Trang chủNewsThời sựGiảm nghèo bền vững nhìn từ tỉnh Thừa Thiên

Giảm nghèo bền vững nhìn từ tỉnh Thừa Thiên

Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình MTQG và Quỹ “Vì người nghèo”, giúp công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, việc huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024 là minh chứng rõ nét nhất.

z5756239877867_37930de054e48c1c72a888e3e1dca40f.jpg
Trong 2 năm, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xây mới, sửa chữa hơn 5.000 ngôi nhà. Ảnh: N.Q.

Sửa chữa, xây mới hơn 5.000 ngôi nhà

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; chính quyền, các đơn vị liên quan cùng sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân… Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực, góp phần giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp trong công tác giảm nghèo bền vững, từ nguồn quỹ vận động được, từ năm 2021 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã sử dụng để giúp đỡ hỗ trợ người nghèo trong việc xóa nhà tạm, xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ vốn sản xuất… với số tiền 49,366 tỷ đồng.

Ngoài ra, công tác vận động nguồn lực, thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt được nhiều kết quả thiết thực. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn tỉnh với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực đã vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện công tác an sinh xã hội; kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ đoàn viên, hội viên về vốn sản xuất, giống cây con, xây dựng, sửa chữa nhà ở, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho người nghèo… với tổng số tiền 692,525 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Ái Vân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, trong những năm qua, công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức thành viên quan tâm thực hiện, đạt được nhiều kết quả tích cực, các chính sách đối với người nghèo được thực hiện đảm bảo đúng quy định.

z5748438749706_237c003fb4720ac111b16db051a63787.jpg
Nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. Ảnh: N.Q.

Cùng với nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, tạo nguồn lực to lớn để chung tay chăm lo, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống.

Trong 2 năm qua (từ năm 2022 đến nay), toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa trên 5.000 ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hơn 326 tỷ đồng.

Đặc biệt, riêng ở huyện miền núi A Lưới đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho 3.750 ngôi nhà từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và từ các nguồn huy động khác. Riêng trong năm 2024, MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đã trích hơn 22 tỷ đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng 4 công trình dân sinh; xây dựng mới, sửa chữa 550 nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ vốn sản xuất cho 266 hộ nghèo.

“Những kết quả đó đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trong năm 2023 xuống còn 2,27% và huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024”, bà Vân cho biết.

Khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

z5963047789457_b006e36d9e0a375d632833266442dbc2.jpg
Sức sống mới ở vùng cao A Lưới, huyện miền núi vừa được Thủ tướng công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Ảnh: N.Q.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đưa tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là huyện miền núi A Lưới phải thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Do đó, tỉnh Thừa Thiên – Huế tập trung nguồn lực của Trung ương, địa phương và huy động khác để đầu tư, triển khai thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực về kinh tế – xã hội, đặc biệt là về tạo việc làm, an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở và các mô hình sinh kế cho người dân.

Bằng sự quyết tâm, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, bên cạnh những chính sách phù hợp, hiệu quả, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của người dân, huyện nghèo A Lưới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024, vượt trước kế hoạch đề ra 1 năm.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, việc huyện A Lưới được công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia trước thời hạn 1 năm là cả quá trình nỗ lực, quyết tâm, đồng lòng của hệ thống chính trị và người dân huyện A Lưới. Đặc biệt, việc lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực từ các Chương trình MTQG, công tác tuyên truyền để người dân tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo là một trong những tiền đề quan trọng để địa phương đạt được những kết quả trên.

Theo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững gắn với phong trào thi đua “Thừa Thiên Huế chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, có hiệu quả trong việc tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, khuyến khích làm giàu chính đáng, bộ mặt nông thôn của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Đây là thành quả và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận các cấp đã góp phần trong việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo thông qua nguồn Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn…, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân.

z5963115913403_2c78bbc000b335b25ad8c669137ea47d.jpg
Đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân các đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nâng lên. Ảnh: N.Q.

Bên cạnh đó, Quỹ “Vì người nghèo” còn lồng ghép với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống, công trình dân sinh, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi… Qua đó, tạo thêm nguồn lực quan trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Tiến Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, với những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận ủng hộ và phân bổ Quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình an sinh xã hội do MTTQ các cấp trong tỉnh chủ trì đã góp phần quan trọng và hiệu quả vào việc triển khai Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong năm qua.

Theo ông Nguyễn Tiến Nam, thời gian tới, Mặt trận cùng các tổ chức thành viên tiếp tục công tác chăm lo cho người nghèo; triển khai hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025”, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của tỉnh.



Nguồn: https://daidoanket.vn/giam-ngheo-ben-vung-nhin-tu-tinh-thua-thien-hue-10293055.html

Cùng chủ đề

‘Chìa khóa’ giảm nghèo bền vững tại vùng cao

Vì vậy, thời gian qua việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện, coi đây là “chìa khóa” góp phần giảm nghèo bền vững tại các địa bàn vùng...

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa chính sách ưu đãi học sinh vùng khó khăn

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.Vướng quy định,...

Đẩy mạnh thông tin Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Tại Hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) cũng đã trình bày chuyên đề về “Một số chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai...

Kinh nghiệm làm giàu từ lợi thế đất nông nghiệp

Đưa công nghệ vào sản xuất Ngoài việc thay đổi nhận thức của người dân về cách canh tác đất nông nghiệp sao cho hiệu quả, trong những năm qua chủ trương của lãnh đạo tỉnh Bình Phước rất quan tâm và chú trọng các mô...

Quản lý hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững

Phục vụ giảm nghèo bền vữngĐể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất, tỉnh Tây Ninh đã tập trung thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ), từ đó đảm bảo quyền lợi hợp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông tin về kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng 25/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tổ chức Hội nghị thông tin kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. ...

Nỗ lực cải thiện môi trường du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Sáng 25/10, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “Hội thảo phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học - Quảng Nam 2024”. ...

Hội CCB tỉnh Quảng Ninh nhận Cờ thi đua của TƯ Hội CCB Việt Nam

Ngày 25/10, Hội CCB tỉnh Quảng Ninh vinh dự đón nhận Cờ thi đua của TƯ Hội CCB Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước CCB gương mẫu giai đoạn 2019-2024. ...

Có cần thiết thay đổi hằng năm?

Dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT quy định môn thi thứ 3 vào lớp 10 sẽ được công bố trước ngày 31/3 hàng năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề xuất việc công bố môn thi thứ 3 nên tiến hành sớm hơn và có tính ổn định để giảm áp lực cho học sinh. ...

Mặt trận Ninh Bình kết nạp thêm 2 tổ chức thành viên

Hội Cựu Công an nhân dân, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Ninh Bình vừa được kết nạp làm tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Bình. Trong khuôn khổ hội nghị, Ủy ban...

Bài đọc nhiều

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố.21 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập miễn phí tại Nga

NDO - Hiện nay có khoảng hơn 3.000 sinh viên đang học tập tại Liên bang Nga, trong số đó có 2.300 sinh viên đang học tập theo diện học bổng, hiệp định hoặc theo các chương trình hợp tác giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an... Đại diện các trường đại học Nga tại buổi gặp mặt báo chí ở Hà Nội. (Ảnh THÚY QUỲNH) Ngày 24/10, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức...

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy động lực tăng trưởng

Chiều ngày 23/10, thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2024, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết: Trong 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), Bộ Công Thương theo dõi 2 mảng xuất khẩu và tiêu dùng. Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để thúc đẩy các...

Khẩn cấp di dời 4 hộ dân sau sự cố sạt lở một quả đồi ở Đắk Lắk

Huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) đã nhanh chóng di dời 4 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm sau khi một quả đồi ở xã Ea Trang bất ngờ bị sạt lở. Tối 23/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện M’Đrắk thông báo đã thực hiện di dời khẩn cấp 4 hộ dân ở buôn Thi, xã Ea Trang, đến nơi an toàn sau sự cố sạt lở tại một quả đồi gần khu...

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Nhờ tận dụng tốt các lợi thế của FTA, dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đến hết năm 2024 ước đạt 26-27 tỷ USD. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này tại Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế...

Cùng chuyên mục

Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, các thành tích xuất nhập khẩu thời gian qua có đóng góp lớn của Bộ Công Thương. Thưa ông, đến giữa tháng 10, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã vượt mốc 600 tỷ USD và tăng trưởng ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Ông đánh giá gì về kết quả này? ...

Bí mật đằng sau cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Putin và tỷ phú Elon Musk

Theo tờ Wall Street Journal, Tổng thống Nga Vladimir Putin và tỷ phú Elon Musk đã bí mật trao đổi về các vấn đề địa chính trị và kinh doanh kể từ năm 2022. Tờ Wall Street Journal đưa tin, kể từ cuối năm 2022, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thường xuyên liên lạc với nhau. Theo một số quan chức Mỹ, châu Âu và Nga,...

Nữ quân nhân Việt Nam với những đóng góp đặc biệt cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình

Triển lãm tôn vinh vẻ đẹp, tài năng cũng như đóng góp đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình của các nữ quân nhân; tăng cường hơn nữa hiểu biết của công chúng với vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh.   Ngày 25/10, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ...

Núi Ngỗng giảm nghèo nhờ các chương trình MTQG

Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của Nhân dân. Kết quả này là nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ tạo sinh kế cho đồng bào...

Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất. Vnews

Mới nhất

Masan lãi 701 tỷ đồng trong Quý III, hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” hoặc “Công ty”) hôm nay công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Quý III/2024. “Quý III/2024, WinCommerce và Masan MEATLife đã đạt lợi nhuận sau thuế dương và là động lực then chốt giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Xu hướng này sẽ tăng...

Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

Chợ nổi là loại hình chợ đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long mà không nơi nào có được. Trong đó, chợ nổi Cái Răng Cần Thơ là khu chợ sầm uất, tiêu biểu nhất cho nét văn hóa sông nước miền Tây. Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, TP.Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30...

Yến sào Khánh Hòa vươn ra biển lớn

 Những năm gần đây, Công ty Yến sào Khánh Hòa đang tích cực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh nhằm thích ứng với yêu cầu của thị trường. Ngành yến sào Việt Nam được đánh giá là 1 trong những ngành nghề mang lại giá trị kinh tế rất cao. Cả nước hiện có 42/63 tỉnh thành nuôi chim...

Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn tại TPHCM diễn ra khi nào?

TPO - Mang tên Chợ Lớn Food Story, lễ hội ẩm thực Chợ Lớn lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 6/12 đến ngày 8/12 tại Trung tâm Văn hóa Thể thao quận 5. Đây sẽ là cơ hội để khách tham quan được thưởng thức các món ăn truyền thống và đặc trưng của quận 5,...

Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão

TPO - Hàng trăm tàu cá Quảng Ngãi từ các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa đã phải bỏ dở phiên biển, hối hả trở về cảng để tranh thủ bán cá chạy bão. Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cũng triển khai lực lượng hỗ trợ ngư dân chằng chống, neo buộc tàu thuyền đảm bảo an...

Mới nhất