Trang chủDataMột thập kỷ sứ mệnh gìn giữ hòa bình - Bài 1:...

Một thập kỷ sứ mệnh gìn giữ hòa bình – Bài 1: Điểm sáng trong quan hệ đa phương

Quyết định cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng theo chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và các ban, bộ, ngành.

Lễ tiễn Đội Công binh số 2 tại Sân bay quốc tế Nội Bài ngày 882023 Ảnh TTXVN

Một thập kỷ qua, việc tham gia chủ động, hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam đã góp phần tích cực nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình đó có sự đóng góp quan trọng của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam – Cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Quốc phòng. Chặng đường 10 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, từ Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (năm 2014) đến Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (từ năm 2017 tới nay) đã ghi lại nhiều dấu ấn với những bước tiến không nhỏ, đóng góp vào hoạt động đối ngoại của đất nước nói chung và đối ngoại quốc phòng nói riêng.

Nhân kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (27/5/2014 – 27/5/2024), phóng viên TTXVN thực hiện chùm bài “Một thập kỷ sứ mệnh gìn giữ hòa bình”.

Bài 1: Điểm sáng trong quan hệ đa phương

Hoạt động gìn giữ hòa bình là một cơ chế đặc biệt, được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triển khai lần đầu tiên vào năm 1948, đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, chấm dứt xung đột, xây dựng hòa bình bền vững tại hàng chục quốc gia. Việc tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế. Hành trình 10 năm đánh dấu những bước trưởng thành mạnh mẽ của Việt Nam trong quá trình tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, góp phần thực hiện sứ mệnh nhân đạo cao cả, kiến tạo hòa bình bền vững cho thế giới, qua đó nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của cộng đồng và truyền thông quốc tế.

Quá trình chuẩn bị lâu dài, tích cực

Ngày 20/9/1977, Liên hợp quốc – tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó các thách thức toàn cầu – chính thức kết nạp Việt Nam trở thành quốc gia thành viên thứ 149. Từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu tham gia đóng góp kinh phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc theo tỷ lệ phần trăm GDP do Liên hợp quốc và Việt Nam thỏa thuận.

Suốt trong những năm từ 2005 – 2012, Đảng, Chính phủ, Bộ Ngoại giao… đã ban hành, phê duyệt chủ trương và tổ chức nhiều chuyến nghiên cứu, khảo sát thực tế, đến một số phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; tham quan, học hỏi mô hình, kinh nghiệm của một số quốc gia đối tác để chuẩn bị lực lượng tham gia hoạt động này.

Ngày 23/11/2012, Bộ Chính trị thông qua “Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc”. Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, trong đó đề ra định hướng: “Chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương”, “trong đó có việc tham gia các hoạt động ở mức cao hơn, như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…”.

Ngày 27/5/2014, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Tháng 6 cùng năm, Việt Nam chính thức cử hai sĩ quan quân đội đầu tiên đi làm nhiệm vụ tại phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, tháng 11/2017, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam được tổ chức lại thành Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam; đồng thời tháng 1/2018 chuyển giao Tổ Công tác liên ngành từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Quốc phòng để bảo đảm sự tập trung, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.

Chủ trương này tiếp tục được cụ thể hóa tại Nghị quyết 806-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, được nêu rõ trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019: “… giữ nước từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình; tạo lập và củng cố niềm tin bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo đảm bình đẳng cùng có lợi; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp, tăng cường vị thế quốc tế và độc lập, tự chủ của đất nước” và “Việt Nam tiếp tục đóng góp thực chất và mở rộng quy mô, phạm vi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc”.

Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài, tích cực, chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, đồng bộ và toàn diện trên tất cả các mặt từ hợp tác quốc tế, xây dựng cơ chế pháp lý, chính sách trong nước đến xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng, huấn luyện, mua sắm trang bị, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật… Đây là những nội dung phức tạp, quan trọng, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, ban, ngành, tổ chức trong và ngoài quân đội, cả trong nước và quốc tế.

Cùng với quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý, chúng ta đã triển khai nghiên cứu, đề xuất và bước đầu thực hiện chính sách bảo đảm cho lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc một cách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị và cá nhân tham gia hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từ đó nâng cao uy tín của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá, từ khi ra đời, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, nay là Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã xác định rất rõ ba chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chiến lược về việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành toàn bộ công tác chuẩn bị, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Liên hợp quốc và tại các phái bộ. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng gìn giữ hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam và của Việt Nam tại Liên hợp quốc và tại các phái bộ.

“Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã thực hiện rất tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đóng góp vào việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nói chung và đối ngoại quốc phòng nói riêng nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam, của Quân đội Việt Nam”, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh.

Trụ cột quan trọng trong đối ngoại quốc phòng

Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân tại Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội lên đường thực hiện nhiệm vụ của LHQ tại Phái bộ UNISFA ngày 882023 Ảnh TTXVN

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một trong những trụ cột của đối ngoại quốc phòng, là điểm sáng trên nhiều bình diện trong quan hệ đa phương của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong 10 năm, dù còn gặp rất nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan, nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam đã được thực hiện hiệu quả.

Theo Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, một thập kỷ qua, chúng ta đã cử 804 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp triển khai theo hình thức cá nhân và đơn vị, trong đó có 5 thê đội của Bệnh viện dã chiến cấp 2 triển khai tại phái bộ UNMISS (Nam Sudan); 2 thê đội của Đội Công binh triển khai tại phái bộ UNISFA (khu vực Abyei) và 114 lượt sĩ quan triển khai theo hình thức cá nhân tại Trụ sở Liên hợp quốc, phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và phái bộ huấn luyện của Liên minh châu Âu tại Cộng hòa Trung Phi.

Các đơn vị và các sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam triển khai đã hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ Liên hợp quốc và Bộ Quốc phòng giao. Nhiều sĩ quan khi kết thúc nhiệm kỳ được Liên hợp quốc đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tặng thưởng Bằng khen, Thư khen. Đặc biệt, 100% cán bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam được chỉ huy các phái bộ thay mặt Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Số lượng cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Việt Nam cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của Liên hợp quốc và các quốc gia cử quân khác.

Theo đánh giá của chỉ huy phái bộ và các cơ quan của Liên hợp quốc, lực lượng gìn giữ hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo, kỷ luật cao và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với chỉ huy các phái bộ cũng như bạn bè, đồng nghiệp quốc tế.

Lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, nhất là các đơn vị như Đội Công binh tại khu vực Abyei và Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Cộng hòa Nam Sudan đã tích cực giúp đỡ chính quyền và người dân địa phương, như: tham gia xây dựng đường, cải tạo lớp học; tổ chức dạy học tình nguyện; khoan giếng nước tặng khu dân cư địa phương và các trường học; tổ chức khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân…

Với những kết quả tiêu biểu trong công tác thiện nguyện, Đội Công binh Việt Nam được Chỉ huy phái bộ UNISFA, chính quyền địa phương và người dân khu vực Abyei đánh giá cao vì đã góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương và phái bộ. Bên cạnh đó, các đơn vị và tổ công tác tại các phái bộ luôn chấp hành nghiêm mọi quy định của Liên hợp quốc, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trên các cương vị được phân công, góp phần khẳng định trách nhiệm, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.

Cùng với đó, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam còn làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh người lính mũ nồi xanh Việt Nam cũng như hình ảnh, truyền thống, phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới đến với bạn bè, đồng nghiệp quốc tế, với đồng bào trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.

Bề dày truyền thống suốt 10 năm qua mà các thế hệ đã cống hiến, xây dựng và vun đắp chính là niềm tin, niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, chiến sĩ Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam hôm nay. Với những thành tích đạt được, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2019), Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (năm 2021), liên tục nhiều năm được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tặng Cờ thi đua trong Phong trào Thi đua Quyết thắng (các năm: 2018, 2019, 2021, 2022, 2023) và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Bài 2: Cam kết mạnh mẽ, đóng góp lâu dài

Cùng chủ đề

Vinh danh 60 sản phẩm, dịch vụ xanh hóa và số hóa

Với chủ đề trọng tâm "Thương hiệu tích cực - Tiêu dùng bền vững", chiều 20/12, chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024 đã công bố và vinh danh Top 10 Sản phẩm - Dịch vụ ấn tượng...

Biết ơn, khắc ghi sự hy sinh to lớn cho đất mẹ Việt Nam ‘nở hoa độc lập, kết trái tự do’

Trong lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, đại diện cựu chiến binh Việt Nam và thế hệ trẻ đã có những chia sẻ niềm tự hào bề dày truyền thống 80 năm của QĐND Việt Nam anh hùng; thể hiện sự khắc ghi, biết ơn sâu sắc những công lao, sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ,...

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Trong 2 ngày 19 và 20/12, Phòng Dân tộc thị xã Ayun Pa (UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2024.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền...

Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất

Trong 29 khu đất dự kiến đưa ra đấu thầu trong 2 năm 2025 và 2026, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đề cập mới có Dự án Khu đô thị Cát Hải là đang thẩm định hồ sơ để phê duyệt chủ trương đầu tư. Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đấtTrong 29 khu đất dự kiến đưa ra đấu thầu trong 2 năm 2025...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp viên Đường sắt gửi trả hành khách Campuchia hàng xấp ngoại tệ bỏ quên trên tàu

Sáng nay, nhân viên tàu SE3 vừa bàn giao cho bộ phận khách vận ga Huế để trao lại tài sản và nhiều ngoại tệ giá trị hành khách bỏ quên khi xuống tàu. Trưởng tàu Thống nhất SE3 Nguyễn Hoàng Diễm cho biết, sáng nay (20/12), tổ tàu đã phát hiện tài sản giá trị khách bỏ quên trên tàu khi xuống tàu tại ga Huế. Cụ thể, sau khi tàu SE3 rời ga Huế, tiếp tục hành...

ACECOOK VIỆT NAM TRAO 400 SUẤT HỌC BỔNG VỚI TỔNG GIÁ TRỊ HƠN 3.3 TỶ VNĐ CHO HỌC SINH SINH VIÊN

ACECOOK VIỆT NAM TRAO 400 SUẤT HỌC BỔNG VỚI TỔNG GIÁ TRỊ HƠN 3.3 TỶ VNĐ CHO HỌC SINH SINH VIÊN Acecook Việt Nam tiếp tục lan tỏa giá trị hạnh phúc thông qua chương trình học bổng Acecook Happy Scholarship 2024. Năm thứ 9 triển khai, chương trình tiếp tục trao đi 400 suất...

Bình minh trên Nóc nhà Đông Dương

Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam với 3.143 m, cũng là cao nhất trong ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" 5h30 mặt trời mọc, những tia nắng đầu tiên trong ngày xuất hiện chiếu sáng cột mốc cao nhất của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Thời tiết trên đỉnh núi thay đổi liên tục, lúc thì mây phủ trắng, lúc lại trong veo, lúc mưa nhỏ lúc thì...

Tranh Thuyền Tranh Đồng Thúc Thủ Công: Tinh Hoa Nghệ Thuật Truyền Thống.

Tranh thuyền và tranh đồng thúc thủ công là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được chế tác hoàn toàn bằng tay bởi các nghệ nhân tài hoa. Đây là một trong những biểu tượng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam, mang đậm nét văn hóa và tinh hoa của dân tộc. Chất Liệu: Đồng Vàng Đồng vàng là chất liệu chính được sử dụng trong việc chế tác tranh thuyền tranh đồng thúc thủ công. Đồng vàng có...

TRẬN BẠCH ĐẰNG, MỘT BỨC TRANH SƠN MÀI QUÝ CỦA NGUYỄN GIA TRÍ

Năm 1998, nhiều tờ báo, nhất là các báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa tin về việc “tìm ra” một bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí. Có thể nói, đây là một bức tranh lạ, cả về đề tài lẫn cách thể hiện so với những gì trước đó người ta vốn biết về nghệ thuật ông. Bức tranh gồm bốn tấm, tức là theo thể thức Nguyễn Gia Trí ưa dùng, mà từ xưa...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nghề điêu khắc làng đá Ninh Vân

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Thác Tác Tình – Viên ngọc quý của Lai Châu

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, thác Tác Tình như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Với độ cao ấn tượng và dòng nước đổ xuống mạnh mẽ, thác Tác Tình tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.  

Hồn Chu Ru trên đôi nhẫn tình

Nhẫn tình Chu Ru là một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Chu Ru, mang đậm dấu ấn của tình yêu đôi lứa và truyền thống của cộng đồng. Chiếc nhẫn không chỉ đơn thuần là một món trang sức mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về tình cảm, sự gắn kết và lời hứa trọn đời.

Bánh đa nướng – món quà quê vùng Thanh Hóa

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Miếu Bảo Hà – Ngôi đền linh thiêng với nhiều bí ẩn 0 0

Làng tạc tượng Bảo Hà được coi là cái nôi của nghề tạc tượng Việt Nam, thuộc huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Đây cũng là nơi có Miếu Bảo Hà thờ tượng Linh Lang Đại vương có thể tự đứng lên ngồi xuống như người thật, khiến nhiều người đến tham quan ngôi miếu phải kinh ngạc. Đây là sự sáng tạo mang nét tinh tế của người dân làng tạc tượng Bảo Hà từ nhiều đời nay. Bởi...

Mới nhất

Khoảng 100.000 người dân đã đăng ký tham quan Triển lãm quốc phòng quốc tế

Theo thông tin từ ban tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, bắt đầu từ 9h ngày mai 21-12, người dân có thể vào tham quan triển lãm tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội. ...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. ...

Mỹ: Ăn hàu sống, ít nhất 80 người nhiễm Novovirus

Một sự kiện tôn vinh các nhà hàng hàng đầu ở Los Angeles đã khiến ít nhất 80 người bị bệnh do bùng phát Norovirus liên quan đến hàu sống, Sở Y tế công cộng quận Los Angeles xác nhận với ABC News. ...

Lớp học ‘ánh sáng xanh’ của thầy giáo trẻ

Khi các em còn cần, tôi sẽ còn dạy, cho dù lớp chỉ có một trò. Riêng với lớp học ‘Ánh sáng xanh’ không có ai giàu, nghèo, giỏi, dở, các em như nhau và...

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại Núi Bà Đen ở Tây Ninh

Dưới hệ thống ánh sáng lấp lánh được tạo nên từ hơn 3.500 ngọn đèn led được tạo hình bởi các biểu tượng Phật giáo an yên, đỉnh Núi Bà Đen trở thành một thiên đường của các trải nghiệm đêm linh thiêng.Khám phá các công trình văn hóa tâm linh độc đáo trên núi Bà ĐenKhai mạc Tuần...

Mới nhất