấm từ sách báo, tivi

Cựu chiến binh Phan Huy Tuận (sinh năm 1960) xuất ngũ năm 1983. Trò chuyện với chúng tôi, ông Tuận tự hào khi mình từng là lính với nhiều năm ở chiến trường “nếm mật nằm gai”, bao nhiêu lần đối diện với khó khăn, thử thách đã giúp ông tôi luyện ý chí sắt đá, không ngại khó, ngại khổ, không nề hà trước bất cứ việc gì. 

Sau khi xuất ngũ, trở về quê hương, ông Tuận đã lăn lộn phát triển kinh tế gia đình, hăng hái lao động sản xuất, chắt bóp từng đồng để có vốn làm ăn.

Chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên đến với nghề trồng nấm, cựu chiến binh Phan Huy Tuận cho biết: “Sau khi tôi xuất ngũ trở về quê hương, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, vất vả nên tôi đã làm đủ nghề để kiếm sống và lo cho vợ con, từ chăn nuôi gà, vịt, rồi chăn nuôi lợn, đi phụ hồ, làm thợ xây… 

Nhưng nghề chăn nuôi với quy mô nhỏ thì không hiệu quả, lại còn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, dịch bệnh khó kiểm soát. Làm thợ xây thì nặng nhọc, lâu dần sức khỏe không cho phép…

Vì vậy tôi đã tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế từ sách báo, ti vi và khá tâm đắc với mô hình trồng nấm ăn”.

Cựu binh trồng nấm, làm giàu - Ảnh 1.

Mô hình trồng nấm rơm của cựu chiến binh Phan Huy Tuận ở thôn Hòa Bình, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), mang lại thu nhập cao. Ảnh: N.H

Với nghị lực của người cựu binh, ông Phan Huy Tuận trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương. Không chỉ làm nấm giỏi, ở tuổi ngoài 60, cựu chiến binh Phan Huy Tuận được tín nhiệm bầu làm Bí thư kiêm thôn trưởng thôn Hòa Bình, xã Kỳ Phong.

Năm 2016, ông Tuận đến Trung tâm Nghiên cứu phát triển nấm và tài nguyên sinh vật (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh) mua 10 bịch phôi nấm sò về treo thử tại gia đình. 

Quá trình chăm sóc, ông nhận thấy nấm phát triển tốt, cho thu hoạch đều. Từ đó, ông bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật chăm sóc các loại nấm để nhân rộng.

Theo ông Tuận, nấm sò (còn gọi là nấm bào ngư) là loại thực phẩm sạch, có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng, lại ít tốn đất sản xuất. 

Những năm đầu, gia đình ông làm ra 30-50kg nấm/ngày, đem bán ở các chợ trong huyện Kỳ Anh. Nhận thấy sản phẩm nấm sò được nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên ông Tuận quyết định mở rộng quy mô sản xuất. 

“Mong muốn mở rộng quy mô, xây dựng nhà xưởng để phát triển trồng nấm, nhưng khó khăn nhất với tôi vẫn là nguồn vốn. 

Tuy nhiên, với quyết tâm của bản thân và sự ủng hộ từ bạn bè, người thân, nhất là từ chính quyền địa phương trong hỗ trợ vay vốn và tạo điều kiện cho tôi đi thăm các mô hình trồng nấm ở ngoài miền Bắc, nên mọi khó khăn rồi cũng dần vượt qua” – ông Tuận nhớ lại.

Gương sáng cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

Cựu binh trồng nấm, làm giàu - Ảnh 2.

Trung bình mỗi ngày gia đình ông Tuận thu hoạch được trên 100kg nấm. Ảnh: N.H

Đến nay, cựu chiến binh Phan Huy Tuận đang sở hữu trang trại trồng nấm với diện tích 850m2 (trong đó có một nhà xưởng 620m2 trồng nấm ăn, một nhà xưởng 230m2 sản xuất bịch phôi giống), với tổng chi phí đầu tư trên 1 tỷ đồng. 

Ông Tuận cho biết: “Việc đầu tư nhà kín trồng nấm tuy chi phí khá cao nhưng bù lại sử dụng được lâu dài, chắc chắn, không lo mưa tạt gió lùa làm hư hỏng hay ướt rơm rạ vào mùa đông. Còn vào mùa hè, nhiệt độ có tăng lên nhưng chủ trang trại có thể điều chỉnh được thông qua hệ thống trần thêm xốp cách nhiệt và có hệ thống tưới nước nền sàn. Bởi thế, trang trại của tôi có thể sản xuất nấm được quanh năm và cho hiệu quả cao”.

Theo ông Tuận, mô hình trồng nấm có lợi thế là tận dụng được nguồn nguyên liệu sản xuất bịch trồng nấm có sẵn tại địa phương như mùn cưa, rơm rạ sau thu hoạch nên giảm được rất nhiều chi phí. 

Tuy nhiên, việc trồng nấm cũng gặp không ít khó khăn do nấm rất nhạy cảm với biến động của thời tiết, ánh sáng, dịch bệnh, nhất là có thể bị ruồi, muỗi ký sinh đẻ trứng phá hoại phôi. Bởi vậy, người sản xuất cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. 

Đối với mỗi loại nấm sẽ có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao, bắt buộc phải làm chặt từ khâu chọn giống, sau đó nguyên liệu ủ nấm phải sạch sẽ thì chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn rất nhiều.

Đối với cây nấm sò, các nguyên liệu phải được xay nhỏ, trộn đều sau đó đóng trong bịch nylon, đưa đi hấp vô trùng rồi mới cấy giống. 

Mỗi bịch nấm ươm từ 20-30 ngày cho đến khi sợi nấm ăn kín trắng toàn bộ bịch thì tiến hành dùng dao nhọn rạch từ 6 – 9 vết rạch xung quanh bịch nấm, kích thước vết rạch phải rộng từ 2-3 cm, sâu từ 4-5cm.

Cựu binh trồng nấm, làm giàu - Ảnh 3.

Cựu chiến binh Phan Huy Tuận (phải) chia sẻ kỹ thuật trồng nấm. Ảnh: N.H

Sau khi rạch 7-10 ngày, nấm bắt đầu phát triển từ các vết rạch, khi nấm có đường kính mũ đạt từ 3 – 4cm thì tiến hành thu hoạch. Việc hái nấm, vệ sinh nấm cũng rất quan trọng để không ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nấm.

Nhờ kiên trì, chịu khó trong công việc, đến nay trại nấm của cựu chiến binh Phan Huy Tuận ngày càng phát triển. 

Với 2 nhà xưởng, mỗi năm, ông Tuận làm 17.000 bịch meo, cung cấp ra thị trường gần 10 tấn nấm sò; sản xuất 2 vạn phôi để cung cấp giống cho người dân có nhu cầu. 

Với giá bán hiện nay từ 40.000 – 45.000 đồng/kg nấm sò, 7.000-8.000 đồng/bịch phôi nấm, mỗi năm gia đình ông Tuận có thu nhập trên 200 triệu đồng. 

Sản phẩm nấm sò của gia đình ông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được nhiều khách hàng tin tưởng đặt mua. Hiện cơ sở trồng nấm của ông Tuận đang tạo việc làm cho 5 lao động địa phương, mức lương khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng và nhiều lao động thời vụ.

Bên cạnh sản phẩm nấm sò, ông Tuận đang đầu tư trồng thêm nấm rơm, các loại nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao như nấm linh chi, nấm lim xanh và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm cho người dân có nhu cầu để cùng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.





Nguồn: https://danviet.vn/trong-nam-kieu-gi-ma-mot-nong-dan-ha-tinh-bo-tien-ty-dau-tu-ong-chu-cong-nhan-deu-co-luong-tot-20240909125645428.htm

Cùng chủ đề

Vướng mặt bằng, dự án giao thông hơn 300 tỷ chưa hẹn ngày về đích

Dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 553 tại Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng, dự kiến sẽ về đích vào tháng 1/2024, song đến nay vẫn còn hàng chục hộ dân chưa đồng ý thỏa thuận đền bù. Năm 2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 553 (ĐT.553) đi qua huyện Hương Khê. Dự án...

Hình hài tuyến cao tốc hơn 100km qua Hà Tĩnh sắp hoàn thành

TPO - Sau gần 2 năm thi công, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh dài hơn 102km nhiều vị trí đã gần hoàn thiện. Các đơn vị thực hiện dự án đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ ở giai đoạn nước rút, kịp bàn giao vào tháng 4/2025. TPO - Sau gần 2 năm thi công, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh dài hơn 102km nhiều vị trí đã gần hoàn thiện. Các đơn vị thực...

Thủ phủ đào phai hối hả vào mùa tuốt lá

Những ngày này, người dân ở thủ phủ đào phai 5 cánh xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tất bật bước vào mùa tuốt lá để đào nở đúng dịp Tết. ...

Bên trong khu xạ trị ung thư đầu tiên ở Hà Tĩnh

TPO - Khu Xạ trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2024. 18/12/2024 | 14:30 TPO - Khu Xạ...

Ngành chức năng vào cuộc

TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc kiểm tra. TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc kiểm tra. Ngày 17/12, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết, sau phản ánh của Báo Tiền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có diện tích trồng lớn thứ hai cả nước, tỉnh Tây Ninh vẫn phải nhập thêm một thứ củ lắm bột từ Campuchia

Để người trồng khoai mì Tây Ninh có thể yên tâm gắn bó và làm giàu từ khoai mì (sắn), cần có một cuộc “cách mạng” từ phương thức canh tác, quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khoai mì đến công tác quản lý Nhà nước. ...

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm khi học sinh vi phạm giao thông

Nếu để xảy ra tình trạng học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông, tùy theo mức độ, hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm. ...

Danh sách mới nhất các trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025, thí sinh lưu ý

Đã có một số điều chỉnh trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025. Báo Dân Việt đăng tải thông tin mới nhất để thi sinh và phụ huynh chuẩn bị. ...

La liệt nông sản, đặc sản trưng bày tại Tuần Du lịch–Văn hóa Lai Châu năm 2024, tha hồ lựa chọn

Đến với Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, mà còn thỏa thích xem, mua các sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. ...

Thầy cô mong mỏi được đàng hoàng dạy thêm

Các giáo viên mong mỏi được đàng hoàng dạy thêm tại nhà để tăng thu nhập chính đáng, thay vì phải 'lén lút', 'dạy chui' như hiện nay. ...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Cùng chuyên mục

Có diện tích trồng lớn thứ hai cả nước, tỉnh Tây Ninh vẫn phải nhập thêm một thứ củ lắm bột từ Campuchia

Để người trồng khoai mì Tây Ninh có thể yên tâm gắn bó và làm giàu từ khoai mì (sắn), cần có một cuộc “cách mạng” từ phương thức canh tác, quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khoai mì đến công tác quản lý Nhà nước. ...

La liệt nông sản, đặc sản trưng bày tại Tuần Du lịch–Văn hóa Lai Châu năm 2024, tha hồ lựa chọn

Đến với Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, mà còn thỏa thích xem, mua các sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. ...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Tàu chở hàng bị chìm tại vùng biển Bình Định, trên tàu được xác định có 17.000 lít dầu diesel, cùng hàng hóa chủ yếu clinke. ...

Đây là con vật bản địa, lông cứng như chổi xể, nuôi thành công ở Tuyên Quang, mua nhanh còn kịp

Nằm dọc Quốc lộ 279, thôn Nà Mu, xã Sơn Phú (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) đẹp như bức tranh thủy mặc; trải dài giữa những dãy núi xanh ngút ngàn, nối nhau trùng điệp. Ít ai biết, nơi đây nổi tiếng với nghề nuôi lợn đen bản địa, thương...

Khuyến nông cộng đồng đồng hành cùng nông dân làm giàu

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Điện Biên tổ chức tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông...

Mới nhất

Phó Thủ tướng yêu cầu loại bỏ người lười biếng, thu hút người tài

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định bộ máy dù có khoa học, tinh gọn, hợp lý bao nhiêu thì hiệu lực, hiệu quả của bộ máy đó vẫn phải do con người quyết định. Phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Nội vụ, sáng 21/12, Ủy...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm...

Ngành Tài nguyên và Môi trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, năm 2025 ngành sẽ tập trung quyết tâm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đi đôi với kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo đúng định hướng, đảm bảo bộ máy sau khi sắp xếp thật sự tinh, gọn, mạnh, hoạt động...

Ngày hội Kết nối doanh nghiệp

(ĐCSVN) - Sự kiện "Ngày hội Kết nối doanh nghiệp – sinh viên trường Công nghệ" giúp sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm, học hỏi kinh nghiệm làm việc chuyên môn thực tế và định hướng phát triển sự nghiệp vững vàng trong tương lai. Ngày 21/12, tại Hà Nội, Trường Công nghệ , Đại học Kinh tế...

Năm 2024, đã xử lý kỷ luật hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức

Kinhtedothi-Thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), năm 2024 trên cả nước tăng cường thanh tra công vụ, công chức tại các bộ, ngành, địa phương và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, khuyết điểm trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý CBCC, nhất là quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...

Mới nhất