Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa học'Không để Việt Nam thành nơi thử nghiệm sản phẩm công nghệ...

‘Không để Việt Nam thành nơi thử nghiệm sản phẩm công nghệ rủi ro cao’


Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, cần sớm xây dựng hành lang pháp lý về trí tuệ nhân tạo (AI) để Việt Nam không trở thành nơi thử nghiệm sản phẩm công nghệ có tính rủi ro cao.

“Phải có luật hoặc nghị quyết quy định nguyên tắc, cơ chế pháp lý thử nghiệm có kiểm soát việc hình thành các Sandbox (thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới khi chưa biết cách quản lý) trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể”, ông Nghĩa nói khi góp ý dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, sáng 23/5.

Là thư ký Hội đồng Khoa học của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia, ông Nghĩa cho rằng hành lang pháp lý phải quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu thiết bị thông minh như robot, xe tự hành, thiết bị bay không người lái. Hệ thống pháp lý đầy đủ, toàn diện là điều kiện tiên quyết để Việt Nam không bị chậm chân trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chủ động tận dụng lợi thế và phòng chống rủi ro.





Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại hội trường Quốc hội, sáng 23/5. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại hội trường Quốc hội, sáng 23/5. Ảnh: Media Quốc hội

Theo ông, nghị quyết năm 2019 của Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia. Bộ Chính trị cũng yêu cầu sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Năm 2019, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính, nhưng đến nay chưa được ban hành.

Ông Nghĩa cho biết dù chưa có khuôn khổ pháp lý chung toàn cầu, một số nước và khu vực đã thông qua quy định tạo hành lang đưa cách mạng công nghiệp lần thứ tư đi đúng hướng, phát huy sáng tạo, phòng ngừa, kiểm soát và hạn chế rủi ro. Trong khu vực tư nhân, nhận thức được nguy cơ hiện hữu về AI vượt tầm kiểm soát, từ 22/3, nhiều cá nhân trên thế giới đã tham gia thư ngỏ kêu gọi tạm ngừng phát triển mô hình này trong 6 tháng bất kỳ hệ thống nào mạnh hơn GPT-4.

Một trong những mục tiêu của việc tạm ngừng này là để các nhà phát triển AI cùng nhà hoạch định chính sách nhanh chóng thiết lập hệ thống quản trị hiệu quả. “Đến tối qua, đã có 27.500 người ký tên, trong đó có nhiều nhân vật kiến thức chuyên sâu và ảnh hưởng toàn cầu về lĩnh vực công nghệ tham gia”, ông Nghĩa nói.

Video đại biểu Phạm Trọng Nghĩa

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại nghị trường, sáng 23/5. Video: Truyền hình Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường) nói Luật Khoa học và Công nghệ dự kiến được Chính phủ đưa vào chương trình nghị sự năm 2022-2025. Tuy nhiên, nhiều quy định trong luật năm 2028 đã bộc lộ bất cập, như ứng dụng, cơ chế ưu đãi thúc đẩy phát triển, quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Vì vậy, bà đề nghị các cơ quan sớm xem xét sửa Luật Khoa học và Công nghệ.

AI là sự “tư duy” của máy móc, trong đó các thiết bị sẽ bắt chước cách tư duy tự nhiên của con người để giải quyết các vấn đề. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, AI là một trong những yếu tố then chốt.

Năm ngoái, OpenAI và hàng loạt công ty bắt đầu tung ra các công cụ ứng dụng bước phát triển tiếp theo của công nghệ học máy, đó là AI tạo sinh. Chúng được huấn luyện bằng hàng nghìn tỷ ảnh và văn bản từ Internet, cho phép sinh ra nội dung dựa trên yêu cầu đơn giản từ người dùng, viết mã lập trình và nói chuyện như người thật.

Từ đây, những tranh cãi gay gắt đã nổ ra trong giới công nghệ về khả năng AI vượt qua con người và hủy diệt nhân loại. “AI có thể gây hại đáng kể cho thế giới”, CEO OpenAI Sam Altman phát biểu trong phiên điều trần tại quốc hội Mỹ giữa tháng 5.

“Các doanh nghiệp công nghệ lớn đang chạy đua phát triển những cỗ máy ngày càng thông minh hơn mà không hề có sự giám sát”, Anthony Aguirre, Giám đốc Future of Life Institute (FLI), tổ chức thành lập năm 2014 để nghiên cứu những mối đe dọa tồn vong với xã hội, nói.

Viết Tuân – Sơn Hà




Source link

Cùng chủ đề

Hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Ninh Bình với nhiều điểm sáng

NDO - Chiều 27/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sở đã nghiệm thu 22 đề tài, dự án kết thúc thời gian thực hiện...

Việt Nam ‘mở cửa’ kỷ nguyên số

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" đã tạo ra bước đột phá trong việc nhận thức về tiến trình chuyển đổi số đúng với bản chất, vai trò và vị trí đối với sự phát triển của đất nước.

Nghị quyết mới về chuyển đổi số cần đột phá như Nghị quyết 10 trong nông nghiệp

Xây dựng Nghị quyết mới về chuyển đổi số Chiều 12/9, tại Hà Nội, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì Hội nghị “Lấy ý kiến về 3 Đề án trình Bộ Chính trị”. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Ban Kinh tế Trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Đề án sơ...

Công nghiệp văn hóa đừng chạy theo thị hiếu tầm thường!

Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa cũng đang được xem là một trong những ưu tiên quan trọng, nhưng vẫn còn đó không ít thách thức và rào cản.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa

(NLĐO) - Lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, 2060 Chiron được mô tả là "không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây". ...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Đề án là phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, thân thiện, nhằm kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của khu vực và thế giới. ...

AI giúp dự báo tiểu đường type 2 trước 13 năm

Lần đầu tiên trên thế giới, Anh thử nghiệm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán nguy cơ mắc tiểu đường type 2 lên tới 13 năm trước khi bệnh nhân bị phát bệnh. Nhóm đã huấn luyện AI...

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Cùng chuyên mục

Viettel tài trợ phòng thí nghiệm nghiên cứu 5G/6G cho Đại học Bách khoa

NDO - Ngày 27/12, Tập đoàn Công nghiệp-viễn thông quân đội (Viettel) và Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) khai trương phòng thí nghiệm nghiên cứu 5G/6G. Đây là phòng thí nghiệm do Viettel tài trợ nhằm phục vụ nghiên cứu các công nghệ nền tảng cho mạng 5G, hướng tới 6G. Phòng thí nghiệm nghiên cứu 5G/6G Viettel-HUST bao gồm một hệ thống mạng viễn thông 5G Stand-alone (kiến trúc mạng 5G sử dụng...

Hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Ninh Bình với nhiều điểm sáng

NDO - Chiều 27/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sở đã nghiệm thu 22 đề tài, dự án kết thúc thời gian thực hiện...

Trường đại học có phòng thí nghiệm 5G, 6G nghiên cứu xe tự lái, phẫu thuật từ xa

Phòng thí nghiệm được dùng để nghiên cứu công nghệ phục vụ các ứng dụng của 5G, 6G như công nghiệp tự động hóa, điều khiển tự động, xe tự lái, phẫu thuật y tế từ xa. Ngày 27-12, Tập đoàn Công nghiệp -...

Hàn Quốc chuẩn bị xây dựng trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới

Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định một cụm chip ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, là khu phức hợp công nghiệp quốc gia nhằm tạo ra trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới vào năm 2030. Ngày 26/12, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc (MOLIT) cho biết Chính phủ nước này đã chỉ định một cụm chip ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, là khu phức hợp công nghiệp quốc gia,...

Phát triển toàn diện “hệ sinh thái” giao thông

Thống kê sơ bộ, cả nước hiện có khoảng 45,5 triệu xe máy và 6,5 triệu ô-tô đang lưu hành. Giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng sở hữu ô-tô của Việt Nam đạt 17%/năm, nhanh nhất thế giới, vượt cả Trung Quốc (14%/năm) và Ấn Độ (10%/năm). Hiện nay, GDP bình quân đầu người Việt Nam đã vượt mức 4.000 USD/năm (hơn 100 triệu đồng), do đó, tỷ lệ sở hữu ô-tô trong những năm tới được dự báo...

Mới nhất

Điểm nhấn trên tàu đổ bộ Trung Quốc vừa được hạ thủy

Tàu đổ bộ Type 076 của Hải quân Trung Quốc vừa được hạ thủy mang thiết kế lớn hơn những con tàu cùng...

Tạm đình chỉ cô giáo ở Hà Nội bị phụ huynh tố tát vào mặt, kéo lê trẻ lớp 3

Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh tố có “tác động vật lý” và học sinh lớp 3 trong giờ giáo dục thể chất. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu...

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS....

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000

Năm 2025, Trường đại học Luật TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, mở thêm tối thiểu 3 ngành mới các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, pháp luật. ...

Mới nhất