Hội nghị triển khai công tác chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn06/02/2025


Hội nghị là hoạt động thiết thực, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn ngành về triển khai thực hiện hiệu quả các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong công tác quản lý chất lượng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến, mở rộng và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản.

Thời gian qua, Bộ NN-PTNT tập trung vào công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, chế biến gắn với chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP)…

Báo cáo tại Hội nghị, ông Ngô Hồng Phong  - Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tổng kết công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến, phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trong năm 2024 đã đạt được những kết quả khả quan. 

Hiện, cả nước đã cấp 8.052 mã số vùng trồng và 1.596 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, có 93 sản phẩm nông lâm thủy sản được xếp hạng thương hiệu quốc gia, tăng 11% so với năm 2022.

Các cơ quan thực hiện giám sát đã tổ chức lấy hơn 36.000 mẫu để giám sát các chỉ tiêu ATTP, phát hiện 660 mẫu vi phạm, chiếm 1,8%. Ngành đã thực hiện thanh tra 26.072 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính 1.705 cơ sở.

Về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Hiện nay, có 14.642 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 3.586 sản phẩm so với năm 2023). Có 93 sản phẩm nông lâm thủy sản được xếp hạng theo bình chọn của Chương trình thương hiệu quốc gia (tăng 11% so với năm 2022 là 85 sản phẩm). Hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi và truy xuất nguồn gốc NLTS phục vụ xuất khẩu: Đến nay đã cấp 8.052 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 56 tỉnh thành phố; cấp 1.596 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh leo, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen... ) được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Mặc dù vậy, năm 2024, ngành nông nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, và lạm phát tăng cao.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, công tác quản lý chất lượng ATTP trong thời gian tới cần đi vào thực chất, phù hợp với từng vùng miền hơn. Đặc biệt, ngành nông nghiệp nói riêng cần chuyển đổi tư duy quản lý ATTP theo chuỗi giá trị.

“Bây giờ, quản lý theo chuỗi giá trị để kéo tất cả các mắt xích trong chuỗi đều có trách nhiệm về ATTP. Không chỉ các hệ thống siêu thị, cơ quan chức năng mà cả cơ sở sản xuất đến công đoạn sơ chế, chế biến… cùng phải thể hiện trách nhiệm trong đảm bảo ATTP. Tất cả địa phương cũng nên áp dụng theo mô hình này để truy vết, quy trách nhiệm đối với những cơ sở vi phạm”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

 

Một thực tế đáng buồn là hiện nay, phần lớn các nhà máy chế biến chỉ quan tâm đến máy móc chứ không quan tâm đến ATTP. Đây là một trong những hạn chế và là nút thắt khiến nông sản Việt bị “tắc nghẽn” trước nhiều thị trường tiềm năng.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam đã đánh giá: Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến, phát triển thị trường đã phát huy được hiệu quả hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2024. Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường đã làm tốt chức năng tham mưu với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong các công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ Trung ương tới địa phương. Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến, phát triển thị trường. Sau tết Ất Tỵ năm 2025, Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường phải tổ chức triển tập huấn Thông tư số 17/2024/TT-BNNPTNT đến cơ quan quản lý địa phương về an toàn thực phẩm. Nghiên cứu tham mưu sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cho phù hợp.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam chỉ đạo, phải phát triển chất lượng từ gốc để đi vào đa thị trường. Văn phòng SPS Việt Nam cũng sẽ phải là đầu mối, tham gia cùng các địa phương để cập nhật các quy định mới nhất của các thị trường quốc tế, từ đó mới có những “ứng phó” kịp thời.

Sản phẩm OCOP được các địa phương và người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là sản phẩm tuân thủ các yêu cầu chất lượng từ địa phương đến Trung ương. Hiện, có khoảng 15.000 sản phẩm OCOP các loại, mở ra nhiều triển vọng về sản xuất, phát triển kinh tế. Các sản phẩm này được Bộ NN-PTNT xúc tiến thương mại tại các nước châu Âu, Nhật Bản, Dubai…



Nguồn: https://www.mard.gov.vn/Pages/hoi-nghi-trien-khai-cong-tac-chat-luong-che-bien-va-phat-trien-thi-truong-nong-lam-thuy-san-nam--.aspx?item=5

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available