Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcHiểm họa từ các loài ngoại lai xâm lấn trên thế giới

Hiểm họa từ các loài ngoại lai xâm lấn trên thế giới


Hàng chục nghìn sinh vật ngoại lai đang gây tổn thất hơn 400 tỷ USD mỗi năm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái trên thế giới.





Những người lái thuyền Bangladesh di chuyển qua bèo lục bình dày đặc trên sông Buriganga năm 2014. Ảnh: AFP

Những người lái thuyền Bangladesh di chuyển qua đám bèo lục bình mọc dày đặc trên sông Buriganga năm 2014. Ảnh: AFP

Các loài xâm lấn phá hoại mùa màng, rừng cây, làm lây lan dịch bệnh và đảo lộn hệ sinh thái đang lan rộng với tốc độ nhanh chưa từng thấy trên toàn cầu và con người vẫn chưa thể ngăn chặn làn sóng này, theo bản đánh giá khoa học sâu rộng của ban cố vấn khoa học liên chính phủ cho Công ước về Đa dạng sinh học (IPBES) của Liên Hợp Quốc công bố hôm 4/9. Điều này gây thiệt hại và mất thu nhập hơn 400 tỷ USD mỗi năm, tương đương với GDP của Đan Mạch hoặc Thái Lan, và đó vẫn có thể là một sự đánh giá thấp, theo AFP.

Bản đánh giá liệt kê hơn 37.000 loài ngoại lai xuất hiện ở những nơi cách xa quê hương của chúng. Con số này đang có xu hướng tăng mạnh, và tính trung bình, mức thiệt hại cũng tăng gấp 4 lần mỗi thập kỷ kể từ năm 1970.

Phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần suất và quy mô của các cuộc xâm lấn sinh học, đồng thời làm tăng ảnh hưởng của các loài ngoại lai xâm lấn, bản đánh giá cho biết. Hiện chỉ 17% quốc gia có các luật hoặc quy định để quản lý cuộc xâm lấn này. Sự lan rộng của các loài vật là bằng chứng rõ ràng cho thấy hoạt động của con người đã làm thay đổi các hệ thống tự nhiên nhiều đến mức đẩy Trái Đất vào một kỷ nguyên địa chất mới, Anthropocene.

Nhiều loài xâm lấn do con người cố tình đưa tới. Ví dụ, bèo lục bình được cho là do các quan chức Bỉ ở Rwanda, Đông Phi, mang đến như một loại hoa trang trí trong vườn. Chúng xâm nhập vào sông Kagera những năm 1980 và có thời điểm bao phủ 90% hồ Victoria. Chúng cản trở giao thông, làm ngạt sinh vật thủy sinh, cản trở đập thủy điện hoạt động và tạo điều kiện cho muỗi sinh sản.

Vùng đất ngập nước Everglades ở bang Florida, Mỹ, đang vật lộn những con trăn Miến Điện xâm lấn dài 5 m, cá trê trắng, dương xỉ Lygodium microphyllum và cây tiêu Brazil. Chúng là “hậu duệ” của những vật nuôi và cây cảnh được đưa đến đây.

Thế kỷ 19, thỏ được mang tới Australia và New Zealand để phục vụ cho hoạt động săn bắn và làm thức ăn. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng sinh sôi, ăn các loài thực vật địa phương, gây suy thoái môi trường sống và đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài bản địa.

Tuy nhiên, các loài xâm lấn thường đến vùng đất mới một cách tình cờ, ví dụ “quá giang” trên tàu chở hàng. Biển Địa Trung Hải có nhiều loài cá và thực vật không bản địa như cá sư tử và cỏ biển Caulerpa, di chuyển từ Biển Đỏ qua kênh đào Suez.





Trăn Miến Điện xâm nhập vào Florida trong thập niên 1980. Ảnh: Miami Herald

Trăn Miến Điện xâm nhập vào Florida trong thập niên 1980. Ảnh: Miami Herald

Châu Âu và Bắc Mỹ có mật độ các loài xâm lấn cao nhất thế giới, theo báo cáo mới của IPBES. Một nguyên nhân lớn dẫn đến điều này là khối lượng giao dịch thương mại tại đây rất lớn.

Tại Việt Nam, năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành Thông tư quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại gồm 19 loài và Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm 61 loài.

19 loài ngoại lai xâm hại chia thành 6 nhóm là vi sinh vật (virus gây bệnh cúm gia cầm…), động vật không xương sống (ốc bươu vàng…), cá (cá ăn muỗi…), lưỡng cư – bò sát (rùa tai đỏ), chim – thú (hải ly Nam Mỹ), thực vật (bèo lục bình…). Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm 61 loài thuộc 5 nhóm là động vật không xương sống (bướm trắng Mỹ, cua xanh…), cá (cá chim trắng toàn thân, cá hổ…), lưỡng cư – bò sát (ếch ương beo, rắn nâu leo cây…), chim – thú (chồn ecmin, sóc nâu…) và thực vật (bèo tai chuột lớn, cây cúc leo…).

Bản báo cáo của IPBES hôm 4/9 cho thấy, sinh vật xâm lấn là nguyên nhân quan trọng góp phần dẫn đến 60% các vụ tuyệt chủng động thực vật được ghi nhận. Các nguyên nhân khác gồm mất môi trường sống, hiện tượng nóng lên toàn cầu và ô nhiễm.

Những yếu tố này cũng tương tác với nhau. Biến đổi khí hậu đẩy các loài ngoại lai đến những vùng nước hoặc vùng đất mới ấm lên. Sinh vật bản địa tại đó thường dễ bị tổn thương trước những kẻ xâm nhập mà chúng chưa từng gặp. Tháng trước, thảm họa cháy rừng chết chóc xảy ra ở thị trấn Lahaina, đảo Maui, Hawaii, một phần do cỏ xâm lấn được đưa đến cách đây nhiều thập kỷ để nuôi gia súc và giờ đã lan rộng.

Một hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ký kết ở Montreal vào tháng 12 năm ngoái đặt mục tiêu giảm một nửa tốc độ lan rộng của các loài ngoại lai xâm lấn vào năm 2030. Báo cáo của IPBES đưa ra các chiến lược chung để đạt được mục tiêu này, nhưng không đánh giá về khả năng thành công. Về cơ bản, có 3 tuyến phòng thủ là ngăn ngừa, tiêu diệt và kiểm soát/hạn chế nếu các tuyến trước thất bại.

Thu Thảo (Tổng hợp)




Source link

Cùng chủ đề

Tiến sĩ Ngọc Lê Ninh: Tình yêu với Thơ

Thứ Ba, 06:00, 29/10/2024 VOV.VN - Tiến sĩ Ngọc Lê Ninh sinh năm 1969, ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, là Tiến sĩ mỏ - địa chất. Anh được biết đến với vai trò là một nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường, hiện đang công tác tại Vụ Môi trường (Bộ Tài...

Một bài thơ góp sức giải mã một câu hỏi thường nhật

Đọc bài thơ “Vì sao?!” của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đăng trên Báo Công luận mới đây, tôi liên tưởng đến hai vở kịch sân khấu “Đậu Nga oan” của Quan Hán Khanh (Trung Quốc) và “Quan Âm Thị Kính” (Việt Nam). Cả hai vở này đều nói về...

Vì sao?

(CLO) Câu hỏi "Vì sao?" phát ra hồn nhiên từ miệng trẻ thơ làm các bậc cha mẹ vừa vui, vừa “bí” khi tìm lời giải đáp để các cháu hiểu và không hỏi tiếp. Song, cuộc sống thật đa dạng, muôn màu. Người lớn, nhất là các bạn trẻ trong quá trình yêu đương, cũng luôn tự đặt câu hỏi Vì sao khi đối phương đang vui bỗng buồn rười rượi, hoặc lặng thinh kéo dài? Và,...

Làm thế nào cá lấy oxy từ nước nhanh như vậy?

TPO - Trong nước có lượng oxy ít ỏi, thế nhưng cá lại có khả năng hấp thụ khoảng 75% oxy đi qua chúng; gấp đôi tỷ lệ oxy mà phổi của chúng ta chiết xuất từ ​​​hơi thở không khí. Cá có thể thở theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là thông qua việc sử dụng mang. Các cơ quan phân nhánh này thường có bốn cặp, tất cả đều được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hiện ra sau 400 triệu năm, quái vật nhiều chân dung gây bối rối

(NLĐO) - Quái vật Palaeospondylus được các nhóm nghiên cứu phân loại vào các nhóm trái ngược nhau, với mô tả hoàn toàn khác nhau về cấu trúc. ...

Lý giải tảng đá 4.000 năm cắt đôi thẳng tắp kỳ lạ

Arab SaudiAl Naslaa là một tảng đá cứng rắn đồ sộ trông như thể bị cắt đôi ở chính giữa bởi vũ khí laser. Đây là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên. Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. Ảnh: Wikimedia Trên thực tế, giới nghiên cứu cho rằng tảng đá Al Naslaa hình thành hoàn toàn do thiên nhiên, theo IFL Science. Tảng đá cao 6 m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên...

Ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu đang thiếu hụt lao động nữ

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nữ, cần có những thay đổi mang tính hệ thống để khuyến khích phụ nữ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn ở cấp đại học và thậm chí sớm hơn. Tại một triển lãm thương mại chất bán dẫn quy mô lớn diễn ra tại Tokyo tuần trước, hơn 1.000 công ty, đại diện cho gần như mọi...

TikTok ‘cầu cứu’ Tòa án Tối cao Mỹ

Ngày 16-12, TikTok đã có nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Mỹ khi đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19-1. ...

Anh thử nghiệm hệ thống camera AI phát hiện… lái xe sử dụng rượu, ma túy

DNVN - Tại Anh, một hệ thống camera thông minh được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đang được thử nghiệm với mục tiêu phát hiện người điều khiển phương tiện trong trạng thái say rượu hoặc sử dụng ma túy. Theo nhà sản xuất, đây là lần đầu tiên trên thế giới...

Cùng chuyên mục

TikTok ‘cầu cứu’ Tòa án Tối cao Mỹ

Ngày 16-12, TikTok đã có nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Mỹ khi đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19-1. ...

Loài bò sát 205 triệu tuổi “làm rung chuyển lịch sử tiến hóa”

(NLĐO) - Giữa các tảng đá kỷ Tam Điệp gần TP Bristol - Anh, hóa thạch một loài bò sát chưa từng được biết đến trước đây vừa được tìm thấy. ...

Thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu...

(ĐCSVN) – Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề như: Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đánh giá những kết quả đạt được thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trên các lĩnh vực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền...

Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu

(ĐCSVN) - Sáng 16/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh An Giang đã tổ chức họp mặt và tôn vinh 17 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024. Tỉnh An Giang có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, chuyên gia các ngành nông nghiệp, công nghệ và công nghệ thông tin khá hùng hậu, trong đó có nhiều người được đào tạo sau đại học ở các nước tiên...

Keppel hợp tác với AWS triển khai giải pháp kết nối, hạ tầng bền vững và AI tạo sinh trên toàn cầu

NDO - Keppel, nhà điều hành và quản lý tài sản hàng đầu thế giới có chuyên môn sâu về các giải pháp liên quan đến kết nối và bền vững, đã ký một thỏa thuận khung chiến lược lâu dài mới với Amazon Web Services (AWS) để hợp tác về trung tâm dữ liệu, cáp quang biển và năng lượng tái tạo, ở cấp khu vực và toàn cầu. Thỏa thuận này được ký tại...

Mới nhất

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh...

Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền”

Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người mua để ở cũng như hấp dẫn nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá ngay sau khi bàn giao. Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người...

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy...

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!