Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiLàng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ...

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.


HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Cứ vào dịp cuối tháng 10 âm lịch hàng năm, khi mùa đông về mang theo những cơn gió se lạnh cũng là lúc những ruộng mía bạt ngàn ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bắt đầu cho thu hoạch và mùa ép mật lại tất bật bước vào vụ Tết. Dường như sự vất vả, khó nhọc của nghề trồng mía nấu mật không làm cho người dân nơi đây cảm thấy bận lòng mà ngược lại, sản phẩm làm ra ngày càng được thị trường ưa chuộng, giá bán cao nên người trồng mía càng thêm gắn bó với nghề truyền thống này.

Những ngày này, người dân xã Thọ Điền đang tất bật thu hoạch mía để ép nấu mật. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Những ngày này, người dân xã Thọ Điền đang tất bật thu hoạch mía để ép nấu mật. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Mùa mật ngọt ngào ở vùng biên giới

Dưới cái rét nhẹ đầu đông và mưa phùn, anh Nguyễn Công Kiên tại thôn 3 xã Thọ Điền hối hả chặt và chất những bó mía lên xe để mang về nhà nấu mật. Dù mệt nhọc nhưng anh Kiên vẫn không giấu nổi niềm vui khi năm nay mía được mùa và giá mật đầu mùa vẫn ổn định như mọi năm. Anh phấn khởi nói: “Năm nay gia đình tôi trồng gần 3 sào mía, sản lượng ước đạt hơn 1 tấn mật, giá mật mía đầu mùa đang ở mức 30.000đ/kg và sẽ tăng hơn vào dịp Tết, gia đình tôi ước thu về gần 50 triệu đồng”.

Nhanh tay khuấy liên tục chảo mật đang sôi trên bếp, ông Nguyễn Quốc Toản ở thôn Đăng Thị (xã Thọ Điền) vui vẻ cho biết: “Việc nấu mật mía cũng là một quá trình phức tạp, yêu cầu người nấu phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể cho ra những mẻ mật thơm ngon. Sau khi ép nước mía là công đoạn chuẩn bị lò, củi để nấu. Để có một chảo mật như thế này phải dùng đến 100 lít nước mía. Sau khi đun sôi, tất cả cặn bã sẽ nổi lên phía trên. Lúc này người nấu phải dùng một cái vợt, nhanh tay vớt hết bọt cặn bã ra ngoài, nếu không sẽ bị tràn ra bếp.

Cây mía sau khi chặt sẽ được kết thành từng bó, đưa lên xe đem về nhà ép lấy mật. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Cây mía sau khi chặt sẽ được kết thành từng bó, đưa lên xe đem về nhà ép lấy mật. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sau khi vớt sạch bọt, bã, nước mía sẽ tiếp tục được đưa vào một thùng lớn để lọc lấy nước sạch. Sau đó tiếp tục đun nấu. Quá trình nấu mật mía quan trọng nhất là giữ lửa trong lò luôn ổn định. Nếu lửa quá to, tay đảo không đều, mật dễ bị cháy, lửa quá nhỏ thì công đoạn keo mật sẽ rất lâu.

Công đoạn keo mật rất công phu, mất thời gian và công sức nhất. Ở công đoạn này, yêu cầu người nấu phải đảo liên tục và đều tay. Khi bắt đầu sôi, nếu không vớt kịp bọt làm mật bị trào thì mật sẽ có màu đen, kém thơm ngon. Khi nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ thì công đoạn nấu mật coi như đã hoàn tất. Quá trình này kéo dài từ 4 – 5 tiếng”.

Năm nay gia đình anh Toản trồng hơn 2 sào mía, sản lượng mật ước đạt gần 8 tạ, đem lại nguồn thu gần 30 triệu đồng. Theo anh Toản, so với các cây hoa màu như lúa, ngô, lạc… thì thu nhập từ trồng mía làm mật cao hơn rất nhiều lần và đầu ra ổn định hơn.

Nước mía sau khi được ép và loại bỏ tạp chất sẽ được nấu lên và khuấy đều liên tục, vớt bọt, cặn bã để tạo ra sản phẩm mật thơm ngon. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nước mía sau khi được ép và loại bỏ tạp chất sẽ được nấu lên và khuấy đều liên tục, vớt bọt, cặn bã để tạo ra sản phẩm mật thơm ngon. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nghề truyền thống 50 năm giúp bà con ấm no

Những ngày này, tại Hợp tác xã Dịch vụ mật mía Sơn Thọ (thôn 1, xã Thọ Điền) không khí sản xuất đang rất khẩn trương. Tiếng máy ép, tiếng sôi của mật mía làm cho cơ sở nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Chị Đoàn Thị Nhàn, Giám đốc HTX Dịch vụ mật mía Sơn Thọ cho biết: Mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường từ 15 – 20 nghìn lít mật mía. Năm nay, mặc dù mới đầu mùa nhưng số lượng khách hàng đặt mua mật mía nhiều nên HTX phải làm việc hết công suất, khu vực bếp nấu gần như đỏ lửa cả ngày lẫn đêm. Hiện mỗi ngày chúng tôi ép được khoảng 3 – 4 tấn mía tươi, tương đương nấu được khoảng 300 lít mật thương phẩm, những ngày giáp Tết số lượng còn tăng lên 1.000 lít mỗi ngày.

Những chai mật được đóng cẩn thận, có dán tem của HTX Dịch vụ mật mía Sơn Thọ được người tiêu dùng tin tưởng hơn khi sử dụng, vì thế sản phẩm mật mía của HTX bán rất được giá, khoảng 60 - 70 nghìn đồng/lít. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Những chai mật được đóng cẩn thận, có dán tem của HTX Dịch vụ mật mía Sơn Thọ được người tiêu dùng tin tưởng hơn khi sử dụng, vì thế sản phẩm mật mía của HTX bán rất được giá, khoảng 60 – 70 nghìn đồng/lít. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Theo chị Nhàn, năm 2020, sản phẩm mật mía của HTX được công nhận OCOP cấp tỉnh, từ đó sản phẩm được khẳng định chất lượng và có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Những chai mật được đóng cẩn thận, có dán tem của HTX được người tiêu dùng tin tưởng hơn khi sử dụng, vì thế sản phẩm mật mía của HTX bán rất được giá, khoảng 60 – 70 nghìn đồng/lít.

Để mở rộng thị trường tiêu thụ mật mía, bên cạnh kênh bán hàng truyền thống, HTX Dịch vụ mật mía Sơn Thọ đã sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… để kết nối thị trường. Nhờ vậy, sản phẩm được nhiều người biết đến hơn.

Theo những người làm nghề trong làng, dùng củi nấu mật mía tuy vất vả, tốn công sức, thời gian nhưng mật thơm ngon, sánh mịn hơn so với phương pháp nấu công nghiệp. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Theo những người làm nghề trong làng, dùng củi nấu mật mía tuy vất vả, tốn công sức, thời gian nhưng mật thơm ngon, sánh mịn hơn so với phương pháp nấu công nghiệp. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Theo đánh giá của khách hàng, mật mía Thọ Điền đặc sánh, màu sắc đẹp, bắt mắt và có hương vị ngọt đặc trưng ít nơi đâu có thể sánh được. Vì vậy những ngày cuối năm âm lịch, khách hàng trong và ngoài tỉnh đổ xô về xã Thọ Điền để mua mật mía. Chị Phan Thị Nga tại thành phố Hà Tĩnh lên đây để mua mật cho biết: “Nhiều năm nay, tôi chỉ mua mật ở đây vì mật thơm ngon, chất lượng. Ngoài mua về cho gia đình sử dụng tôi còn mua biếu người thân”.

Theo những bậc cao niên trong làng, nghề nấu mật mía ở Thọ Điền đã tồn tại hơn 50 năm. Ngày trước, địa phương này vốn là nơi trồng mía lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Thấy đầu ra cây mía bấp bênh, người dân Thọ Điền quyết định ép mía, nấu mật, nhất quyết không bán mía lỗ vốn. Từ một vài hộ làm, dần dần khi nhu cầu thị trường tăng lên, Thọ Điền hình thành làng làm mật mía, trở thành nghề chủ lực trong phát triển kinh tế.

Mật mía Thọ Điền đặc sánh, màu sắc đẹp, vị ngọt đặc trưng ít nơi đâu sánh được. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Mật mía Thọ Điền đặc sánh, màu sắc đẹp, vị ngọt đặc trưng ít nơi đâu sánh được. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nhờ làm mật mía nên đời sống của nhiều gia đình nơi đây đã khấm khá so với những vùng khác trong huyện. Có những gia đình trừ chi phí có thể lãi 20 – 40 triệu đồng mỗi vụ. 

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Điền, những năm gần đây, cây mía đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới của địa phương. Toàn xã hiện sản xuất gần 30ha mía, trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 300 tấn mật thương phẩm.

Nhằm giữ vững nghề truyền thống này, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân xây dựng HTX Dịch vụ mật mía Sơn Thọ và hiện đang tiếp tục vận động người dân tham gia vào HTX để mở rộng quy mô, sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập cho người dân.

Toàn xã Thọ Điền sản xuất gần 30ha mía, mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 300 tấn mật thương phẩm. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Toàn xã Thọ Điền sản xuất gần 30ha mía, mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 300 tấn mật thương phẩm. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nghề làm mật mía cũng rất thú vị vì sẽ tận dụng hết được tất cả những gì từ cây mía. Sau khi lấy hết phần thân, người ta sẽ trừ lại phần ngọn để tiếp tục trồng cho vụ sau. Các phụ phẩm từ cây mía được người dân tận dụng làm thức ăn cho trâu bò trong những ngày mùa đông giá rét, rất thơm ngon bổ dưỡng.





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/lang-nau-mat-mia-truyen-thong-50-nam-do-lua-vao-vu-tet-d411011.html

Cùng chủ đề

Ngành mía đường Việt Nam đã khởi sắc

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng diện tích trồng mía cả nước niên vụ 2023 - 2024 đạt gần 175.000ha, với năng suất đường lần đầu tiên đạt 6,79 tấn/ha. Đáng chú ý, giá bán mía của nông dân đã tăng lên mức cao chưa từng có, đạt gần 1,3 triệu đồng/tấn.Nông dân bán mía với giá cao nhất từ...

Nhà máy đường cam kết thu mua hết mía cho nông dân ở thành phố Kon Tum

Công ty đã tổ chức tiến hành thu mua mía của bà con ngay từ đầu vụ sản xuất, tổ chức cho đốn chặt đối với những diện tích mía chín trước thì thu hoạch trước, mía gốc chặt trước, mía tơ chặt sau, mía trên cao chặt trước, mía dưới thấp chặt sau. Hiện nay Công ty đã ban hành chính sách hỗ trợ thêm chi phí đối với những diện tích, sản lượng mía nguyên liệu...

Điều tra vụ phá hơn 5,5ha rừng phòng hộ đầu nguồn để trồng mía ở Gia Lai

Sáng 20/1, ông Thái Thượng Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê (Gia Lai) thông tin, đơn vị vừa phối hợp với chính quyền xã HBông kiểm tra, phát hiện tình trạng lấn chiếm rừng phòng hộ để trồng mía tại tiểu khu 1065, lâm phần do địa phương này quản lý. Theo ông Hải, quá trình kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện tại lô 30, khoảnh 1 (tiểu khu 1065), có 2,56 ha diện...

Cây mía miền Tây… “hết ngọt”

Diện tích ngày càng… thu hẹp Các tỉnh Long An, Kiên Giang, Cà Mau một thời là địa bàn trồng mía sôi động, nhưng nay tất cả nhà máy đường trên địa bàn đã đóng cửa, diện tích trồng mía gần như mất dấu. 10 năm trước, cây mía là cây trồng chủ lực của nông dân huyện Bến Lức và một số xã ở huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) với tổng diện tích lên đến...

Ngành mía đường: Tổ chức lại sản xuất để phát triển bền vững | Báo Gia Lai điện tử

Mía là một trong những loại cây trồng chủ lực ở khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh, đáp ứng nguyên liệu cho Nhà máy Đường An Khê và Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai. Tuy nhiên, năm 2018,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Khánh Hòa phát triển sản phẩm OCOP thế mạnh, đặc trưng

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa phát triển sản phẩm OCOP theo thế mạnh, đặc trưng như nước mắm, yến sào, rong nho và gạo chất lượng cao... Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa (áo xanh) nghe trình bày sản phẩm trầm hương. Ảnh: NH. Đa dạng sản phẩm OCOP Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Khánh Hòa đã xác định đây là giải pháp quan...

Bài đọc nhiều

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam thời đại 2024

Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024 vừa diễn ra tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả, danh hiệu tân Hoa hậu thuộc về người đẹp Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên đến từ Quảng Trị. Cô hiện là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.Tân Hoa hậu sở hữu số đo 3 vòng 83-62-88cm, có vẻ đẹp trong sáng và ngọt ngào.Ngoài ra, danh hiệu Á hậu 1, 2, 3...

Dấu ấn “đặc biệt” trong sự nghiệp ca hát của CEO Ong Xinh Lounge & Karaoke

(NADS) - Trong đêm Chung kết Gala xếp hạng Tiếng hát Việt toàn cầu 2024 vừa diễn ra tại Nhà hát VOH - TP.HCM, cái tên Thu Trang đã được xướng lên với danh hiệu "Giải đặc biệt". Qua nhiều biến cố, Thu Trang cuối cùng đã "về đích" thành công khi đảm nhận nhiệm vụ CEO của tổ hợp giải trí Ong Xinh Lounge & Karaoke, đồng thời ghi thêm một dấu son trong sự nghiệp ca...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Công ty Luật SALA: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em trong các vụ việc hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng không phải lúc nào cuộc sống gia đình cũng diễn ra suôn sẻ. Khi những mâu thuẫn không thể giải quyết, ly hôn trở thành lựa chọn cuối cùng. Trong quá trình này, phụ nữ và trẻ em thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hiểu rõ điều đó, Công ty Luật SALA  đã và đang trở thành một địa chỉ pháp lý đáng...

Công ty Luật SALA: Điểm tựa pháp lý uy tín và toàn diện

Công ty Luật Sala là một trong những đơn vị pháp lý uy tín, được thành lập và dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật. Với bề dày chuyên môn, Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng không chỉ là một Luật sư mà còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, và Thừa phát lại. Trước khi sáng lập Công ty Luật Sala, bà đã có...

Cùng chuyên mục

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? Anh Lê Trí Thông -...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Chia sẻ thông tin là điều vô cùng cần thiết trong đảm bảo an toàn thông tin

Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương cho rằng, việc chia sẻ thông tin giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là điều vô cùng cần thiết. Chiều ngày 17/12, tại trụ sở Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương đã có buổi làm việc với công ty Novicom (Cộng hoà Séc) do CEO Jindrich Savel làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi tiếp có lãnh đạo...

Ngành tài chính – ngân hàng lương bỏ xa các ngành khác

Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, cẩm nang thị trường lao động Việt Nam cho thấy ngành tài chính - ngân hàng có lương bỏ xa các ngành khác. Nguồn:...

Đại diện Việt Nam hé lộ “hậu trường” sau 4 ngày nhập cuộc Miss Charm 2024

Vừa hoàn thành vòng phỏng vấn kín, 37 thí sinh Miss Charm 2024 lập tức diện những bộ cánh sang trọng, lộng lẫy dự tiệc Beauty of Charm cùng ban tổ chức. Đại diện Việt Nam hé lộ "hậu trường" cuộc thi. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dai-dien-viet-nam-he-lo-hau-truong-sau-4-ngay-nhap-cuoc-miss-charm-2024-post1002680.vnp

Mới nhất

Thượng tướng Lê Huy Vịnh tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 17/12, Đoàn công tác Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn...

Mới nhất