Trang chủNewsThời sựKhách quốc tế chỉ biết phở Việt, sao phải chia phở Nam...

Khách quốc tế chỉ biết phở Việt, sao phải chia phở Nam Định hay phở Hà Nội?

(Dân trí) – Khách Tây biết đến món phở của Việt Nam qua truyền thông và các giải thưởng ẩm thực quốc tế. Song, họ chỉ đơn thuần thưởng thức một món ăn theo sở thích, quan tâm xem bát phở này 2 USD hay 100 USD.
 
Khách quốc tế chỉ biết phở Việt, sao phải chia phở Nam Định hay phở Hà Nội?

Dale, một du khách người Mỹ sống ở Hà Nội hơn 5 năm, tự nhận mình là thực khách “nghiện phở”.

Buổi sáng cuối tuần, Dale thường đạp xe hoặc đi dạo quanh hồ Gươm rồi vòng qua khu chợ Đồng Xuân, sau đó tạt vào một quán phở nhỏ ở phố Hàng Giấy (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ăn sáng. 

Dale được một người bạn giới thiệu quán phở này có thịt bò tươi, được nhiều người địa phương yêu thích. Anh ăn thử lần đầu năm 2019 và trở thành khách quen từ đó đến nay. “Chỉ cần thấy tôi gạt chân chống xe đạp hoặc đi bộ lướt qua, vợ chồng chủ quán đã biết tôi sẽ gọi một bát tái nạm gầu, nhiều hành”, Dale kể. 

Theo nam du khách, anh tình cờ biết đây là quán phở gốc Nam Định, 70 năm tuổi trong một lần nói chuyện với chủ quán. Nhưng lúc thưởng thức, anh không phân biệt được hương vị với nhiều quán phở khác ở Hà Nội, khi giới thiệu với bạn bè quốc tế, anh cũng chỉ nói “đây là quán phở ngon”. 

Nhiều thực khách quốc tế cũng như Dale, họ không quan tâm nhiều đến nguồn gốc của bát phở. 

“Phở chỉ có một, đó là phở Việt”

Theo nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, chuyên gia ẩm thực, bản thân người Việt Nam cũng khó phân biệt sự khác nhau của hai loại phở Hà Nội và phở Nam Định. 

“Nếu nói phở Nam Định mặn hơn, rất nhiều quán phở ở Hà Nội, gốc Hà Nội, bây giờ cũng mặn. Thực tế, phở Nam Định từ lâu đã là một thành tố của phở Hà Nội. Người Thành Nam xưa lên Hà Nội lập nghiệp mang theo công thức của món phở gia truyền, nhưng sau hàng trăm năm chính những hàng quán này lại góp phần làm nên thương hiệu của phở Hà Nội”, bà Tuyết Nhung nói.

Ngày 12/8, khi đọc thông tin hai loại phở Hà Nội và phở Nam Định cùng nằm trong danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia (cùng món mì Quảng) được Bộ VHTTDL công bố, bà Tuyết Nhung cho biết, cảm thấy khá bất ngờ. 

Khách quốc tế chỉ biết phở Việt, sao phải chia phở Nam Định hay phở Hà Nội? - 1

Khách Tây tìm đến quán phở ở Hà Nội được Michelin đề xuất trong danh sách quán ăn “ngon, giá cả phải chăng” (Ảnh: Minh Nhân).

Chuyên gia cho rằng, phân chia thành hai loại phở và cùng nhau xuất hiện trong một danh mục là không cần thiết. Nếu tách bạch phở theo vùng miền, Việt Nam còn có phở ở Hà Giang, phở ở TPHCM cũng nổi tiếng. Điều này có thể cho thấy sự đa dạng của ẩm thực Việt song lại gây khó khăn trong việc quảng bá món phở ra thế giới.

Đồng quan điểm, nhà sử học Dương Trung Quốc đặt câu hỏi “Nếu phân định như vậy thì đến thời điểm nào đó có khi phải công nhận thêm phở TPHCM hay thậm chí phở Việt ở nước ngoài là di sản?”.

Thực tế, nguồn gốc ra đời của món phở đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, với 3 giả thuyết phổ biến: Phở bắt nguồn từ món “Pot-au-Feu” của Pháp; phở có nguồn gốc từ món Ngưu nhục phấn của người Hoa và phở có nguồn gốc từ món bún xáo trâu của người Việt. 

Nhiều người đồng tình về việc phở xuất phát ở Nam Định, sau đó thăng hoa ở Hà Nội, lâu dần trở thành món ăn phổ biến. Với vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội giúp phở lan tỏa rộng hơn. Giống như bún thang bắt đầu từ Phố Hiến, Hưng Yên nhưng lại thực sự lên hương là ở Hà Nội.

Theo ông Dương Trung Quốc: “Phở chỉ có một, đó là phở Việt”.

Thế giới đã công nhận giá trị của phở. Trong tương lai, nếu UNESCO công nhận phở là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì chỉ có thể công nhận là “phở Việt Nam”.

Khách quốc tế chỉ biết phở Việt, sao phải chia phở Nam Định hay phở Hà Nội? - 2
Khách quốc tế chỉ biết phở Việt, sao phải chia phở Nam Định hay phở Hà Nội? - 3

Bên phải là bát phở tại một cửa hàng phở gốc Nam Định, bên trái là bát phở được nấu bởi công thức của người Hà Nội (Ảnh: Minh Nhân).

“Tựa như quan họ, ban đầu Bắc Ninh đề nghị “quan họ Bắc Ninh” nhưng sau đó phải làm hồ sơ là quan họ Kinh Bắc. Quan họ là sự giao thoa văn hóa giữa hai bên bờ sông Cầu, nay thuộc hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang. 

Cuối cùng, sự công nhận quốc tế xác định là quan họ Kinh Bắc. Đây là một thuật ngữ tương đối mang tính lịch sử, chỉ một không gian rộng lớn hơn tỉnh Bắc Ninh hiện nay và một phần tỉnh Bắc Giang”, ông Quốc nêu ví dụ.

Việc phân định phở gắn với địa phương để công nhận di sản khiến nhiều người cho rằng, trong tương lai một số địa phương cũng đề nghị công nhận phở hay các món ăn đã có sự biến tấu ở địa phương đó được công nhận di sản. Điều này dẫn tới việc dễ dãi trong vinh danh ẩm thực, nở rộ danh hiệu.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, cơ quan nhà nước và hội nghề nghiệp “cầm cân nảy mực” phải phát huy vai trò, làm sao để tránh tình trạng “chạy di sản”.  

Để phở thành thương hiệu quốc gia trong nền ẩm thực quốc tế như kim chi của Hàn Quốc, sushi của Nhật Bản…. theo ông Dương Trung Quốc cần nhất vai trò của các hội nghề nghiệp. 

Khách quốc tế chỉ biết phở Việt, sao phải chia phở Nam Định hay phở Hà Nội? - 4

Những gánh phở truyền thống từ Nam Định nhưng lại có mặt ở Hà Nội từ hàng chục năm, trở thành một phần của văn hóa ẩm thực Hà Nội (Ảnh chụp năm 2020) (Ảnh: Thanh Thúy).

Nhà nước nên quan tâm hỗ trợ về pháp lý, kinh tế, đồng thời với vai trò quản lý tiếp sức bằng khâu liên quan đến thủ tục, hành chính, cơ chế… để các hội nghề nghiệp đưa phở ghi điểm trong nền ẩm thực thế giới.

Bên cạnh đó, ông Dương Trung Quốc ghi nhận một số ý kiến cho rằng, việc phân định phở Hà Nội và phở Nam Định làm 2 di sản chỉ là sự công nhận trong nước nên tính đa dạng cần được nhấn mạnh.

Sự tách bạch này nhằm kích thích hơn trách nhiệm của các địa phương trong việc tìm tòi, nghiên cứu, tôn vinh và quan trọng hơn là tạo môi trường để di sản tiếp tục phát triển, phục vụ cho đời sống. 

Di sản không có nghĩa là như cũ, trở về cái cũ mà chính là bắt nguồn từ những điều tích cực, cốt lõi để phát triển. 

Sự phát triển của xã hội và nhu cầu ẩm thực đã cho ra đời nhiều món ăn. Mỗi món ăn ban đầu xuất phát ở một địa phương nhưng khi du nhập đến nơi khác sẽ có biến tấu, thay đổi để phù hợp với từng vùng miền, văn hóa, khẩu vị của người dân. Phở cũng không ngoại lệ. 

Điều quan trọng cần “giữ được hương vị của phở”

Quán Phở Quyết nằm trên trục đường Waseda Dori, khu nhà ga Takadonababa (Tokyo, Nhật Bản), dù trong tầng hầm một tòa nhà nhỏ nhưng luôn đông khách ra vào.

Anh Đặng Huy Quyết, đến từ Hà Nội, chủ quán phở này cho biết, đã đến Nhật Bản hơn 14 năm, sau nhiều lần khởi nghiệp thất bại, anh quyết định chọn món phở để kinh doanh. 

Mang một món ăn Việt ra nước ngoài, theo anh Quyết, điều quan trọng nhất là phải giữ được hương vị truyền thống, để không lẫn phở với món ăn nào khác. Thực khách ở Nhật thường khó phân biệt các loại phở, họ chỉ biết đây là một món nước, nổi tiếng của Việt Nam, nếu ăn hợp miệng họ sẽ quay lại.

Khách quốc tế chỉ biết phở Việt, sao phải chia phở Nam Định hay phở Hà Nội? - 5

Khách Tây chỉ biết phở Việt Nam, điều quan trọng là chúng ta gìn giữ và nâng tầm món ăn này ra thế giới như thế nào? (Ảnh: Thanh Thúy).

Khách Tây khi đến Việt Nam cũng vậy, nhiều người cho biết, việc duy nhất họ có thể phân biệt là giá tiền của bát phở: Bát phở này 2 USD hay 100 USD, đa dạng trải nghiệm hơn có thể biết ngoài phở bò còn có phở gà, phở trộn thì khác với phở nước…

Sau cùng, khi miêu tả về món phở họ chỉ đơn giản nhớ về một quán phở ngon.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Hoàng Minh Hiền – nghệ nhân ẩm thực được UNESCO công nhận – cho rằng, để phở Việt Nam thực sự phát triển và vươn xa trên thế giới, điều quan trọng nhất là cần có sự đoàn kết của cả 100 triệu người Việt Nam.

“Chúng ta cần chung tay bảo vệ và phát triển phở như một biểu tượng của ẩm thực quốc gia. Thay vì tập trung vào sự khác biệt vùng miền, chúng ta nên tập trung vào việc nâng tầm giá trị chung của phở Việt”, bà Hiền nói.

Việc công nhận phở nên được nhìn nhận dưới góc độ toàn quốc để từ đó phát huy sức mạnh chung và cùng nhau đưa phở Việt Nam ra thế giới. Dù ở bất kì vùng miền nào, phở vẫn phải giữ được hương vị truyền thống và tinh túy của ẩm thực Việt Nam. 

Điều quan trọng, chúng ta cần giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của phở, từ đó tạo ra một sự đồng thuận chung, tránh xa những tranh cãi về địa phương để phở Việt có thể trở thành niềm tự hào chung của cả dân tộc.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/du-lich/khach-quoc-te-chi-biet-pho-viet-sao-phai-chia-pho-nam-dinh-hay-pho-ha-noi-20240815075637701.htm

Cùng chủ đề

Khách Tây thử phở Việt 350.000 đồng ở Australia, thêm 34.000 để ăn một loại lá

Max McFarlin (từ Arkansas, Mỹ) đến Việt Nam được hơn 4 năm và hiện sinh sống, làm việc chủ yếu tại TPHCM. Anh cũng là một YouTuber nước ngoài khá nổi tiếng với kênh cá nhân có hơn 700.000 lượt theo dõi, thường xuyên chia sẻ video về ẩm thực đường phố ở Việt Nam. Max tiết lộ rất thích các món ăn Việt Nam, trong đó có những cái tên “quốc dân” như phở, bánh mì, cơm tấm....

Nét đặc sắc của phở Nam Định vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể

Phở Nam Định vừa được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phần lớn thực khách chỉ biết đến phở Cồ khi nhắc đến phở Nam Định. Tuy nhiên, phở Nam Định khá phong phú, có nhiều tiệm phở lâu đời nức tiếng và có những đặc trưng riêng. Phở bò Nam Định từ lâu nổi tiếng khắp cả nước. Người Nam Định mang nghề nấu phở đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước...

Khám phá Việt Nam: Ghé thăm Nam Định

Toàn tỉnh Nam Định có hơn 1.300 di tích, trong đó có hai di tích quốc gia đặc biệt, gồm cụm di tích Đền Trần và chùa Phổ Minh, chùa Keo Hành Thiện.

Nam Định xây dựng định hướng phát triển làng nghề phở Vân Cù bền vững

Ngày 23/8, tại Đền làng Vân Cù (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định), Chi hội Phở Vân Cù (Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nam Định) tổ chức hội nghị triển khai định hướng phát triển làng nghề phở Vân Cù. ...

Đưa phở Việt “ra thế giới”

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, phở đã vươn lên trở thành một biểu tượng nổi bật của ẩm thực Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

(Trực tiếp) Lũ quét Lào Cai: “Mẹ em với các cháu, hơn chục người chết ở chỗ này”

(Dân trí) - Sáng sớm 11/9, nhóm phóng viên Dân trí đã có mặt tại hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở thôn Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thảm họa này đã xóa sổ một thôn bản với hơn 37 hộ dân. - 8h ngày 11/9: 22 người tử vong, 17 bị thương, 73 người mất tích. - 14h ngày 10/9: Cứu được 10 người. 15 người chết, 103 người mất tích. - 10h15 ngày 10/9,...

Phương Mỹ Chi không nhận thù lao khi đóng MV cho nghệ sĩ trẻ

Mới đây, Phương Mỹ Chi gây chú ý khi xuất hiện trong MV "Nhà biên kịch tài lanh" của giọng ca gen Z Haley. Dù chỉ là vai diễn khách mời, xuất hiện với thời lượng ngắn nhưng sự góp mặt của "cô bé dân ca" trong MV của một ca sĩ khác khiến nhiều người bất ngờ. Phương Mỹ Chi tiết lộ: "Tôi đóng MV này hoàn toàn không có thù lao nhưng tôi vẫn thấy vui vì...

Hơn 200 phần quà tặng trẻ em vùng biên giới dịp tết Trung thu

Tối 10/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức chương trình "Biên cương đêm hội trăng rằm", mang tết Trung thu đầy ấm áp và ý nghĩa đến với hàng trăm trẻ em vùng biên giới huyện A Lưới.Tham dự chương trình, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và gia đình đã đóng góp 30 phần quà để...

Thầy giáo rút hết tiền tiết kiệm gửi vùng lũ từng ủng hộ học trò nhiều tỷ

Hai ngày nay, nhiều học trò vào trang cá nhân của GS.TS Lê Ngọc Thạch, giảng viên thỉnh giảng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) bày tỏ sự cảm phục.GS.TS Lê Ngọc Thạch là người thầy đã rút hết tiền dưỡng già 1 tỷ đồng ủng hộ bà con phía Bắc chịu hậu quả nặng nề của bão lũ.GS.TS Lê Ngọc Thạch là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu ứng...

Không tìm được nhiều chủ đất để bồi thường ở dự án 3.500 tỷ tại Quảng Ngãi

Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt vào tháng 3/2023. Đây là công trình giao thông đường bộ cấp I, với tổng mức đầu tư lên đến 3.500 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác từ năm 2027.Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi có chiều dài gần 27km, đi qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh...

Bài đọc nhiều

Cảnh báo 10 quận nội thành Hà Nội có nguy cơ ngập, ùn tắc cục bộ

Dự báo Hà Nội tiếp tục có mưa dông nhiều nơi, người dân các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình đến Nam Từ Liêm cần lưu ý khi tham gia giao thông đặc biệt khi nhiều tuyến còn ngổn ngang cây đổ, cành gãy.     Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn rạng sáng phát sáng 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến nội thành có thể ngập từ 10-20cm. Trong đó, một số tuyến có thể ngập...

(Trực tiếp) Mưa lũ miền Bắc: Lào Cai nước rút dần, cả thành phố dọn bùn, rác

(Dân trí) - Khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ vẫn đang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nước sông Thao, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình và sông Hồng đều đang dâng cao. 26 phút trước Thủ tướng hoãn họp Chính phủ, trực tiếp tới Bắc Giang chỉ đạo ứng phó, khắc phục lũ lụt Sáng 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định hoãn họp Thường trực Chính phủ...
16:58:47

Nước sông Hồng dâng rất nhanh, người Hà Nội “chạy ngập” xuyên đêm

(Dân trí) - Trong đêm 9/9, nước sông Hồng dâng nhanh gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội đảo lộn. Người dân hối hả "chạy ngập" xuyên đêm, sơ tán tài sản đến nơi an toàn. Nước sông Hồng dâng rất cao, người dân Hà Nội hối hả "chạy ngập" trong đêm (Video: Mạnh Quân) Tối 9/9, mực nước tại sông Hồng liên tục tăng nhanh khiến nhiều khu vực gần...

Cư dân mạng bấm like mạnh tay bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP.HCM khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi. Thấy người dân đi xe máy qua cầu gặp gió bão Yagi, xe chuyên dụng của lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di chuyển qua cầu Khuể (Hải Phòng) - Ảnh: ĐỒNG...

Nước sông Hồng mênh mông, người dân quận trung tâm Hà Nội trắng đêm chạy lũ

Nước sông Hồng lên nhanh vào khuya 9-9, rạng sáng 10-9 khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm bị ngập. Nhiều người hối hả di dời đồ đạc, chạy lũ xuyên đêm. Nước sông Hồng dâng nhanh trong đêm khiến nhiều người Hà Nội không kịp trở tay - Ảnh: HỒNG QUANG Khuya 9-9, những bước chân vội vã, tiếng người gọi nhau vang các xóm dân cư ven sông Hồng đoạn qua quận Hoàn Kiếm, Ba...

Cùng chuyên mục

(Trực tiếp) Lũ quét Lào Cai: “Mẹ em với các cháu, hơn chục người chết ở chỗ này”

(Dân trí) - Sáng sớm 11/9, nhóm phóng viên Dân trí đã có mặt tại hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở thôn Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thảm họa này đã xóa sổ một thôn bản với hơn 37 hộ dân. - 8h ngày 11/9: 22 người tử vong, 17 bị thương, 73 người mất tích. - 14h ngày 10/9: Cứu được 10 người. 15 người chết, 103 người mất tích. - 10h15 ngày 10/9,...

Huy động tối đa trạm bơm, sớm đưa cao tốc Pháp Vân

Xuất hiện vị trí ngập hơn 0,5mLiên quan đến tình trạng ngập nước tại...

Ninh Thuận: Đầu tư 79.967 triệu đồng thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận kiến nghị các bộ ngành Trung ương và tỉnh xem xét tăng mức đầu tư đối với chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề. Đồng thời mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng là hộ cận nghèo...Tại buổi kiểm tra, giám sát, ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận đánh giá cao sự nỗ...

Phấn đấu không còn hộ nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp

Năm 2023, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, tỉnh lồng ghép nguồn lực thuộc các Chương trình Mục...

Khai mạc Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ châu Á – Thái Bình Dương năm 2024

Sáng 11-9, Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 với chủ đề  “Việc làm, sáng tạo và đổi mới – trọng tâm của Pháp ngữ ở châu Á – Thái Bình Dương” đã khai mạc tại Hà Nội. Thời gian qua, Trung ương Đoàn và các tổ chức thanh niên Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp hữu ích nhằm thúc...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Hồ Chí...

(Bqp.vn) - Sáng 10/9, tại Hà Nội, Tổng cục Kỹ thuật trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (10/9/1974 - 10/9/2024) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Tổng cục Kỹ...

Có gì trong cuộc đối thoại chiến lược Anh-Mỹ tại London?

Anh và Mỹ đã nêu bật cam kết về cách tiếp cận thống nhất đối với Trung Quốc khi mở cuộc đối thoại chiến lược song phương mới tại London vào ngày 10/9.

Hà Nội đảm bảo cung ứng thuốc mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn TP đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt. ...

Ngư dân Cái Rồng nuốt nước mắt mặn đắng lội xuống biển “làm lại từ đầu” sau bão số 3

Vân Đồn là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của tỉnh Quảng Ninh, người dân sống nhờ biển, bám biển, làm giàu từ biển, tuy nhiên chỉ sau cơn bão số 3 (Yagi),...

VNG nhận “cú đúp” giải thưởng công nghệ Châu Á cho hạ tầng AI và Cloud

Ngày 5/9 vừa qua, GreenNode và VNG Cloud, hai đơn vị thuộc khối VNG Digital Business, vừa được vinh danh tại Giải thưởng Asian Technology Excellence Awards 2024 (Bangkok, Thái Lan) nhờ sự vượt trội về công nghệ hạ tầng điện toán đám mây và AI. Cụ thể, GreenNode đã giành chiến thắng ở hạng mục “Công nghệ AI...

Mới nhất