Trang chủDestinationsNinh BìnhMột gia đình công giáo tiêu biểu

Một gia đình công giáo tiêu biểu



“Chúng tôi luôn dạy dỗ các con phải yêu lao động, chăm chỉ học hành. Có như vậy thì các con mới có kiến thức, sau này trở thành người có ích, cuộc sống bớt đi những khó khăn, vất vả…” – Đó là tâm sự của ông Đỗ Văn Quán, 80 tuổi và bà Nguyễn Thị Khuy, 78 tuổi, thôn Xuân Hội, xã Xuân Chính (huyện Kim Sơn) – một gia đình công giáo hiếu học, luôn nỗ lực, tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa.

Bước vào ngôi nhà của ông Đỗ Văn Quán bắt gặp một không gian sống xanh, sạch, đẹp, thoáng mát. Ngôi nhà gỗ cổ xinh xắn, mái ngói đỏ tươi nằm vuông vắn trong khuôn viên nhiều cây xanh và hoa trái. Sân vườn rộng, các khu vực trồng cây ăn quả lâu năm, cây cảnh, ao thả cá, khu chăn nuôi… được bố trí phù hợp. Nổi bật trong đó là khu vườn nhỏ trước cửa nhà với hàng chục cây hoa hồng, hoa giấy đang nở rộ, rực rỡ sắc màu.

Bên chén trà thơm và các loại trái cây được thu hái trong vườn nhà, ông Đỗ Văn Quán nhớ lại những năm tháng vất vả, khổ cực, “nhịn ăn, nhịn mặc” nuôi 6 người con (3 trai, 3 gái) trưởng thành. Không những vậy ông bà Quán cũng vẹn toàn trách nhiệm trong việc dựng vợ, gả chồng cho các con khi đến tuổi lập gia đình. 

“Trái ngọt” giúp ông bà an hưởng tuổi già là khi các con đều có việc làm ổn định, gia đình chung sống hạnh phúc, đặc biệt là sự hiếu thuận của các con khi luôn dành sự quan tâm, chăm sóc, động viên cha mẹ sống vui, sống khỏe.

Ông Quán chia sẻ: Cách đây mấy chục năm, ở vùng nông thôn đời sống gia đình nào cũng khó khăn, vất vả. Nhà đông con, sinh dầy, con cái nheo nhóc như nhà tôi càng đói khổ hơn. Công việc nhà nông nhiều, vợ chồng tôi thực sự không bao giờ dám nghĩ đến việc nghỉ ngơi. Ngoài làm nông tôi còn có nghề may đo nhưng ngày ấy ai cũng khó khăn, số người may quần áo cũng không nhiều, thu nhập từ nghề chẳng đáng là bao. Để có tiền lo cho các con ăn học, vợ chồng tôi phải cấy thêm hàng mẫu lúa, sang tận Nam Định để buôn khoai, buôn gạo…. 

“Là gia đình công giáo, chúng tôi luôn ghi nhớ trong các điều răn dạy giáo lý của người Công giáo, tình yêu thương, chia sẻ, hiếu thuận luôn được đặt lên hàng đầu. Nên ngay từ khi các con còn nhỏ, vợ chồng tôi cùng thống nhất giáo dục các con phải biết kính trên nhường dưới, yêu thương cha mẹ, anh em, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, cần lấy cái gốc, truyền thống gia đình để tích cực lao động, chịu khó học hành… tự rèn luyện bản thân, lập thân – lập nghiệp.”- ông Quán chia sẻ.

Một gia đình công giáo tiêu biểu
Ông bà Quán cắt tỉa, chăm sóc những cây cảnh trước sân nhà.

 

Nghe lời bố mẹ, các con ông Quán đều chăm chỉ học hành, đạt nhiều thành tích. Trong 6 người con, có 3 người theo học tại các trường đại học, trong đó 2 người theo học ngành Y. Hiện nay, 2 con trai và 1 con dâu của gia đình ông Quán đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. Còn lại các con làm việc và kinh doanh, buôn bán tại thành phố Ninh Bình và quê hương Kim Sơn. 

Đến nay, các con dâu, rể của gia đình ông Quán đều có việc làm ổn định, kinh tế khá giả. Đặc biệt, các cháu nội, ngoại trong đại gia đình đều học giỏi. Nhiều cháu đã nỗ lực thi đỗ và theo học tại Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, sau đó vào học tại các trường đại học tốp đầu của cả nước như Đại học Y, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học FPT. Có cháu hiện đi du học tại Nhật Bản, có cháu đã ra trường và được nhận vào làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp đòi hỏi về trình độ chuyên môn và kỹ năng, ngoại ngữ tốt.

Để xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hóa, theo ông Đỗ Văn Quán, tình yêu thương, sự gắn kết gia đình có vai trò rất quan trọng. Hiện căn nhà gỗ cổ đã có tuổi đời hơn 100 năm, được ông giữ gìn từ thời ông cha, luôn được tu sửa khang trang, trở thành nơi con, cháu trở về tụ họp vào những ngày cuối tuần. Còn thường ngày, khi các con đều có gia đình riêng, lo cho tổ ấm của mình, ông và bà chăm sóc, động viên nhau cùng sống vui, sống khỏe, trở thành tấm gương cho con, cháu noi theo.

Chị Đỗ Thị Thanh, con gái ông Đỗ Văn Quán và bà Nguyễn Thị Khuy chia sẻ: Tôi lấy chồng cùng làng, làm buôn bán nhỏ tại quê hương. Phát huy truyền thống gia đình, công lao của bố mẹ, tôi chăm chỉ lao động, xây dựng kinh tế gia đình, đồng thời quan tâm, động viên các con chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn. Hiện các con tôi đều đã lớn, học xong đại học và có việc làm ổn định. Tôi sống gần nhà bố mẹ nên có thể chạy đi chạy lại, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống của cha mẹ, tận tình chăm sóc khi trái gió trở trời, làm gương cho các em và giúp bố mẹ sống vui, sống khỏe. 

Theo chị Nguyễn Thị Thu Hiền, công chức văn hóa xã Xuân Chính (huyện Kim Sơn), gia đình ông Đỗ Văn Quán là gia đình công giáo đạt nhiều danh hiệu, như gia đình hiếu học, gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc tiêu biểu của xã. Nhiều năm qua, gia đình ông Quán luôn gương mẫu và thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động tại địa phương. Bản thân ông, bà cùng gia đình luôn sống gương mẫu, hài hòa, tình nghĩa, đạt được các tiêu chuẩn trong xây dựng gia đình “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, được anh em dòng họ, bà con làng xóm tin yêu, quý mến. Tấm gương sống và nuôi dạy con, cháu hiếu thảo của ông bà Quán luôn được người dân địa phương xem trọng và noi theo.

Bài, ảnh: Huy Hoàng





Source link

Cùng chủ đề

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình tổ chức phát động cuộc thi ảnh báo chí "Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ". ...

Phát động Cuộc thi Ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

(CLO) Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình tổ chức phát động Cuộc thi Ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”. ...

Đặc sản Ninh Bình ‘mọc’ từ đá, chỉ có sau mưa rào, ăn vừa mát vừa giòn

Xuất hiện sau những cơn mưa rào, ở nơi khe núi còn đọng nước, dún đá được người dân Ninh Bình “săn lùng” về làm nguyên liệu chế biến món ăn. Dún đá (rêu mọc trên đá, hay còn gọi mầm rêu) từ lâu đã được xem như đặc sản quen thuộc ở Ninh Bình. Đây là loại rêu thường xuất hiện vào mùa hè, hình thành trên các khe đá đọng nước của vùng núi đá vôi trắng sau...

Phục dựng màu di ảnh liệt sỹ trao tặng gia đình thân nhân

(Dân trí) - Những tấm ảnh đen trắng cũ kỹ sẽ được họa sĩ phục dựng màu, trao tặng cho thân nhân các gia đình liệt sỹ. Ngày 5/11, Hội Cựu Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị đang phối hợp với tổ chức Trái tim người lính Việt Nam, sưu tầm và phục dựng màu di ảnh thờ liệt sỹ để trao tặng cho thân nhân các gia đình liệt sĩ.Trung tướng Bùi Bá Định, Chủ tịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước đề phòng lốc sét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/9, mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ...

Bài đọc nhiều

10 địa điểm cho thuê xe máy ở Ninh Bình giá rẻ giao tận nơi

Thuê xe máy Ninh Bình du lịch có ưu điểm gì?Với những ai ở gần, tự chạy xe máy là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, những bạn ở xa thì thuê xe máy Ninh...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Cùng Sim Thăng Long tìm hiểu ý nghĩa số 39 và giải đáp những thắc mắc về con số này

Ý nghĩa số 39 theo quan niệm dân gian Trong dân gian, số 39 còn được gọi là con số Thần Tài - một vị thần ban phát tài lộc, mang đến sự may mắn. Người xưa tin rằng,...

Cùng chuyên mục

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

24 giờ khám phá phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư nằm ở quần thể công viên Hồ Kỳ Lân và Khách sạn Hoa Lư, được khánh thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình này được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X. Có thể nói Phố cổ Hoa Lư chính là bức tranh giúp tái hiện và phục dựng được toàn bộ những nét đẹp về kiến trúc, đời sống...

Mới nhất

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. ...

“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”

Đây là yêu cầu và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 9/11. ...

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ,...

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày...

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Mới nhất