Trang chủChính trịNgoại giaoLệnh trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga có thực...

Lệnh trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga có thực sự ‘chậm mà chắc’? Nền kinh tế xứ bạch dương trên đà chiếm vị trí số 1 châu Âu

Việc khó “chiều lòng” tất cả các quốc gia thành viên đã dẫn đến những cuộc đàm phán kéo dài và “làm loãng” biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga.

Ba Lan: EU đang thảo luận về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga (Nguồn: RIA Novosti)
Việc EU áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga diễn ra chậm chạp. (Nguồn: RIA Novosti)

Trong bài viết mới đây trên UK in a changing Europe, Tiến sĩ Francesca Batzella, giảng viên cao cấp về chính trị và quan hệ quốc tế, Đại học Hertfordshire (Anh) phân tích về sự phát triển của các lệnh trừng phạt năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Chuyên gia này nhấn mạnh, trong khi EU “từ từ nhưng chắc chắn” mở rộng vai trò của mình, khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt đã bị hạn chế bởi nhiều ưu tiên về chính sách năng lượng của các quốc gia thành viên.

Sự chia rẽ sâu sắc

Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine (tháng 2/2022), EU phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Năm 2020, liên minh đã nhập khẩu 46,1% khí đốt tự nhiên từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc khác nhau trên khắp EU, với một số quốc gia như Litthuania, Slovakia và Hungary phụ thuộc nhiều hơn các nước khác.

Mặc dù vậy, EU vẫn có thể áp đặt các lệnh trừng phạt năng lượng Nga. Đây là hành động đáng kể và chưa từng có.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng Moscow diễn ra chậm chạp, với các biện pháp hạn chế đối với than, dầu và gần đây nhất là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên đã dẫn đến các cuộc đàm phán kéo dài và thường xuyên “làm loãng” các biện pháp.

Nhìn lại 2 năm qua, mọi người đều thấy rõ sự gia tăng của các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga của EU, với các cuộc đàm phán tiết lộ những chia rẽ giữa các quốc gia thành viên về chính sách năng lượng.

Sau khi nổ ra xung đột, cuộc tranh luận tập trung vào việc liệu Nga có nên bị trừng phạt ngay từ đầu hay không. Các quốc gia như Áo, Hungary và Italy muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt hạn chế hơn trong khi các quốc gia thành viên vùng Baltic và Trung-Đông Âu muốn cứng rắn và ngay lập tức.

Một luồng chia rẽ khác xuất hiện về việc nên nhắm mục tiêu vào nguồn năng lượng nào. Trong khi một số quốc gia, chẳng hạn như Pháp, có vẻ sẵn sàng xem xét các biện pháp trừng phạt nhắm vào hoạt động nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, thì các thành viên khác – như Áo, Đức, Italy, Slovakia và những nước phụ thuộc vào năng lượng của Nga – lại phản đối các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ và than đá nhập khẩu.

Các biện pháp hạn chế đáng kể về năng lượng cuối cùng chỉ được thông qua trong gói trừng phạt thứ 5 (ngày 8/4/2022) với lệnh cấm mua, nhập khẩu hoặc vận chuyển than đá và các nhiên liệu hóa thạch rắn khác vào EU nếu chúng có nguồn gốc từ Nga hoặc được xuất khẩu từ nước này. Trong quá trình đàm phán, các quốc gia ít phụ thuộc vào than đá của Moscow đã thúc đẩy lệnh cấm vận ngay lập tức, trong khi những nước phụ thuộc nhiều hơn lại yêu cầu thời gian chuyển tiếp dài hơn.

Một số nhà lãnh đạo EU đã kêu gọi trừng phạt dầu mỏ và khí đốt vào giai đoạn này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel lập luận rằng “sớm muộn gì” cũng cần áp dụng thêm các biện pháp đối với nhiên liệu hóa thạch.

Nhưng vẫn còn sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên, với các nước phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch của Nga như Hungary, Đức và Áo kiên quyết phản đối trong khi Pháp, Italy, Ba Lan và các nước vùng Baltic lại thúc đẩy các biện pháp trừng phạt tiếp theo.

Các cuộc đàm phán căng thẳng tiếp tục diễn ra và biện pháp trừng phạt năng lượng đã được thông qua trong gói thứ 6 (ngày 3/6/2022) với lệnh cấm vận dầu một phần. Một lần nữa, lại có một ranh giới phân chia giữa các quốc gia kêu gọi lệnh cấm vận dầu ngay lập tức và các quốc gia phản đối. Lần này, các yếu tố bổ sung đã xuất hiện.

Những nước không giáp biển như Slovakia và Czech bày tỏ lo ngại vì họ phụ thuộc vào dầu của Nga được vận chuyển qua đường ống, không có quyền tiếp cận nguồn thay thế. Hy Lạp, Cyprus và Malta lo ngại rằng việc cấm các dịch vụ của EU vận chuyển dầu Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích thương mại của họ.

Để giải quyết những lo ngại này, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một “đề xuất điều chỉnh” cho Hungary, Slovakia và Czech bằng cách thêm thời gian để các nước chuẩn bị cho sự thay đổi nguồn cung cấp năng lượng và giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng dầu mỏ.

Lệnh cấm vận một phần bao gồm dầu và các sản phẩm dầu mỏ nhưng cho phép miễn trừ tạm thời đối với dầu thô được vận chuyển qua đường ống cuối cùng đã được nhất trí. Một giai đoạn chuyển tiếp cũng đã được đưa ra để giải quyết những lo ngại do Hy Lạp, Malta và Cyprus nêu ra.

Mặc dù một số quốc gia thành viên kêu gọi áp dụng lệnh trừng phạt đối với khí đốt và năng lượng hạt nhân, các biện pháp trừng phạt tiếp theo bao gồm mức trần giá trần chỉ được đưa ra trong gói thứ 8 (ngày 5/10/2022). Mức giá trần này cho phép các nhà khai thác châu Âu vận chuyển dầu của Nga đến các nước thứ ba, với điều kiện giá dầu vẫn nằm trong mức giá trần đã định trước.

Một lần nữa, Hy Lạp, Cyprus và Malta bày tỏ lo ngại rằng biện pháp này sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế của họ khi hoạt động kinh doanh bị phụ thuộc vào các quốc gia khác. Cuối cùng, EU phải đưa ra một số nhượng bộ trong gói để giải quyết những lo ngại này.

Dự án LNG 2 ở Bắc Cực. Ảnh TASS
Dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga. (Nguồn: TASS)

Chậm chạp và hạn chế tác dụng

Hai năm sau xung đột ở Ukraine, các lệnh trừng phạt năng lượng Nga của EU đã được thông qua một cách chậm chạp. Hơn nữa, chúng bị hạn chế và chỉ nhắm vào một số mặt hàng. Và cho đến gần đây, các lệnh trừng phạt vẫn bỏ qua khí đốt – mặt hàng chiến lược của Nga và có tầm quan trọng nhất đối với năng lượng EU.

Mãi đến tháng 6/2024, một số biện pháp trừng phạt LNG của Nga mới chính thức được đưa vào gói trừng phạt thứ 14. Theo đó, lệnh trừng phạt cấm các dịch vụ nạp lại LNG của Nga trên lãnh thổ EU. Giống như nhiều biện pháp đối với các nguồn năng lượng khác, đây không phải là lệnh cấm vận hoàn toàn.

Thay vào đó, EU cấm các nhà xuất khẩu khí đốt của Nga sử dụng các cảng của liên minh để chuyển khí đốt giữa các tàu chở dầu lớn và các tàu nhỏ hơn dành cho các nước thứ ba, nhưng không có lệnh cấm hoàn toàn đối với các quốc gia của khối mua nhiên liệu.

Trong các cuộc đàm phán này, Hungary và Đức đóng vai trò là phe thiểu số ngăn chặn. Berlin phản đối cái gọi là “điều khoản không Nga” vốn sẽ cấm các công ty con của các doanh nghiệp EU tại các nước thứ ba tái xuất hàng hóa sang Nga.

Các cuộc đàm phán gia tăng và chậm chạp trên cho thấy, EU đang dần nổi lên như một bên có khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt. “Chậm” vì những hạn chế của nội bộ giữa các quốc gia thành viên, và “chắc” với việc 14 gói trừng phạt được thông qua kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

EU đã triển khai 14 gói trừng phạt nhằm vào Nga, trong đó có các biện pháp nhắm tới năng lượng của nước này. Tuy nhiên, các gói trừng phạt được cho là chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 7 vừa qua, Nga đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Trước đó, Tổng thống nước này Vladimir Putin tuyên bố, nền kinh tế xứ bạch dương đang lớn mạnh và trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng từng dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả nền kinh tế phát triển trong năm 2024.

GDP của Nga được WB dự đoán sẽ tăng 3,2%, vượt qua tốc độ tăng trưởng dự kiến của Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Bất chấp 14 gói trừng phạt với quy mô lớn chưa từng có từ phương Tây, kinh tế Nga vẫn đang cho thấy sức mạnh của mình.

Theo giới phân tích, chính sách cấm vận và áp giá trần chỉ khiến dòng chảy năng lượng Nga đổi hướng, chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Doanh thu dầu khí Nga trong nửa đầu năm nay đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 65 tỷ USD.

Rõ ràng, khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhiều ưu tiên về chính sách năng lượng hiện có trên khắp các quốc gia thành viên. Điều này đã khiến các cuộc đàm phán kéo dài và căng thẳng, dẫn đến các biện pháp cấm vận không đủ mạnh.





Nguồn: https://baoquocte.vn/lenh-trung-phat-cua-eu-nham-vao-nang-luong-nga-co-thuc-su-cham-ma-chac-nen-kinh-te-xu-bach-duong-tren-da-chiem-vi-tri-so-1-chau-au-283521.html

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga “bị thương”; Moscow đang bắt đầu “cuộc chiến” tài chính

Giá dầu thấp hơn và các khoản trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước đã khiến doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 10/2024 giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ukraine thẳng thừng “cự tuyệt” khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Mới đây, Công ty SPP (thuộc sở hữu nhà nước của Slovakia) thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành tinh khi sức khỏe cộng đồng gắn liền với chất lượng môi trường. Ngoài việc chú trọng triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm bảo vệ con người và trái đất, Takeda còn nỗ lực mang đến các liệu pháp dự phòng cho những bệnh truyền nhiễm đang gia tăng do biến đổi khí hậu, trong đó có vaccine chủng ngừa sốt xuất huyết.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Knapper khẳng định, trong suốt hơn 30 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ sự ủng hộ từ lưỡng đảng, dù đảng Dân chủ hay Cộng hòa đều ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.  Theo đó, những nhân tố từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như ông John McCain và ông John Kerry đã ủng hộ sự phát triển quan hệ mạnh...

Tỷ phú Elon Musk có lý do “tất tay” ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?

Giới quan sát cho rằng, tỷ phú Elon Musk và đế chế kinh doanh của ông có thể gặp nhiều rủi ro trong mùa bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Cùng chuyên mục

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Mới nhất

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm...

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó...

Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn

Một số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao gấp đôi so với các dự án thông thường. Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một nămMột số...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh - sạch, từng bước đảm...

Vĩnh Hoàn tạm ứng cổ tức gần 450 tỷ đồng

Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận...

Mới nhất