Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD...

Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để… chống Nga?

Trước khi chính phủ Pháp và Đức sụp đổ, nền kinh tế châu Âu đã gặp khó khăn. Khu vực phải đối mặt với tăng trưởng yếu ớt, sức cạnh tranh chậm so với Mỹ và Trung Quốc, một ngành công nghiệp ô tô đang lao đao….

Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để... chống Nga?
Kinh tế châu Âu đang gặp khó. (Nguồn: AP)

Một câu hỏi đặt ra rằng, trước tình trạng như vậy, châu Âu tìm đâu ra hàng tỷ USD để chống Nga và sắp tới là làn sóng thuế quan có thể đến từ ông Donald Trump?

Khoảng trống ở Pháp, Đức

Sẽ khó tìm ra giải pháp khi hai quốc gia chiếm gần một nửa nền kinh tế khu vực đồng EUR (Eurozone) vẫn mắc kẹt trong tình trạng tê liệt chính trị cho đến tận năm 2025. Pháp và Đức, hai quốc gia từng giữ nhiệm vụ thúc đẩy châu Âu tiến lên, giờ đây đã có một khoảng trống.

Ngày 5/12, Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã đến Điện Elysee, đệ đơn từ chức của ông và Nội các lên Tổng thống Emmanuel Macron, sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Ông Barnier là Thủ tướng Pháp đầu tiên bị buộc phải từ chức bởi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ năm 1962.

Theo báo chí Pháp, bất đồng trong việc xử lý thâm hụt ngân sách đã khiến chính phủ nước sụp đổ. Điều này không chỉ đẩy chi phí vay nợ của nước này lên cao mà còn gây ra làn sóng lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone.

Còn tại Đức, Liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz thuộc đảng Dân chủ Xã hội dẫn đầu cùng đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do ủng hộ doanh nghiệp đã tan vỡ vào tháng 11, dẫn đến cuộc bầu cử sớm vào ngày 23/2/2025. Các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ mới có thể kéo dài đến tháng 4/2025.

Đầu tàu tăng trưởng chính của châu Âu cũng trong tình trạng trì trệ kéo dài từ trước đại dịch.

Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi lạm phát tăng tháng thứ hai liên tiếp, đạt 2,3% trong tháng 11/2024, đặt Ngân hàng Trung ương châu Âu vào thế khó trong việc cân bằng giữa kích thích tăng trưởng và kiềm chế giá cả.

Ông Mujtaba Rahman, Giám đốc điều hành khu vực châu Âu của Eurasia Group cho biết, kinh tế Đức chỉ thoát “mây đen” khi cởi mở với việc nới lỏng các hạn chế theo hiến pháp về việc vay nợ để cho phép chi tiêu và đầu tư.

Còn với Pháp, đất nước này có thể phải đối mặt với “sự tê liệt hoàn toàn về vấn đề kinh tế” – ông Rahman nói.

Giám đốc điều hành khu vực châu Âu của Eurasia Group khẳng định: “Và đó rõ ràng là một vấn đề lớn đối với châu Âu. Khi Pháp và Đức không ‘hoạt động hết công suất’, kinh tế châu Âu khó có thể đạt kết quả như mong đợi”.

Áp lực kinh tế của châu Âu

Đó chưa phải là những vấn đề duy nhất ở châu Âu. Môi trường kinh doanh trì trệ ở khu vực này cũng đang là vấn đề “đau đầu”.

Cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đưa ra khuyến nghị trong một báo cáo mới đây rằng, Liên minh châu Âu (EU) cần đưa ra ít quy định hơn, thị trường hội nhập hơn, chính sách công nghiệp gắn kết, liên minh ngân hàng và thị trường vốn, chi tiêu cho giáo dục là hoàn toàn có giá trị.

Tuy nhiên, “điều này không thể xảy ra nếu không có sự liên kết giữa Pháp và Đức”, ông Mario Draghi nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Anne-Laure Delatte, một nhà kinh tế người Pháp nhận thấy, thị trường tài chính vẫn thận trọng nhưng không quá lo lắng về tình hình bất ổn chính trị của Pháp. Dù vậy, sự yếu kém về kinh tế ở Pháp và Đức có thể có tác động rộng hơn đến khối 27 thành viên.

“Điều này có thể làm suy yếu vị thế của châu Âu trên toàn cầu hoặc chuyển giao quyền lực và ảnh hưởng sang các quốc gia châu Âu khác như Hà Lan hoặc Tây Ban Nha – những quốc gia đang hoạt động tốt vào thời điểm hiện tại”, bà nêu quan điểm.

Paris dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng 1,1% trong năm nay và 0,8% vào năm tới. Với Berlin, nền kinh tế dự kiến ​​sẽ giảm 0,1% trong năm nay – năm thứ hai liên tiếp suy thoái và phục hồi khiêm tốn với mức 0,7% vào năm tới.

Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để... chống Nga?
Pháp dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng 1,1% trong năm nay. (Nguồn: Getty Images)

Áp lực đối với nền kinh tế châu Âu còn đến từ các yếu tố bên ngoài.

Sự suy yếu của thị trường Trung Quốc – đối tác thương mại quan trọng của khu vực – đang gây tổn thương không nhỏ cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu.

Trong khi đó, căng thẳng với Nga trên nhiều mặt trận cũng khiến các quốc gia còn lại ở châu Âu gặp khó.

Đơn cử như cuộc chiến khí đốt với Nga khiến châu Âu phải loay hoay tìm kiếm nguồn cung khí đốt mới. Điều này cũng khiến khu vực tốn thêm nhiều tiền hơn khi vận chuyển dòng khí đốt mới từ những quốc gia khác như Mỹ. Giá năng lượng tăng cao cũng khiến mùa Đông ở khối 27 thành viên thêm bất ổn.

Chưa kể, những đe dọa về thuế quan từ phía Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đang “thêm dầu vào lửa” cho triển vọng xuất khẩu của khu vực.

Với vấn đề thuế quan từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, các quan chức châu Âu có thể chọn cách cố gắng xoa dịu một cuộc xung đột thương mại tiềm tàng. Cụ thể, châu Âu có thể quyết định không trả đũa bất kỳ mức thuế nào của Mỹ, do đó tránh được một chu kỳ “ăn miếng trả miếng” gây tổn hại lẫn nhau.

Tăng trưởng khiêm tốn

EC dự báo, châu Âu chỉ chứng kiến ​​mức tăng trưởng khiêm tốn khi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi lạm phát vẫn thận trọng trong chi tiêu. Nền kinh tế Eurozone dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm nay và 1,3% vào năm tới.

EC cũng ước tính rằng, sẽ cần tới 500 tỷ EUR (tương đương 528 tỷ USD) trong thập kỷ tới để giúp đáp ứng nhu cầu an ninh của khối.

Ủy viên quốc phòng của EU Andrius Kubilius đã chỉ ra rằng, trái phiếu quốc phòng chung có thể huy động được số tiền khổng lồ đó. Nhưng việc “tiến lên” mà không có Đức, thành viên lớn nhất của khối, là điều khó có thể tưởng tượng.

Còn ông Mujtaba Rahman nhận thấy, các vấn đề lớn như quốc phòng và khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Nhưng hiện tại, với tình hình ở Pháp và Đức, chưa thể nói trước điều gì!

Mới nhất, ngày 13/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp, hạ 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3% và nới rộng khoảng cách với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Ngân hàng này đang tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thay vì kiểm soát giá cả tăng cao khi lạm phát dao động quanh mức mục tiêu 2%.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-te-liet-chau-au-lay-dau-ra-hang-ty-usd-de-chong-nga-297266.html

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết 14/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm

Dự báo thời tiết 14/12/2024, không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc bước vào đợt rét đậm, rét hại diện rộng với nhiệt độ có nơi xuống dưới 5 độ. Các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở...

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khối doanh nghiệp Hà Nội đã nỗ lực phát huy thế mạnh, nguồn lực để giữ vững ổn định doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chiều 13/12, tại Viện Nghiên cứu Cơ khí, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây. Thị trường tiềm năng cho rau quả Việt Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thuỵ Điển, kiêm nhiệm khu vực Bắc...

Nông sản Việt Nam tăng cơ hội “chinh phục” nhiều thị trường khó tính

Chuyển đổi số là lực đẩy cho nông sản Việt Nam phát triển, phủ sóng sâu rộng ở thị trường trong nước và không ngừng 'chinh phục' nhiều thị trường quốc tế. Xu hướng tất yếu nâng cao giá trị nông sản Cách đây 10 năm, việc xây dựng mô hình sản phẩm hữu cơ còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, Công ty cổ phần Sản xuất và xuất...

[Ảnh] Khai mạc Triển lãm “Quân đội anh hùng

NDO - Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân. NDO - Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sau 8 năm, tàu chiến Mỹ chuẩn bị cập cảng Campuchia

Ngày 13/12, Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo, một tàu chiến Mỹ sẽ cập cảng nước này vào tuần tới, đánh dấu lần đầu tiên một tàu quân sự Mỹ ghé thăm quốc gia Đông Nam Á này sau 8 năm.

10 đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng phát triển bền vững

Theo bảng xếp hạng của Tổ chức xếp hạng QS, Việt Nam có 10 cơ sở giáo dục đại học góp mặt, tăng 2 trường so với năm trước (Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng).

Cơ hội để doanh nghiệp ngành Rau quả Việt mở rộng giao thương, tìm kiếm đối tác quốc tế

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 – HortEx Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ 12-14/3/2025, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm HSài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa, quả tiếp tục được mở rộng nhờ những động lực tăng trưởng mạnh mẽ của ngành.

Thêm một thủ phạm đẩy “đế chế Assad” sụp đổ chóng vánh

Nền kinh tế Syria đã suy giảm 85% trong gần 14 năm nội chiến, tàn phá cơ sở hạ tầng và gây ra siêu lạm phát. Tình trạng cực tồi tệ của nền kinh tế đã "góp một tay" đưa chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad - vốn đã có hơn 1 thập kỷ vững vàng chống chọi với nhiều khó khăn, sụp đổ chóng vánh.

Tinh gọn bộ máy – “Cú hích” cho sự phát triển bền vững của đất nước

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, việc cải cách bộ máy nhà nước và tinh gọn bộ máy hành chính không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Nga lên tiếng về khoản tiền Mỹ chuyển cho Ukraine, khẳng định “hành động cướp bóc”

Ngày 11/12, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, việc Mỹ chuyển 20 tỷ USD từ nguồn tài sản bị đóng băng của Moscow cho Ukraine "đơn giản là hành động cướp bóc".

Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ năm 2024 nhanh chóng và đơn giản

Xin cho tôi hỏi thủ tục sang tên sổ đỏ năm 2024 được thực hiện như thế nào? - Độc giả Hữu Đạt

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Còn đà tăng ở 2 miền Bắc-Trung, vẫn đảm bảo nguồn cung phục vụ Tết

Nhìn chung, hôm nay, đà tăng giá vẫn tiếp tục kéo dài tại thị trường heo hơi miền Bắc và miền Trung. Theo khảo sát, giá heo hơi trên toàn quốc đang dao động từ 62.000 - 65.000 đồng/kg. Hiện lượng heo vẫn đảm bảo nguồn cung phục vụ thị trường Tết.

Cùng chuyên mục

Cơ hội để doanh nghiệp ngành Rau quả Việt mở rộng giao thương, tìm kiếm đối tác quốc tế

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 – HortEx Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ 12-14/3/2025, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm HSài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa, quả tiếp tục được mở rộng nhờ những động lực tăng trưởng mạnh mẽ của ngành.

Thêm một thủ phạm đẩy “đế chế Assad” sụp đổ chóng vánh

Nền kinh tế Syria đã suy giảm 85% trong gần 14 năm nội chiến, tàn phá cơ sở hạ tầng và gây ra siêu lạm phát. Tình trạng cực tồi tệ của nền kinh tế đã "góp một tay" đưa chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad - vốn đã có hơn 1 thập kỷ vững vàng chống chọi với nhiều khó khăn, sụp đổ chóng vánh.

Chuyện Vinfast, GrowMax và bông hoa nở trên vùng đất khô cằn là bông hoa rực rỡ nhất

Các doanh nghiệp như VinFast, GrowMax đã thể hiện tinh thần bền bỉ, không lùi bước trước các khó khăn, từ đó, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, từ sự nghi ngờ sang lòng tin tưởng, tự hào về thương hiệu Việt, giúp phá vỡ định kiến về trình độ và năng lực của người Việt.

Chuyện Vinfast, GrowMax và bông hoa nở trên vùng đất khô cằn là bông hoa rực rỡ nhất

Các doanh nghiệp như VinFast, GrowMax đã thể hiện tinh thần bền bỉ, không lùi bước trước các khó khăn, từ đó, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, từ sự nghi ngờ sang lòng tin tưởng, tự hào về thương hiệu Việt, giúp phá vỡ định kiến về trình độ và năng lực của người Việt.

Giá cà phê “xanh” trở lại, khả năng tăng vọt khó xảy ra, thủ phủ cà phê Đắk Lắk đặt mục tiêu tỉ USD

Giá cà phê toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần này và tăng khoảng 80% trong năm nay do thời tiết bất lợi ở Brazil và Việt Nam - những quốc gia trồng cà phê hàng đầu thế giới, đã ảnh hưởng đến triển vọng sản lượng.

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 12/12, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.Tham...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính

(MPI) - Chiều ngày 12/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Thành viên Tổ công tác cải cách hành chính của Thủ tướng Chính phủ làm việc với 04 địa phương, gồm Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái về công tác cải cách hành chính. Thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ, ông Phùng Quốc...

Mới nhất