Ông Antonio Tognoli, thành viên hội đồng quản trị thuộc Cơ quan Đánh giá Italy (OIV), cựu Phó Chủ tịch Hiệp hội phân tích tài chính Italy (AIAF) nhận định, cả Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) và kinh tế Liên minh châu Âu (EU) đang tụt lại phía sau Mỹ.
Một số quốc gia châu Âu đã rơi vào suy thoái kỹ thuật. (Nguồn: Reddit) |
20 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro đã rơi vào tình trạng mà hiện tại có thể được định nghĩa là suy thoái nhẹ từ năm 2022 đến năm 2023. Lạm phát cao đã khiến người tiêu dùng và chính phủ nản lòng. Điều này cũng có nghĩa là cả Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) và kinh tế Liên minh châu Âu (EU) đang tụt lại phía sau Mỹ.
Trong ba tháng đầu năm nay, sản lượng kinh tế của Eurozone giảm 0,1% so với quý trước, sau khi giảm cùng mức độ trong quý cuối cùng của năm 2022. Còn kinh tế Mỹ đã tăng 0,3% trong quý I/2023 sau khi tăng 0,6% trong quý IV/2022.
Theo chuyên gia Antonio Tognoli, khi châu Âu “cảm lạnh”, phần còn lại của thế giới sẽ “hắt hơi”. Khoảng cách giữa hoạt động kinh tế của Mỹ và châu Âu có thể không duy trì lâu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York đã xem xét liệu các cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu có ảnh hưởng đến Mỹ trong 30 năm qua hay không và câu trả lời là có. Châu Âu có thể ảnh hưởng đến Mỹ theo nhiều cách. Đơn cử như thông qua các liên kết thương mại, các dòng tài chính xuyên biên giới.
Hơn nữa, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lạm phát của Mỹ và cú sốc niềm tin toàn cầu có thể có tác động dây chuyền.
Năm 2012, châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm. Những lo ngại về sức khỏe tài chính ở châu Âu, đặc biệt là ở Hy Lạp, đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng trên khắp lục địa. Biên bản cuộc họp tháng 9/2012 của Fed đã nhắc đến nỗi sợ lây lan.
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi một cách đáng ngạc nhiên nhưng những “cơn gió ngược” có thể sẽ ập đến.
Nền kinh tế lớn thế giới có thể đang ở trong một môi trường có thể không được mô tả chính xác là suy thoái, nhưng có những điểm tương đồng như suy thoái.
Nói cách khác, điều đó có nghĩa là Mỹ có thể tránh được tình trạng “hạ cánh cứng”, nhưng nền kinh tế có thể sẽ tăng trưởng chậm (đôi khi tăng trưởng âm) và lạm phát dai dẳng.