Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếMù mắt do đeo kính áp tròng sai cách

Mù mắt do đeo kính áp tròng sai cách


Hà NộiSau một năm đeo kính áp tròng, chàng trai 25 tuổi thấy mắt nổi cộm, nhìn mờ, mất thị lực hoàn toàn, bác sĩ chẩn đoán mù do viêm loét giác mạc.

Chàng trai bị cận từ năm lên 6 tuổi và bắt đầu sử dụng kính áp tròng ban ngày với độ cận -4 diop. Từ đó, anh thích đeo kính áp tròng nhưng chỉ sử dụng thường xuyên trong vòng một năm trở lại đây.

Bệnh nhân cho biết trước đây công việc chủ yếu là ở văn phòng nên việc tháo, rửa kính thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên, từ hè năm ngoái, anh phải đi công trình nhiều hơn nên việc sử dụng kính áp tròng có nhiều bất tiện. Có lần khi đang lắp kính áp tròng vào mắt, kính rơi xuống đất, anh nhặt lên lắp lại vì không mang dự phòng kính gọng. Thậm chí, có những ngày về nhà không kịp tháo kính vệ sinh mắt nên bệnh nhân đeo kính áp tròng cả 24 giờ.

Gần đây, nam thanh niên thấy mắt xuất hiện vết xước, mắt nổi cộm, nhìn mờ, đến Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám. Tại đây, bác sĩ kết luận anh bị viêm loét giác mạc dẫn đến mất thị lực. Trước mắt, cần điều trị để không ảnh hưởng đến cấu trúc mắt, sau đó phẫu thuật ghép giác mạc để lấy lại thị lực.





Nguy cơ mù mắt khi đeo kính áp tròng sai cách. Ảnh:Freepik

Nguy cơ mù mắt khi đeo kính áp tròng sai cách. Ảnh:Freepik

Ngày 16/7, Ths.Bs Hoàng Thanh Nga, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, cho biết kính áp tròng mang nhiều tiện lợi nếu đeo đúng chỉ định, phương pháp và vệ sinh sạch sẽ. Song, bệnh nhân đeo không đúng chỉ định, ví dụ trên bề mặt nhãn cầu đang viêm nhiễm, đeo kính qua đêm, hoặc kính dùng một lần nhưng dùng nhiều lần, không ngâm rửa kính bằng nước chuyên dụng…, dễ dẫn tới nhiễm trùng. Kính áp tròng sẽ tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt giác mạc, làm tổn thương lớp biểu mô bao phủ bên ngoài. Khi mất hàng rào bảo vệ, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm.

“Dù có điều trị khỏi thì vẫn để lại sẹo, nặng sẽ gây mù lòa. Nếu bệnh nhân không kiểm soát được bằng thuốc, không có điều kiện để ghép giác mạc thì trường hợp nặng nhất là phải bỏ mắt”, bác sĩ Nga nói.

Theo bà Nga, bệnh nhân này làm việc ngoài công trường xây dựng nhiều bụi bẩn. Khi đeo kính tiếp xúc, nước mắt không thể thực hiện cơ chế rửa trôi nên vi khuẩn dễ xâm nhập. Bên cạnh đó, thói quen thường xuyên đeo kính qua đêm làm tăng nguy cơ tổn thương trên biểu mô giác mạc. Ngay sau khi thấy vết xước, người bệnh không đi khám ngay, lâu dần mới dẫn tới tình trạng mất thị lực.

Hiện, nhiều bệnh nhân tự ý mua kính áp tròng trôi nổi bên ngoài, không đeo kính theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất, đặc biệt là các loại kính áp tròng đổi màu giúp đồng tử giãn to, đẹp hơn, gây nhiều biến chứng cho mắt. Khi sử dụng kính áp tròng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mọi người không nên quá lạm dụng kính áp tròng mềm. Không nên sử dụng kính trên 12 tiếng mỗi ngày, không đeo kính khi đi ngủ hoặc đi tắm. Sử dụng nước chuyên dụng để làm sạch kính. Không sử dụng chung kính với người khác. Không nên tái sử dụng nhiều lần.

Lê Nga




Source link

Cùng chủ đề

Kính áp tròng xanh, đỏ bắt trend, đeo có nguy hại?

Gần đây, kính áp tròng không chỉ được nhiều bạn trẻ bị cận, loạn... sử dụng mà nhiều bạn trẻ không bị cận cũng chọn những kính áp tròng không độ có màu xanh, đỏ, tím... để bắt trend. Nhiều bạn trẻ nghe theo...

Glôcôm – kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng

Glôcôm là bệnh hàng đầu gây mù lòa không hồi phục bởi tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Glôcôm, còn gọi là thiên đầu thống hay cườm nước, là nhóm bệnh mà nhãn áp tăng quá mức chịu đựng, gây lõm, teo đĩa thị thần kinh và tổn hại thị trường (trường nhìn của mắt) không hồi phục. Nhiều bệnh nhân bị mù một mắt do glôcôm mà không hay biết, vì vậy bệnh được ví...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

Cùng chuyên mục

Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao

Trong mỗi giải đấu thể thao, dù là phong trào hay chuyên nghiệp đội ngũ y tế luôn luôn có để hỗ trợ các vận động viên không may dính chấn thương khi thi đấu. Vậy làm thế nào để phát huy hết năng lực của đội ngũ y tế? ...

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh...

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ khiến lưng dễ bị đau mỏi kéo dài, thậm chí dẫn đến những tổn thương như thoái hóa đĩa đệm....

Mới nhất

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho...

Vingroup tách VinFast, lập công ty vốn gần 2.500 tỉ đồng

Động thái tách Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast được hội đồng quản trị Vingroup thực hiện ngay sau khi cam kết hỗ trợ về tài chính cho thương hiệu xe điện này. ...

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ...

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc,...

Mới nhất