Mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân

Báo Bến TreBáo Bến Tre21/04/2023


Hộ ông Nguyễn Văn Bớt, ngụ xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam làm đủ nghề từ chăn nuôi đến bán dao chạy chợ, làm thuê.

Hộ ông Nguyễn Văn Bớt, ngụ xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam làm đủ nghề từ chăn nuôi đến bán dao chạy chợ, làm thuê.

Phối hợp thực hiện

Năm 2023, Sở LĐ-TB&XH đề ra mục tiêu tập trung thực hiện các hoạt động cải thiện đa dạng sinh kế của người nghèo, người cận nghèo, với phương châm hộ nghèo, hộ cận nghèo phát huy nội lực là chính. Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thông qua các chế độ chính sách, phát triển sinh kế, làm đòn bẩy giúp hộ nghèo, cận nghèo có thu nhập vượt lên mức sống tối thiểu; tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao chất lượng cuộc sống, thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và ASXH bền vững. Phấn đấu đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn dưới 2,5% (tương đương giảm 4.020 hộ nghèo).

Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác giảm nghèo bền vững và đề án thí điểm về đảm bảo ASXH năm 2022 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười cho rằng: “Năm 2023 dự đoán là sẽ có nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nhiệm vụ đặt ra cho ngành LĐ-TB&XH tỉnh rất lớn. Đây cũng là năm “bản lề” trong thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy. Bên cạnh đó, do 2 năm trước ảnh hưởng dịch Covid-19, các chỉ tiêu thực hiện theo từng năm chưa đạt. Vì thế, năm 2023 phải làm nhiều hơn mới đạt được chỉ tiêu đặt ra cho cả nhiệm kỳ”.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười giao Sở Thông tin và Truyền thông có kế hoạch cụ thể trong năm, truyền thông về công tác giảm nghèo đến tận cơ sở. Sở LĐ-TB&XH có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Sở Thông tin và Truyền thông về những nội dung cần tuyên truyền, tránh trường hợp có kế hoạch mà nội dung chi tiết, cụ thể không có.

Phấn đấu giảm 4.020 hộ nghèo

Kế hoạch phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững năm 2023 của tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn dưới 2,5% (tương đương giảm 4.020 hộ nghèo). Đây là con số không nhỏ. Hiện Sở LĐ-TB&XH đã phân loại hộ nghèo và nhận diện nguyên nhân nghèo để có giải pháp phù hợp.

Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có 28.773 hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,16%. Trong đó, 14.073 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,5% và 14.700 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,66%. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn, chiếm đến 94,68%.

Huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Ba Tri 7,55%, thấp nhất là TP. Bến Tre 0,99%. Toàn tỉnh có 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% đến dưới 14% (không có xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 14%). Xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là An Hiệp, huyện Ba Tri với 13,62%.

Có 12.590 hộ nghèo, hộ cận nghèo do nữ làm chủ hộ, chiếm tỷ lệ 43,76% so với tổng hộ nghèo, hộ cận nghèo. 24 hộ nghèo, 33 hộ cận nghèo có chủ hộ là người dân tộc thiểu số. 75 hộ nghèo, 111 hộ cận nghèo thuộc diện chính sách người có công. 5.764 hộ nghèo, 2.578 hộ cận nghèo không khả năng lao động.

Nguyên nhân nghèo, cận nghèo của hộ tập trung vào các yếu tố: thiếu vốn, thiếu đất, thiếu tư liệu, phương tiện sản xuất 15.983 hộ. Thiếu lao động, đông người 7.544 hộ. Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 4.573 hộ. Bảo trợ xã hội, ốm đau, bệnh tật 8.342 hộ. Nguyên nhân khác 1.477 hộ.

Nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu được các ngành phối hợp đưa ra như: Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia mô hình phát triển sinh kế thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp. Giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia mô hình phát triển sinh kế thông qua các hoạt động phi nông nghiệp. Hỗ trợ về y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hỗ trợ về giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường...

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững năm 2023 là 168,773 tỷ đồng. Qua đó, thực hiện các nguồn lực hỗ trợ như tiếp tục đầu tư vốn để hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia phát triển sinh kế, gồm: nguồn vốn Trung ương, địa phương bố trí qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Sử dụng nguồn vốn ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện Chương trình khởi nghiệp thoát nghèo. Lồng ghép nguồn lực hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến ngư cho hộ nghèo. Nguồn vận động hợp pháp của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể tỉnh và nguồn huy động khác.

Được biết, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đang khảo sát và sẽ vận động hỗ trợ thêm cho người hưởng bảo trợ xã hội thuộc diện khó khăn trên phạm vi toàn tỉnh để đảm bảo theo chỉ tiêu đề án ASXH.

“Cốt lõi của Đề án thí điểm về đảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 (được UBND tỉnh ban hành ngày 7-2-2022) là những đối tượng hộ nghèo mà không có khả năng thoát nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội nếu họ có mức sống thấp hơn mức sống trung bình thì chúng ta sẽ vận động các nguồn lực để làm sao bù đắp cho được bằng với mức sống trung bình. Đề án này là tâm huyết của lãnh đạo tỉnh mong muốn mang lại cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân, nhất là người yếu thế. Đây cũng là đề án duy nhất hiện nay Bộ LĐ-TB&XH chọn tỉnh để thực hiện”.

 (Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười)

Bài, ảnh: Thạch Thảo



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Lịch sự kiện

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Phượng "Singapore": Cô gái Việt gây sốt khi mỗi bữa nấu gần 30 món ăn
Việt Nam tham gia Diễn tập Hải quân đa phương Komodo 2025
Đại sứ Knapper khuyến cáo người Việt không vượt biên vào Mỹ
"Tháng Giêng cũng là tháng kiếm tiền, không còn để ăn chơi"

No videos available