Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLưu ý về cách tính điểm mới câu hỏi trắc nghiệm thi...

Lưu ý về cách tính điểm mới câu hỏi trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT

Theo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT đã công bố, hình thức các môn thi không thay đổi. Môn ngữ văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận, các môn học khác trong đó môn toán bắt buộc và 2 môn lựa chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ) thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

THÊM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẠNG THỨC MỚI

Tuy nhiên, theo định dạng đề thi từ năm 2025, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, dạng thức đã được áp dụng trong nhiều năm qua, chỉ còn sử dụng trong đề thi môn ngoại ngữ. Các môn trắc nghiệm còn lại có tối đa 3 dạng thức câu hỏi được sử dụng theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh (TS).

Lưu ý về cách tính điểm mới câu hỏi trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT- Ảnh 1.

Học sinh lớp 12 năm nay là lứa đầu tiên chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thi tốt nghiệp THPT theo cấu trúc đề mới

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Việc xóa bỏ cào bằng điểm cho các câu trả lời còn tạo cho học sinh tinh thần tự trọng. Biết thì nói mình biết, thể hiện qua câu trả lời và ngược lại, chứ không còn cứ đánh liều, tạo sự giả dối.

Thạc sĩ TRẦN VĂN TOÀN

(nguyên Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM)

Cụ thể, ngoài câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn còn có 2 dạng thức mới là câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai và trả lời ngắn.

Ở dạng thức câu hỏi đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, TS phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi TS phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Còn câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà TS phải tự điền vào phiếu trả lời.

Cả 2 dạng thức này đòi hỏi TS phải có năng lực, kiến thức kỹ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH CHÍNH XÁC HƠN

Thạc sĩ Trần Văn Toàn, nguyên Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), nhận xét 3 dạng thức câu hỏi trắc nghiệm thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đó là hướng đến đánh giá năng lực theo từng cấp độ tư duy của học sinh (HS). Trong đó, dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn quen thuộc còn dạng thức đổi mới đúng/sai gồm 4 câu, mỗi câu có 4 ý và buộc phải trả lời những ý đó đúng hay sai. Dạng thức này đòi hỏi TS phải trả lời 16 ý và thể hiện sự thông hiểu một cách thấu đáo các kiến thức đã học trong chương trình. Còn dạng thức trả lời ngắn là câu hỏi vận dụng kiến thức tổng quát để giải và được cho dưới dạng tự luận nhưng TS chỉ cần nêu lên kết quả cuối cùng trong từng câu.

Học sinh lo lắng về cách tính điểm mới

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều HS bày tỏ thái độ hoang mang, lo lắng về cách tính điểm mới ở phần 2 trắc nghiệm đúng/sai sẽ được áp dụng bắt đầu vào kỳ thi năm tới.

Lê Nguyễn Trúc Vy, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), cho biết em áp lực và căng thẳng khi làm đến phần trắc nghiệm đúng/sai. Dù đã cẩn thận và chắc chắn với 3 lựa chọn đầu tiên, Vy vẫn phải “căng não” chọn đúng ý thứ 4, phần khó nhất của câu hỏi.

“Chỉ cần sai 1 ý, cả câu em chỉ được 0,5 điểm dù 3 ý trước đó làm đúng. Như vậy, 3 câu đúng chỉ bằng 1 câu sai. Phần này có 4 câu hỏi, nếu mỗi câu sai 1 ý, em mất ngay 2 điểm rất đáng tiếc”, Vy bộc bạch.

Nguyễn Lê Đan Anh, HS lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3), cũng cảm thấy lo lắng với phần này. “Chỉ được 0,5 điểm dù làm đúng 3/4 ý khiến em nản lòng vì đã tốn nhiều thời gian suy nghĩ và trả lời. Với những ý cuối, hầu hết em và các bạn đều khoanh bừa vì đây là ý khó, em càng hoang mang khi yếu tố hên xui lại quyết định đến 0,5 điểm,” nữ sinh chia sẻ.

Uyên Phương Lê

Thạc sĩ Trần Văn Toàn cho rằng sự kết hợp 3 định dạng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá năng lực của HS chính xác hơn nhiều so với trước đây. Qua đó, khả năng phân loại TS cũng tốt hơn, đặc biệt khi sử dụng kết quả trong xét tuyển ĐH tốp đầu.

Theo thạc sĩ Phạm Lê Thanh, Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), với việc có thêm dạng thức mới, TS phải vận dụng toàn diện kiến thức và kỹ năng chuyên môn mới có thể chọn được câu trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Từ đó, phân loại được tư duy và năng lực của nhiều nhóm đối tượng HS khác nhau, chuẩn hóa và đo được năng lực thực tế của từng HS cụ thể, hạn chế được việc dùng “mẹo” hay “đoán mò” để chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Đề thi còn có sự kết hợp của hình thức câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn, đòi hỏi TS phải có năng lực, kiến thức kỹ năng cao mới có thể viết được câu trả lời chính xác, hạn chế được tình trạng “lụi” trắc nghiệm như trước đây.

Theo thạc sĩ Phạm Lê Thanh, nhìn chung, sự kết hợp nhiều hình thức câu hỏi chuẩn hóa trong đề thi sẽ giúp cho quá trình kiểm tra đánh giá năng lực HS chuẩn xác hơn, phân loại đúng năng lực từng HS.

CÁCH TÍNH ĐIỂM KHÔNG CÒN CÀO BẰNG CÁC CÂU HỎI

Với đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước, những môn thi theo hình thức trắc nghiệm chỉ có một dạng câu hỏi và tùy vào số câu hỏi của mỗi đề, thang điểm sẽ được chia đều. Dù câu hỏi dễ hay khó, thông hiểu hay vận dụng thấp hoặc cao đều cùng chung mức điểm.

Nhưng bắt đầu từ năm 2025, ngoại trừ môn ngoại ngữ sử dụng duy nhất hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho toàn bộ 40 câu hỏi với mức 0,25 điểm/câu, các câu hỏi của môn thi trắc nghiệm khác được chia thành 3 phần.

Trong đó, phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 4 phương án chọn 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng, TS được 0,25 điểm.

Phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm đúng/sai thì thang điểm không còn chia đều. Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý TS lựa chọn đúng hoặc sai. TS lựa chọn đúng 1 ý trong một câu hỏi sẽ được 0,1 điểm; đúng 2 ý trong một câu hỏi được 0,25 điểm; đúng 3 ý trong một câu hỏi được 0,5 điểm; đúng cả 4 ý trong một câu hỏi được 1 điểm.

Phần 3 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm trả lời ngắn. TS tô vào các ô tương ứng với đáp án của mình. Đối với môn toán, ở phần 3, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Các môn khác, ở phần này, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Với sự thay đổi này, thạc sĩ Trần Văn Toàn cho biết cách tính điểm ở phần 2 hay và hợp lý, tạo sự công bằng. Ở đây sẽ đánh giá được TS đánh lụi và TS học hiểu, biết. Chẳng hạn, với môn toán, ở phần 2 trả lời đúng/sai, chỉ cần chọn một ý sai là sai hết toàn bộ câu hỏi.

Thạc sĩ Trần Văn Toàn nhấn mạnh: “Việc xóa bỏ cào bằng điểm cho các câu trả lời còn tạo cho HS tinh thần tự trọng. Biết thì nói mình biết, thể hiện qua câu trả lời và ngược lại, chứ không còn cứ đánh liều, tạo sự giả dối”.

Lưu ý về cách tính điểm mới câu hỏi trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT- Ảnh 2.

Học sinh lớp 12 được hướng dẫn ôn luyện đề thi tốt nghiệp THPT theo định dạng đề mới

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

KHÔNG CÒN KIỂU DẠY ĐOÁN ĐỀ, “GÀ” ĐỀ

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh cho hay câu hỏi trắc nghiệm dạng thức đúng/sai đã được các quốc gia tiên tiến áp dụng nhiều năm, đem lại nhiều giá trị trong đo lường và đánh giá năng lực người học ở từng cấp học. Dạng thức này đánh giá đúng và trúng toàn diện năng lực khi đòi hỏi HS phải nắm chắc và hiểu sâu kiến thức nền tảng mới có thể giải quyết được các câu hỏi. Không còn tình trạng HS chăm chăm giải bài tập, giải đề mà bỏ rơi kiến thức lý thuyết nền tảng môn học vì thực tế nội dung đề thi rất rộng.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh nói thêm: “Giáo viên cũng không còn kiểu dạy đoán đề, “gà” đề, mà phải bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình để dạy. Phát triển chương trình và xây dựng câu hỏi cũng từ yêu cầu cần đạt của chương trình để kiểm tra HS. Không còn những bài toán, bài tập phi thực tế, không có giá trị đo lường năng lực HS như trước”.

Một giáo viên của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) khẳng định sự thay đổi và điều chỉnh cách tính điểm ở dạng thức đề tốt nghiệp theo chương trình mới có tác động tích cực vì yêu cầu HS học và hiểu bài kỹ hơn, tránh học tủ, học vẹt ở các môn mình lựa chọn. Từ đó, đảm bảo nắm vững kiến thức cơ bản để dễ dàng tiếp thu kiến thức ở bậc học cao hơn, giúp phân hóa trình độ của HS. Đồng thời, từng môn học, giáo viên cũng đã xây dựng và biên soạn câu hỏi trong các bài kiểm tra theo cấu trúc, định dạng và cách tính điểm nêu trên để HS từng bước làm quen.




Nguồn: https://thanhnien.vn/luu-y-ve-cach-tinh-diem-moi-cau-hoi-trac-nghiem-thi-tot-nghiep-thpt-185241124193347889.htm

Cùng chủ đề

Đổ xô chọn môn xã hội, kiến nghị Bộ GD&ĐT rà soát lại chương trình

TPO - Các trường THPT cho biết, thử khảo sát đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT 2025 cho thấy kết quả học sinh chọn môn xã hội áp đảo, có trường lên tới 90%. TPO - Các trường THPT cho biết, thử khảo sát đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT 2025 cho thấy kết quả học sinh chọn môn xã hội áp đảo, có trường lên tới 90%. Thầy Nguyễn Mạnh Quyền, Hiệu trưởng...

Top thí sinh điểm cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT ở những tỉnh thành nào?

(Dân trí) - Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An... là những tỉnh xuất hiện nhiều nhất trong top thí sinh dẫn đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Hà Nội chiếm số đông thí sinh đạt điểm cao nhất các khốiTop 200 thí sinh dẫn đầu khối A00 (tổ hợp môn toán, lý, hóa) kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 có 27 thí sinh Hà Nội và 27 thí sinh Thanh...

Chỉ thị của Chủ tịch UBND TP HCM về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(NLĐO)- Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở GD-ĐT, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao ...

Sức hút kì thi riêng

TP - Dù Bộ GD&ĐT đưa ra một số điều chỉnh để siết chỉ tiêu các phương thức xét tuyển sớm nhưng sức nóng của các kì thi do các đại học (ĐH) lớn tổ chức không giảm nhiệt. Hiệp hội các trường ĐH, Cao đẳng Việt Nam kiến nghị Bộ GD&ĐT không nên can thiệp quá sâu và đưa ra tỉ lệ khống chế cho các phương thức khác nhau của cơ sở giáo dục ĐH. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai điểm đến du lịch của Việt Nam có chi phí thấp nhất châu Á

Hai điểm đến của Việt Nam bất ngờ xuất hiện trong top 4 nơi có chi phí thấp nhất châu Á cho khách quốc tế ở lại nhiều ngày kết hợp với làm việc từ xa (khách du mục kỹ thuật số), dựa trên một khảo sát cho khách Mỹ. Châu Á là nơi không cần bàn cãi đối với những khách quốc tế - dân mục kỹ thuật số, những người thích ở ngoài vùng an toàn của mình...

Vera Wang bán thương hiệu cùng tên của mình sau 35 năm kinh doanh

Thương hiệu Vera Wang đã được sở hữu độc lập kể từ khi thành lập vào năm 1990,...

4 kiểu túi xách giúp bạn ‘cân’ mọi trang phục

Túi xách tote Túi xách tote là một trong những kiểu túi đa năng, dễ phối hợp...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Cùng chuyên mục

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường duy trì thành tích đáng tự hào này, khẳng định sự cam kết không ngừng nghỉ...

Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi vào lớp 10 giúp giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thông tin trên được Sở GD&ĐT TP.HCM nêu tại văn bản gửi Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT về góp ý một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT lần 2. Sở GD&ĐT...

Mới nhất

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

‘Quê hương ông già Noel’ quá tải khách du lịch dịp Giáng sinh

PHẦN LAN - Người dân Rovaniemi, thủ phủ của Lapland, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng quá tải du lịch trong thời gian gần đây. Bất chấp thời tiết giá lạnh của những ngày tháng 12, rất đông du khách vẫn đổ về Rovaniemi và ghé thăm "làng ông già Noel", một công viên giải trí...

Ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt?

Rau ngót có tác dụng gì?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSNT Phan Bích Hằng - khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, rau ngót (tên khoa học: Sauropus androgynus), còn được gọi là bồ ngót, là loại cây thuộc họ Thầu dầu. Rau ngót thường được sử dụng phổ...

Hình ảnh xe buýt điện “đổ bộ”, sẵn sàng phục vụ 17 tuyến kết nối metro số 1

(NLĐO) - TP HCM sẽ có khoảng 150 chiếc xe buýt điện phục vụ cho 17 tuyến mới kết nối cho tuyến metro số 1. ...

Mô hình mới sau sắp xếp của Đảng bộ Khối Dân – Chính

(NLĐO) - Mô hình mới giúp đồng bộ công tác lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ; đảm bảo được tính toàn diện trong đánh...

Mới nhất