デジタル変革時代における誤った敵対的な見解に対する戦いを強化し、反論する

Việt NamViệt Nam06/02/2025


Đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội tỉnh Tây Ninh chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ảnh: Tố Tuấn

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.

Chuyển đổi số được hiểu là việc ứng dụng công nghệ số và các phân tích dữ liệu nâng cao làm thay đổi toàn bộ cách thức hoạt động của tổ chức và cá nhân nhằm tối ưu hiệu quả và tạo ra giá trị mới.

Trong thập kỷ gần đây, tác động của chuyển đổi số đối với xã hội ngày càng mạnh mẽ. Phần lớn chúng ta đều làm việc với máy tính và kiểm tra thiết bị di dộng nhiều lần mỗi ngày; các hoạt động mua sắm, giao lưu, trao đổi công việc, hợp tác phát triển diễn ra trên không gian mạng ngày càng tăng; các cuộc trao đổi trên các ứng dụng như Messenger, Snapchat, Zalo… trở nên phổ biến; các thông tin trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook, TikTok… là một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng internet và mạng xã hội nhanh của thế giới, tính đến tháng 1.2024, nước ta có: “78,44 triệu người dùng internet, trong đó tỷ lệ truy cập ở mức 79,1%; 72,3 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 73,3% tổng dân số; tổng cộng có 168,5 triệu kết nối di động hoạt động ở Việt Nam, con số này tương đương với 169,8% tổng dân số”. Trong đó đa phần là thanh niên, trí thức trẻ, các nguy cơ tấn công vào an ninh tư tưởng, an ninh mạng của nước ta trở nên thường trực hơn.

Tận dụng các ưu thế của không gian mạng, các phương tiện truyền thông cũng như các đặc điểm về người dùng ở nước ta, các thế lực thù địch đã sử dụng hàng loạt các trang tin điện tử, các website, thư điện tử, các ứng dụng Zalo, Messenger… để tung lên những ấn phẩm, tin tức xấu độc, các hình ảnh giật gân từ các trang tin nước ngoài nguỵ tạo thành hình ảnh trong nước chèn vào các nội dung xuyên tạc nhằm làm suy giảm niềm tin, gây chia rẽ nội bộ, làm mất ổn định chính trị và an ninh tư tưởng ở nước ta.

Những thủ đoạn của chúng ngày càng diễn ra tinh vi và phức tạp nhằm phủ nhận học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng còn ra sức phủ nhận chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, công kích đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt, để thực hiện thành công mưu đồ gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ và đảng viên. Một mặt chúng lợi dụng kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm do không nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh, để xuyên tạc, tuyên truyền, vu cáo là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, “trả thù cá nhân”; mặt khác chúng bịa đặt, đưa ra những tin tức sai trái về đời tư, tình trạng sức khoẻ, nhân phẩm, trình độ, năng lực của cán bộ, đảng viên để gây ra hoang mang, nghi ngại trong Nhân dân. Cùng với đó, các nguy cơ tấn công đe doạ an ninh mạng cũng là một vấn đề cấp thiết trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường tập trung sử dụng phương thức, thủ đoạn như: phủ nhận, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như giá trị khoa học, thời đại, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chống phá, xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt xoáy sâu vào những vấn đề nhạy cảm, như dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biển, đảo; lợi dụng hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, sơ hở, thiếu sót trong quản lý, điều hành đất nước hoặc những vấn đề bức xúc, khiếu kiện kéo dài chưa được giải quyết để lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động biểu tình, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội...

Đội ngũ cộng tác viên tham dự hội nghị tập huấn. Ảnh: Tố Tuấn

Về phương tiện, các thế lực thù địch triệt để tận dụng công cụ truyền thông, báo chí, không gian mạng để đẩy mạnh hoạt động chống phá về tư tưởng. Chúng tăng cường thực hiện nhiều chiêu thức khác nhau, như xuất bản tài liệu, ấn phẩm sách báo, tạp chí, tập san, tờ rơi; thành lập trang web, blog, các kênh phát thanh truyền hình có chương trình tiếng Việt; tổ chức hội thảo, toạ đàm, hội thi... thậm chí núp bóng danh nghĩa yêu nước, bảo vệ dân chủ, nhân quyền, vì dân tộc, vì đất nước, thúc đẩy hình thành các hội, nhóm, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, lợi dụng quá trình “chuyển đổi số”, các thế lực thù địch đã số hoá các dữ liệu không có thật, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; thiết lập cơ sở dữ liệu, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn (Big Data)... để tạo ra các dữ liệu, tài liệu giả theo kiểu “có giá trị như thật”, “minh chứng lịch sử”, “nguồn gốc của mọi nguồn gốc”, “tài liệu mật”... nhằm chống Đảng và Nhà nước ta.

Để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong kỷ nguyên chuyển đổi số, các cấp uỷ, tổ chức đảng cần tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tăng cường công tuyên tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng để mỗi cán bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị tạo ra sức đề kháng mạnh mẽ với những thông tin xấu, độc. Đồng thời tự giác tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phát huy mạnh mẽ vai trò tham mưu, điều phối, hướng dẫn của Thường trực Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW, gắn với việc tổ chức thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 4.6.2019 của Ban Bí thư về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu độc trên mạng xã hội, Internet.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lý luận của Đảng và chủ động nhận diện, tích cực đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng các hệ thống giám sát và kiểm duyệt kịp thời phát hiện, ngăn chặn các thông tin xấu, độc từ đó vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn và các phương thức hoạt động của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, cần xác định chuyển đổi là một xu thế tất yếu vừa tạo ra cơ hội lẫn thách thức trong quá trình xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Vì vậy, phải chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong việc nắm bắt đúng tình hình trong nước, khu vực và thế giới có tác động trực tiếp tới Việt Nam; nắm bắt tình hình dư luận xã hội tâm tư, nguyện vọng của quần chúng Nhân dân, cán bộ, đảng viên qua trang Fanpage, Facebook, Twitter, Zalo. Tận dụng tối đa những lợi thế về công nghệ thông tin và mạng lưới báo chí đưa những thông tin chính thống, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ những thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên đưa tin, viết bài, bình luận; nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh với luận cứ khoa học, tính thuyết phục cao. Đa dạng hoá hoạt động đấu tranh theo hướng: thiết lập và sử dụng các trang web, blog, diễn đàn để đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền các quan điểm chính thống, định hướng dư luận.

Một giải pháp quan trọng nữa đó là tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo 35 trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trong đó, cần xác định việc tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo 35 là một trong những yếu tố căn bản nhất để phát huy sức mạnh tổng hợp bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thiết lập cơ chế cho việc hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng, giữa các mặt công tác, đánh giá âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động tuyên truyền phá hoại nền tảng tư tưởng, đến phát hiện, dự báo hoạt động, mục tiêu chống phá để chủ động xây dựng kế hoạch công tác cụ thể nhằm đề cao cảnh giác, chủ động tấn công, chiếm lĩnh “địa bàn”, lấn át tiến tới triệt phá, triệt tiêu thông tin xấu, độc.

Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu trong bối cảnh bùng nổ thông tin và sự phát triển vượt bậc của các phương tiện công nghệ ngày nay. Các thế lực thù địch lợi dụng ưu thế của chuyển đổi số tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Việc nhận rõ âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của các thế lực thù địch từ đó đề xuất các giải pháp đấu tranh có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS. Đỗ Minh Tuấn



Nguồn: https://baotayninh.vn/tang-cuong-dau-tranh-phan-bac-cac-quan-diem-sai-trai-thu-dich-trong-ky-nguyen-chuyen-doi-so-a185711.html

コメント (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available