Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế'Khó xác định nguyên nhân khiến 6 người ngộ độc botulinum'

‘Khó xác định nguyên nhân khiến 6 người ngộ độc botulinum’


TP HCMCác chuyên gia nhận định hiện tại khó xác định chính xác nguyên nhân 6 người ngộ độc botulinum, vì có thể mẫu thực phẩm họ đã ăn hiện không còn, không phải mẫu được xét nghiệm.

Tối 25/5, hai mẫu giò lụa được Phòng Y tế TP Thủ Đức lấy từ nhà bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều có kết quả xét nghiệm âm tính độc tố botulinum. 6 bệnh nhân có điểm chung là đều ở Thủ Đức, trong đó 5 người ăn giò lụa bán dạo và một người ăn mắm trước khi xuất hiện triệu chứng. Do đó, về mặt dịch tễ, hai thực phẩm này bị nghi là gây nhiễm độc botulinum.

“Mẫu được xét nghiệm là cùng lô hàng các bệnh nhân đã ăn, được lấy từ cơ sở sản xuất và nhà bệnh nhân ngộ độc”, đại diện Phòng Y tế TP Thủ Đức nói, nhưng không cho biết mẫu lấy từ nhà bệnh nhân có phải là phần còn lại sau khi ăn hay không.

Như vậy, câu hỏi là nguyên nhân nào gây ngộ độc? Đại diện phòng Y tế TP Thủ Đức cho biết đang tiếp tục điều tra.

Về vấn đề này, TS.BS Huỳnh Văn Ân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho rằng các bệnh nhân ở cùng địa phương, cùng diễn biến lâm sàng, nên để xác định nguyên nhân thì thường sẽ xem xét điểm chung là cùng ăn giò lụa. “Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân hiện tại rất khó vì phải xem xét lại quy trình lấy mẫu, mẫu kiểm nghiệm có phải là mẫu bệnh nhân ăn hay không”, bác sĩ Ân nói.

Còn ThS.BS Doãn Uyên Vy, Phó Đơn vị chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy, nói nếu mẫu được xét nghiệm không phải giò lụa bệnh nhân đã ăn thì kết quả xét nghiệm không phản ánh chính xác.

“Có thể bệnh nhân đã ăn hết và mẫu xét nghiệm là một cây mới cùng nơi sản xuất”, bác sĩ Vy nêu giả thuyết, thêm rằng cũng có thể khâu sản xuất không có vấn đề nhưng quá trình bảo quản bán dạo làm phát sinh độc tố. Bà giải thích thêm là “nguy cơ ngộ độc phụ thuộc vào từng cá nhân ở từng tình huống riêng biệt”, nên có người ăn thì nhiễm độc nhưng có người không bị.

Đồng tình với hai ý kiến trên, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, nói rằng cách một ca ngộ độc botulinum diễn ra là không thể dự đoán trước được, vì bào tử của nó luôn xuất hiện trong môi trường. Các chùm ca ngộ độc botulinum không giống ngộ độc thực phẩm hàng loạt mà thuộc về riêng lẻ từng hộ gia đình.

Như 6 ca ở TP Thủ Đức, có những triệu chứng điển hình, xét nghiệm dương tính với botulinum, nhưng để kết luận nguyên nhân chính xác thì rất khó, theo bà Lan. Ví dụ, người sản xuất có thể đã chế biến kỹ nhưng vấn đề phát sinh trong quá trình bảo quản, quá hạn dùng hoặc sản phẩm bị chảy nhớt trong điều kiện kỵ khí, rơi xuống đất cát.

“Chúng ta không thể biết được, tất cả chỉ là dự đoán”, bà Lan nói, thêm rằng kể cả các bệnh nhân có điểm chung là ăn giò lụa nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định nguyên nhân ngộ độc từ giò lụa.





Bệnh nhi ngộ độc botulinum điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, tháng 5/2023. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhi ngộ độc botulinum điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, tháng 5/2023. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Cho rằng bị nhiễm độc botulinum có thể do “hên xui”, phụ thuộc vào từng cá nhân và tình huống, các chuyên gia khuyến cáo người dân cẩn trọng trong ăn uống, chế biến thực phẩm.

Giữ môi trường sạch, tránh bụi bẩn, đất cát bám khi chế biến thực phẩm tươi sống. Không đóng kín thức ăn nếu không có kiến thức và kỹ thuật tốt. Biện pháp khác là tạo độ chua hay độ mặn trên 5%, 5 g muối/100 g thức ăn để vi khuẩn không có môi trường phát triển.

Khi sử dụng thức ăn, cần xem kỹ hạn dùng. Đặc tính của các loại vi khuẩn gây nhiễm độc, trong đó có botulinum, là sinh ra khí và làm móp méo đồ ăn. Do đó, nếu nhận thấy thực phẩm không còn mùi vị tự nhiên, vỏ đựng phồng, biến dạng thì không nên ăn dù vẫn còn hạn sử dụng. Mọi thức ăn nên nấu ở 100 độ C trong vòng 10 đến 15 phút để diệt vi khuẩn, hạn chế ngộ độc.

Từ ngày 13/5 đến nay, lần lượt 5 người ở TP Thủ Đức ngộ độc botulinum sau ăn giò lụa bán dạo và một người sau ăn mắm. Trong đó, ba em bé 10-14 tuổi được dùng thuốc giải độc, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, hiện diễn tiến cải thiện, một em xuất viện. Ba bệnh nhân còn lại chỉ được điều trị hỗ trợ vì cả nước hết thuốc giải độc. Tổ chức Y tế Thế giới chuyển 6 lọ thuốc từ Thụy Sĩ về điều trị, tuy nhiên, một bệnh nhân (người ăn mắm) qua đời trước khi được truyền thuốc, hai người kia cũng không kịp sử dụng thuốc do đã hết thời gian “vàng”.

Botulinum là loại độc tố thần kinh cực mạnh, sinh ra bởi vi khuẩn yếm khí – loại vi khuẩn ưa môi trường kín như thức ăn đóng hộp, hoặc môi trường thực phẩm không đủ tiêu chuẩn kiềm chế vi khuẩn phát triển.

Triệu chứng nhiễm độc là đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân. Cuối cùng, bệnh nhân khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp. Các dấu hiệu này xuất hiện chậm hay nhanh tùy thuộc vào lượng botulinum ăn phải.

Mỹ Ý




Source link

Cùng chủ đề

Nhóm trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đã được xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Chiều 8/11, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, sau 3 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của 20...

Công an vào cuộc vụ 20 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Ngày 6/11, Công an huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết đang vào cuộc xác minh vụ việc trên, trước hết là về nguồn gốc số thuốc diệt chuột sinh học xuất hiện trong trường học.Trước đó, vào 10h ngày 5/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu tiếp nhận 20 trẻ trong tình trạng nghi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có 2 trẻ triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc.Khoảng 8h30 cùng ngày,...

Đại biểu Quốc hội nêu lý do bệnh viện không dám nhận thực hiện tự chủ

Đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích, các bệnh viện lớn ở Trung ương không dám nhận thực hiện tự chủ, thà rằng cứ để cho người bệnh chen chúc còn hơn phải đi vay vốn đầu tư xây dựng, để rồi người bệnh phải trả cả chi phí này. ...

Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Tuy nhiên, số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người...

nguy cơ ngộ độc cao

Tuy nhiên, chuyên gia y tế cảnh báo, đây là trào lưu nguy hại, không tốt cho sức khỏe, bởi ăn loại trứng này có nguy cơ ngộ độc cao. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, cách tốt nhất là người dân nên ăn trứng tươi và sạch. Trứng có thể nhiễm khuẩn gây bệnh Mới đây, tài khoản TikTok M.B.T.N.A. đăng tải video chia sẻ về việc ăn trứng ung, thối của người này thu hút hàng triệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Cùng chuyên mục

Lợi ích, cách sử dụng an toàn và tác dụng phụ của cây hương thảo

Các lợi ích chính của hương thảo cho sức khỏe là: Cải thiện hệ thần kinh Hương thảo giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, sự tập trung và lý luận, và giúp ngăn ngừa và điều trị các vấn đề như trầm cảm và lo lắng. Loại thảo dược này thậm chí còn giúp giảm mất trí nhớ xảy ra tự nhiên ở người cao tuổi, và cũng có thể được sử dụng dưới...

Cứu sống bệnh nhân có vết thương thấu tim, gan

GĐXH – Bệnh nhân bị vật sắc nhọn đâm vào vùng ngực và mũi ức, đứt sụn sườn 5-6, bên trái có 1 vết thương tim, 2 vết thương gan. ...

Phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc

Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc, mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh. ...

ĐBQH: Phòng khám gắn mác quốc tế, bác sĩ ‘dỏm’ bủa vây bệnh nhân

Đặt vấn đề chất vấn tại Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV diễn ra chiều nay (11/11), đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực trạng các cơ sở y tế tư nhân, phòng khám, phòng mạch, bác sĩ gắn mác có yếu tố nước ngoài... treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó không ít bác sĩ không có bằng cấp cũng như giấy phép hành nghề, bệnh nhân không biết đâu mà...

Đại biểu Quốc hội chất vấn về tình trạng bác sĩ “dởm” hành nghề

(ĐCSVN) - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Quốc hội nêu thực tế, thời gian qua, các cơ sở y tế hành nghề tư nhân, phòng khám, phòng mạch bác sĩ có yếu tố nước ngoài,.. treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó không ít bác sĩ “dởm” không có bằng cấp hành nghề. Tiếp tục chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

Mới nhất

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Ivermectin là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Hầu như ai cũng có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng tại đường ruột. Ivermectin là một trong số những loại thuốc trị giun được bác sĩ kê đơn khi có chỉ định...

Tuổi trẻ Quân đội, Công an đẩy mạnh học tập, làm theo Bác

Dự chương trình có các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an; Thượng tá Đồng Đức Vũ, Trưởng Ban Thanh niên Công an nhân dân; Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó Trưởng Ban Thanh niên Quân đội. Báo...

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng thế giới lao dốc băng băng trong ngày sale sốc 11-11

Cuối ngày hôm nay, 11-11, giá vàng thế giới bốc hơi hơn 29 USD/ounce, xuống còn 2.655,6 USD/ounce. Công ty SJC đã giảm giá...

Mới nhất