Trang chủChính trịNgoại giaoLộ diện "bộ ba" giúp kinh tế Nga trụ vững; đâu là...

Lộ diện “bộ ba” giúp kinh tế Nga trụ vững; đâu là “bức màn sắt” Moscow và châu Âu?


Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không khiến nền kinh tế Nga suy sụp. Ngược lại, động thái đó lại trở thành tác nhân thúc đẩy đất nước mở rộng giao thương với các nền kinh tế khác, như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hình thái mới của dòng chảy thương mại Nga
Châu Âu theo truyền thống là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Vào năm 2021, khu vực này đại diện cho một nửa xuất khẩu và nhập khẩu của Nga. (Nguồn: Moscow News Agency)

Chuyên gia về kinh tế và địa chính trị châu Á Hubert Testard nhận định, gần hai năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chiến lược xoay trục sang châu Á của Nga đã có những bước tiến rất đáng kể.

Thương mại giúp Nga trụ vững

Các lệnh trừng phạt của châu Âu vẫn đang tiếp diễn. Năm 2023, xuất khẩu của Nga xét về mặt giá trị vẫn ở mức tương đương của năm 2019, tức là khoảng 422,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng. Sau năm 2020 và cú sốc đại dịch Covid-19, năm 2022 là một năm thuận lợi cho xuất khẩu của Nga do giá năng lượng tăng vọt, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực này chạm mốc hơn 500 tỷ USD.

Năm 2023 kém “rực rỡ” hơn khi giá dầu giảm. Tuy nhiên, thặng dư thương mại của Nga vẫn ở mức đáng kể, khoảng 140 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu đã tăng gần 20% vào năm 2023, ước đạt 284 tỷ USD.

Một điểm nổi bật trong hoạt động xuất khẩu của Moscow đó là dòng chảy hàng hóa đang hướng mạnh về châu Á và Thổ Nhĩ Kỳ.

Châu Âu theo truyền thống là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Vào năm 2021, khu vực này đại diện cho một nửa xuất khẩu và nhập khẩu của Nga.

Châu Á đứng ở vị trí thứ hai, với một phần ba thương mại của Moscow. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh vào năm 2023 rất khác.

Trong số 38 đối tác lớn của Nga được thống kê bởi Cơ quan Theo dõi Ngoại thương Nga của tổ chức nghiên cứu Bruegel, gần 2/3 hàng xuất khẩu của nước này có điểm đến hiện nay là 5 quốc gia châu Á. Từ năm 2021 đến năm 2023, sự sụt giảm doanh số bán hàng sang hai quốc gia đồng minh của phương Tây là Nhật Bản (-49%) và Hàn Quốc (-47%) đã tạo ra mức thâm hụt kim ngạch thương mại hơn 15 tỷ USD.

Bù lại, doanh số bán hàng của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt tổng cộng 108 tỷ USD. Con số này gần như bù đắp đủ cho phần sụt giảm xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu (EU), vào khoảng -106 tỷ USD.

Liên minh châu Âu (EU) hiện đã tụt xuống là nhà nhập khẩu hạng hai, chiếm 16,5% tổng lượng hàng xuất khẩu của Nga và doanh số bán hàng của Nga sang Mỹ đã trở nên vô cùng “nhỏ bé”.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang trở thành đối tác quan trọng của Nga. Trong nhóm 38 quốc gia được thống kê nói trên, Ankara hiện chiếm hơn 13% xuất khẩu của Nga so với 7% vào năm 2021, với lượng xuất khẩu bổ sung đạt 21 tỷ USD. Con số này nhiều hơn khoảng kim ngạch cần thiết để bù đắp cho sự sụt giảm doanh số bán hàng sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tóm lại, “bộ ba” Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp xuất khẩu của Moscow đạt 130 tỷ USD trong hai năm qua, tương đương với sự sụt giảm doanh số bán hàng của Nga sang 27 nước thành viên EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc (-139 tỷ USD).

Tổn thất năng lượng

Các sản phẩm năng lượng – mặt hàng thế mạnh của Nga – phần lớn được xuất khẩu sang châu Á và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai thị trường này hoàn toàn bù đắp cho sự sụt giảm doanh số bán hàng của Moscow sang EU và Mỹ.

Xét theo loại năng lượng, xuất khẩu than của Nga sang EU, Mỹ và Anh đã giảm về 0.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ đã mua 60% than của Nga vào năm 2023. Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cũng tiếp tục nhập khẩu với số lượng đáng kể.

Tổng cộng, theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), châu Á ngày nay mua gần như toàn bộ than của Nga.

Việc bán dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ chính của Điện Kremlin. Nga đã giảm 93% xuất khẩu dầu vào EU kể từ năm 2021, nhưng Ấn Độ đã tăng mua gấp 14 lần và Trung Quốc đã tăng 25%.

Hai “gã khổng lồ” châu Á hiện chiếm từ 80 đến 90% lượng dầu thô xuất khẩu của Moscow. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nước nhập khẩu hàng đầu các sản phẩm dầu mỏ của Điện Kremlin.

Mức trần giá dầu 60 USD/thùng do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và EU áp đặt vào tháng 12/2022, dựa trên lệnh cấm sử dụng tàu mang cờ phương Tây hoặc được bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm phương Tây chỉ có tác dụng hạn chế. Tỷ lệ tàu cung cấp cho Nga và được các nước G7 bảo hiểm đạt ở mức 80% vào tháng 4/2022.

Sau 18 tháng, tỷ lệ này giảm xuống 35% và hai lá cờ chính được sử dụng cho các tàu xuất khẩu dầu của Nga ngày nay là Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Kết quả là Moscow ghi nhận tổn thất doanh thu từ dầu mỏ vào năm 2023 chỉ vào khoảng 14%. Điều này cho thấy rằng, lượng xuất khẩu vẫn ở mức tương đối ổn định.

Hình thái mới của dòng chảy thương mại Nga
Trung Quốc hiện nhập khẩu 22 tỷ m3 khí đốt của Moscow thông qua đường ống Power of Siberia. (Nguồn: DPA)

“Mắt xích còn thiếu”

Trong lĩnh vực khí đốt, dường như Nga có vẻ ở trong tình thế khó khăn hơn. Xuất khẩu của nước này chủ yếu dưới hình thức giao hàng bằng đường ống dẫn khí đốt.

Mạng lưới đường ống dẫn khí đốt của nước này cung cấp cho khắp châu Âu, Trung Á, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nhiều thập kỷ, thị trường khí đốt chính của Nga là châu Âu. Do đó, khi khối lượng xuất khẩu sang châu Âu giảm 80%, đã không thể được bù đắp bởi các điểm đến khác.

Trung Quốc hiện nhập khẩu 22 tỷ m3 khí đốt của Moscow thông qua đường ống Power of Siberia. Nước này có thể tăng công suất nhập khẩu khí đốt của Nga lên tối đa 50 tỷ m3 vào năm 2025-2026, sử dụng toàn bộ tiềm năng của Sức mạnh Siberia và bổ sung thêm 10 tỷ m3 từ một đường ống khác từ Sakhalin.

Nhưng việc tăng gấp đôi lượng nhập khẩu của Trung Quốc lên 100 tỷ m3 chỉ có thể thực hiện được khi xây dựng đường ống Power of Siberia II.

Tuy nhiên, đường ống dẫn khí mới này vẫn chỉ là dự án được hai nước đàm phán trong hai năm qua. Trung Quốc không thực sự cần khí đốt của Nga để đảm bảo nguồn cung và do đó nước này đã áp đặt các điều kiện khắc nghiệt.

Theo thông tin báo chí có được, Nga sẽ phải tài trợ toàn bộ dự án và đồng ý ký hợp đồng dài hạn với mức giá rất hấp dẫn.

Chuyến thăm gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc đã không thể đạt được thỏa thuận về dự án này. Trong mọi trường hợp, đường ống dẫn khí mới sớm nhất chỉ có thể đi vào hoạt động từ năm 2030.

Mạng lưới đường ống dẫn khí đốt khác của Nga tới Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ không mang lại tiềm năng phát triển tương tự nên khối lượng xuất khẩu khí đốt của Moscow bằng đường ống sẽ ổn định ở mức 50-60% so với trước khi bùng nổ xung đột ở Ukraine.

Điều đó khiến khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chỉ chiếm 20% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga trở nên “đắt hàng”.

Doanh số bán LNG của Điện Kremlin đang duy trì ở mức ổn định và EU tiếp tục là người mua chính (với 50% khối lượng) do chưa có lệnh cấm vận đối với việc bán LNG của Nga.

Đây chắc chắn là “mắt xích còn thiếu” trong các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

“Bức màn sắt” mới

Tác giả Hubert Testard cho rằng, thật khó để có một tầm nhìn toàn cầu về việc những vị trí mà các công ty châu Âu và Mỹ để lại ở Nga đã bị chiếm giữ như thế nào. Nhưng hai ví dụ thường được trích dẫn nhất đã nêu bật vị thế của các công ty Trung Quốc.

Công ty phân tích MarkLine vừa thống kê thị trường ô tô Nga năm 2023. Theo đó, thị trường này đã giảm hơn một nửa kể từ năm 2021, từ 1,57 triệu xe mới được bán ra xuống còn 747.000 xe. Được quốc hữu hóa sau sự ra đi của nhà sản xuất ô tô Renault, thương hiệu Lada (thuộc tập đoàn AvtoVaz) hiện nắm giữ 37% thị trường ô tô nội địa.

Tuy nhiên, các thương hiệu Trung Quốc (Haval, Chery, Geely và Omoda) chiếm tổng cộng 42% thị trường Nga so với 14% vào năm 2022. Ngược lại, các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu chỉ có tỷ lệ cận biên hoặc không có biến động gì.

Thị trường điện thoại thông minh Nga đã bị bốn thương hiệu Trung Quốc (Realme, Honor, Xiaomi và Tecno) chiếm 75% về số lượng vào năm 2023. Samsung hiện chỉ nắm giữ 12% thị trường và Apple 8%. Tuy nhiên, xét về mặt giá trị, Apple và Samsung vẫn chiếm khoảng 50% thị trường này.

Nhìn chung, nền kinh tế Nga hiện nay phụ thuộc vào thị trường châu Á, khi chỉ mất hai năm khu vực này đã chiếm lấy ngôi vị trước đó của châu Âu. Ngay cả khi xung đột Nga-Ukraine kết thúc, thực trạng này cũng khó có thể thay đổi.

Tác giả Hubert Testard nhận định: “Một ‘bức màn sắt’ mới đã buông xuống chia cắt toàn bộ châu Âu với Nga”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga “bị thương”; Moscow đang bắt đầu “cuộc chiến” tài chính

Giá dầu thấp hơn và các khoản trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước đã khiến doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 10/2024 giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ukraine thẳng thừng “cự tuyệt” khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Mới đây, Công ty SPP (thuộc sở hữu nhà nước của Slovakia) thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Bài đọc nhiều

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Khoảng 5.000 đại biểu sẽ tham dự Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024) với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mới nhất

Tạp chí Phổ biến Pháp luật Việt Nam có Tổng Biên tập mới

Kinhtedothi - Sáng ngày 08/11/2024, Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Thành Đoàn giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Phổ biến Pháp luật Việt Nam. Tại Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm, Luật sư Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch Hội...

Chứng khoán HSC tính chào bán cổ phiếu cho cổ đông, huy động 3.600 tỷ đồng

HSC chào bán gần 360 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty chứng khoán này dự kiến nâng tổng số cổ phiếu lên gần 1,08 tỷ đơn vị, tương ứng quy mô vốn điều lệ 10.800 tỷ đồng. Chứng khoán HSC tính chào bán cổ phiếu cho cổ đông, huy động 3.600 tỷ đồngHSC chào bán...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần...

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Nói là đặc biệt bởi không chỉ có tân sinh viên, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường tại Phú Yên ngày 8-11 còn có học sinh và cả các thầy cô giáo được tiếp sức. ...

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. ...

Mới nhất