Trang chủNewsDu lịchHai thế hệ nghệ nhân Hà Nội quảng bá du lịch làng...

Hai thế hệ nghệ nhân Hà Nội quảng bá du lịch làng nghề


Nghệ nhân Phan Thị Thuận trình diễn thao tác rút tơ sen tại Festival Nghề truyền thống Huế năm 2023. Ảnh: Thanh Hương  
Nghệ nhân Phan Thị Thuận trình diễn thao tác rút tơ sen tại Festival Nghề truyền thống Huế năm 2023. Ảnh: Thanh Hương  

Người “giữ hồn” truyền thống quê hương

Là làng nghề nằm trong tuyến du lịch mới “Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long” do Sở Du lịch Hà Nội khai trương hồi tháng 4/2024, nghề dệt tơ tằm Phùng Xá, huyện Mỹ Đức với điểm đến cơ sở sản xuất của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (SN 1954) trở thành địa điểm hút khách du lịch.

Trước đó, xưởng dệt đón lượng khách tự phát theo các tour du lịch lẻ, thì nay nhiều đoàn du khách biết đến tuyến du lịch mới, số lượng khách tham quan trải nghiệm cũng tăng đáng kể. Đồng hành tour du lịch của Thủ đô, đòi hỏi tổ chức tour cũng phải chuyên nghiệp hơn trong cách phục vụ. Nghệ nhân Phan Thị Thuận chủ động sửa sang lại xưởng dệt, bố trí không gian phòng khách, khu vực trải nghiệm thực tế tại xưởng dệt và khu trồng sen…

Dù không trải qua lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch bài bản nhưng tình yêu son sắt với nghề dệt truyền thống giúp người nghệ nhân ở tuổi 70 kể rành mạch câu chuyện nghề dệt, ý tưởng bắt con tằm nhả tơ tự dệt đến nghề dệt lụa tơ sen độc đáo. Giống như “con tằm nhả tơ”, hết lòng truyền tải nét đẹp của nghề đến với du khách.

Say mê với nghề dệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận không chỉ giữ hồn giá trị của văn hóa truyền thống còn sáng tạo nhiều sản phẩm độc, lạ, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, làng dệt truyền thống Phùng Xá khó tránh khỏi sự thăng trầm. Quyết tâm làm “sống dậy” nghề dệt truyền thống quê hương, nghệ nhân Phan Thị Thuận không ngừng mày mò đưa ý tưởng bắt con tằm nhả tơ tự dệt, dày công nghiên cứu làm ra sợi tơ sen và dệt ra lụa tơ sen.

Với 2 sản phẩm tơ tằm và tơ sen được sản xuất bằng công nghệ mới, nghệ nhân Phan Thị Thuận thành lập Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/1 tháng (số lượng lao động sử dụng mùa vụ 1.500 người). Sản phẩm lụa tơ sen được nhiều khách hàng Pháp, Mỹ, Nhật Bản… đặt hàng và thường đặt hàng từ trước mùa sen.

Trước đó, bà Thuận từng nhận lời mời tham gia quảng bá sản phẩm làng nghề Hà Nội tại các hội chợ du lịch, Festival du lịch nên cũng có chút ít kinh nghiệm đón ý du khách và biết nhu cầu mua sắm của du khách quốc tế Vì vậy, xưởng dệt có gian trưng bày sản phẩm để du khách đến tham quan có thể mua làm quà tặng, lưu niệm.

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát trao tặng món quà tranh in khắc gỗ cho du khách quốc tế. Ảnh: NVCC  
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát trao tặng món quà tranh in khắc gỗ cho du khách quốc tế. Ảnh: NVCC  

“Chắp cánh” tình yêu nghề truyền thống

Với tình yêu nghề, tài năng của tuổi trẻ, Nguyễn Tấn Phát (SN 1983) được UBND TP Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, ngành nghề khảm trai, sơn mài năm 2017.

Từng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, nhưng chàng trai trẻ chọn “neo đậu bến quê” để khởi nghiệp. Phát huy lợi thế sẵn có của Làng cổ Đường Lâm, Nguyễn Tấn Phát xây dựng mô hình Phát Studio, nơi trưng bày sản phẩm khảm trai, sơn mài trên nền gỗ. Trong không gian nhà cổ, nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát tận dụng từng bờ tường, góc sân để bày biện các sản phẩm thiết kế, giống như một “bảo tàng mini”.

Từ góc nhìn của người học thiết kế cùng với cái nôi thừa hưởng từ bố và ông nội là những thợ điêu khắc đình chùa, miếu mạo nên các sản phẩm khảm trai, sơn mài có hình thù riêng. Nổi bật là tác phẩm “Cổng di sản Thăng Long” đạt giải “Thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội năm 2022” là một bộ sản phẩm quà tặng riêng của Hà Nội.

Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, không gian trưng bày sáng tạo “Sơn Tây, miền di sản” với mô hình chú trâu độc đáo tái hiện thùng lúa, mái ngói đặc trưng của Làng cổ Đường Lâm do nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát thiết kế tạo dấu ấn với du khách tham quan.

Hơn 10 năm qua, Nguyễn Tấn Phát còn được biết đến là người thầy truyền nghề mỹ thuật truyền thống miễn phí cho các em nhỏ và du khách quốc tế. Thông qua chương trình “Chuỗi ngày hoạt động yêu thương” tổ chức định kỳ hàng năm vào mỗi dịp nghỉ hè, hàng nghìn em nhỏ được tham gia hoạt động làm tranh in khắc gỗ, khách du lịch được hướng dẫn hoàn thành tác phẩm tranh khắc gỗ sơn mài.

Làng cổ Đường Lâm từng được mệnh danh làng cổ “độc nhất vô nhị” vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng để giữ chân du khách đến Đường Lâm ngoài nhà cổ, chum tương, chùm đá ong, giếng làng…, nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát trăn trở tìm hướng đi riêng.

Đó là việc “khoác áo mới” cho Làng cổ Đường Lâm từ chính các hoạt động cộng đồng, những không gian sáng tạo để gia tăng trải nghiệm cho du khách. Ngôi nhà OCOP Mông Phụ hay còn gọi là “Nghề làng” là địa chỉ tổ chức “Lớp truyền nghề mỹ thuật truyền thống miễn phí”. Tại đây, nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát tổ chức các buổi dạy trải nghiệm miễn phí nghề truyền thống: tò he, tranh in khắc gỗ, sơn màu, gốm vào buổi sáng thứ 5, thứ 7, chủ nhật hàng tuần.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát từng chia sẻ: “Trẻ học được nghề truyền thống sẽ giúp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh nhiều nghề truyền thống đang dần mai một. Việc tham gia vào các hoạt động học nghề truyền thống, sáng tạo giúp trẻ hiểu và trân trọng hơn di sản văn hóa của dân tộc mình”.

Hà Nội là vùng đất trăm nghề, có truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử, việc giữ hồn làng nghề truyền thống không chỉ là bảo tồn mà còn phải phát huy giá trị văn hóa đến với cộng đồng. Những nghệ nhân như bà Phan Thị Thuận hay anh Nguyễn Tấn Phát không chỉ là người “giữ hồn” làng nghề truyền thống quê hương, còn góp sức quảng bá, phát triển nghề dệt Phùng Xá, nghệ thuật sơn mài lan tỏa và vươn tầm quốc tế.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hai-the-he-nghe-nhan-ha-noi-quang-ba-du-lich-lang-nghe.html

Cùng chủ đề

kinh nghiệm thăm “cổ trấn” của Hà Nội mới nhất 2024

Làng cổ Đường Lâm có gì? Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng...

kinh nghiệm thăm làng cổ Đường Lâm mới nhất 2024

Làng cổ Đường Lâm có gì? Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP của...

Mức đóng BHYT HSSV năm học 2024-2025 thay đổi gì so với năm trước?

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi, tiền mua bảo hiểm y tế học sinh cả năm (năm học mới 2024-2025) có thay đổi gì so với năm học trước không? - hldthuyphxxx@gmail.com BHXH Hà Nội trả lời: Căn cứ quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở hiện hành. Trong đó, học sinh, sinh viên đóng 70% và Nhà nước hỗ trợ...

Hà Nội kiểm kê chuyên đề quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay

Theo đó, việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện trên phạm vi toàn thành phố theo các cấp hành chính, trong đó xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đơn vị cơ bản thực hiện kiểm kê đất đai. Kết quả kiểm kê đất đai năm 2024 của cấp xã là cơ sở để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử...

Giá kim loại đồng ngày hôm nay 19/9 tăng nhẹ trước thông tin cắt giảm lãi suất

Đồng kỳ hạn ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 0,6% lên 9.426 USD/tấn sau khi giảm vào thứ Ba. Đồng LME đã phục hồi 6% kể từ khi chạm mức thấp nhất trong ba tuần vào ngày 4/9, nhưng vẫn giảm 15% kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 5. Giám đốc chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo ở Copenhagen Ole Hansen cho biết: "Thị trường đang tìm kiếm...

15 triệu USD, 200 tấn hàng hoá hỗ trợ Việt Nam khắc phục bão số 3

Bộ NN&PTNT vừa hoàn thành việc tổ chức tiếp nhận viện trợ khẩn cấp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão từ các Đại sứ quán Australia, Anh, Ấn Độ, Thụy sỹ, New Zealand, Mỹ, Hàn Quốc và Liên hợp quốc (UN). Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, những ngày qua, UN đã hỗ trợ Việt Nam tổ chức các đoàn đi...

Bài đọc nhiều

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa gắn với sáng tạo

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc về công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025. Sự kiện là cơ hội tốt để tỉnh Thừa Thiên Huế dần khẳng định vị trí của địa phương trên bản đồ du lịch Việt Nam nói riêng và bản đồ du lịch thế giới nói chung. Huế...

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung thu hút hàng chục vạn du khách theo đạo Cao Đài

Tối 17/9, hàng vạn người theo đạo, du khách, cùng người dân trong tỉnh Tây Ninh và nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tề tựu về nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh để dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024Tòa thánh Cao đài Tây Ninh tổ chức Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2022Ban Tôn giáo Chính phủ mừng đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung đạo Cao ĐàiĐại lễ Hội yến...

Bình chọn điểm du lịch hấp dẫn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024” với chủ đề “Nâng tầm điểm đến-Kết nối hành trình” là một nội dung trọng tâm của Kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 được Ủy ban nhân dân Thành...

Hai bộ xương cá Ông ở đảo Lý Sơn được xác nhận lớn nhất Việt Nam

Được biết, Di tích Lăng Tân - nơi bảo tồn hai bộ xương cá Ông luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá đảo núi lửa Lý Sơn. Năm 2023, Lý Sơn đón...

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi.Quảng bá văn hóa, sản phẩm tiêu biểu trong Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp BạcNghi lễ độc đáo trong Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc ở Hải DươngHải Dương: Tưng bừng Khai hội mùa Xuân...

Gom góp yêu thương mùa trung thu cùng Bamboo Airways

Nâng niu niềm vui trẻ thơ Trung thu năm nay, nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ vẫn được lan tỏa đong đầy trên những chuyến bay đặc biệt của Bamboo Airways. Những chiếc đèn lồng giấy nhỏ xinh, mascot bé Măng đại diện Bamboo Airways là những món quà được Bamboo Airways chuẩn bị và gửi gắm đến cho các “hành khách nhí” trên chuyến bay đặc biệt mùa trung thu. ...

Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết Lễ hội truyền thống đền Trần Thương là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp tưởng niệm Ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn “Tháng 8 giỗ Cha.”Điện Biên: Nghiên cứu phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1Không còn tình trạng chen lấn, xô đẩy tại các điểm xin ấn đền TrầnNam Định: Dòng người tấp nập đổ về Đền...

Quảng bá văn hóa, sản phẩm tiêu biểu trong Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc

Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024, khai mạc tối 18/9, tại di tích đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương.Nghi lễ độc đáo trong Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc ở Hải DươngHải Dương: Ba nét mới tại Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc Pháo đất - Nét đẹp văn hóa đầu Xuân...

Lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong tháng 8 tăng cao kỷ lục

Lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong tháng 8 đạt 2,93 triệu lượt người, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023, và cũng tăng 16,4% so với tháng 8/2019, trước đại dịch COVID-19.Chính sách chênh lệch giá kỳ lạ của Nhật Bản nhằm hỗ trợ ngành du lịchDu lịch Nhật Bản: Ứng phó với tình trạng quá tải du khách nước ngoàiNgành du lịch Nhật Bản "đau đầu" khi du khách đang ngày càng tiết kiệm hơn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/luong-du-khach-nuoc-ngoai-den-nhat-ban-trong-thang-8-tang-cao-ky-luc-post977608.vnp

Mới nhất

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Như Thương vụ đã thông tin trong kỳ trước, với thủ đoạn giả mạo doanh nghiệp, đối  tượng lừa đảo lừa doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền để mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu và lừa doanh nghiệp Pakistan xuất khẩu nguyên liệu chất lượng thấp sang Việt Nam dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm...

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa...

Công điện về chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Ludong (Philippin) vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông. Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20km/giờ về hướng quần đảo...

Bão số 4 chưa vào nhưng gió mạnh dần, cây bật gốc, đường biên giới ngập sâu

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm...

Quỹ hỗ trợ văn hóa trong nước cần sớm hoạt động

WYO và VICAS nâng đỡ 8 tài năng nghệ thuật Việt NamQuỹ Dàn nhạc Trẻ thế giới trực thuộc Dàn nhạc Trẻ thế giới (WYO) có trụ sở tại Rome (Italy) do nhạc trưởng Damiano Giuranna sáng lập năm 2001. Ban đầu WYO chỉ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, tuyển chọn các nhạc công trẻ từ...

Mới nhất