Trang chủChính trịChủ quyềnKinh nghiệm làm giàu từ lợi thế đất nông nghiệp

Kinh nghiệm làm giàu từ lợi thế đất nông nghiệp


anh-1.jpg
Hệ thống tưới nước thông minh được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị kinh tế

Nông nghiệp là trụ cột

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước, tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của tỉnh hiện có 424.754 ha, trong đó cây cao su và điều đứng đầu cả nước, cụ thể: Cây cao su diện tích là 244.925 ha (chiếm 26% diện tích cả nước); cây Điều có diện tích là 151.878 ha (chiếm 50,6% diện tích cả nước); cây cà phê diện tích 13.963 ha (chiếm 1,97% diện tích cả nước) và cây hồ tiêu diện tích là 13.607 ha (chiếm 10,7% diện tích cả nước).

Với thế mạnh đất nông nghiệp chiếm trên 64% diện tích cả tỉnh, giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm 25% cơ cấu kinh tế, Bình Phước là tỉnh có lợi thế phát triển nông nghiệp. Riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đã phát triển được các mô hình trồng dưa lưới, rau thủy canh… ở thành phố Đồng Xoài, các huyện Hớn Quản và Phú Riềng. Có được được kết quả trên là do sự ưu tiên, tạo điều kiện xây dựng, thành lập các doanh nghiệp có chức năng dẫn dắt, liên kết và làm đầu mối để xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đạt chuẩn.

Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng nhiều vùng, cây trồng được canh tác theo chuẩn VietGap, GlobalGap, nhiều sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chí của các thị trường khó tính nhất, hứa hẹn mang lại diện mạo mới-giá trị mới cho nông nghiệp.

Theo đó, đối với các loại cây công nghiệp có hiệu quả thấp hơn so với các cây trồng khác, cần đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng giảm bớt diện tích. Đối với cây cao su, hiện nay doanh thu 1 ha cao su khoảng 80-100 triệu đồng/ha, trong khi đó cây sầu riêng doanh thu từ 560-600 triệu đồng/ha, cây bưởi 300-450 triệu đồng/ha, rau sạch công nghệ cao tầm 700 triệu đồng/ ha.

Do đó, cần phải chuyển đổi một phần diện tích cao su, nhất là cao su già cỗi sang phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cây ăn trái. Đối với cây điều, trước đây là cây giảm nghèo, có thể duy trì phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và chế biến sâu sản phẩm để phục vụ xuất khẩu, không mở rộng diện tích trồng điều.

Đối với cây ăn trái, tập trung mở rộng diện tích và thăm canh tăng năng suất đối với các cây có nhiều triển vọng như: sầu riêng, xoài, mít, bơ và các loại cây có múi; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để phục vụ xuất khẩu, nhất là cây sầu riêng.

anh-2.jpg
Vườn sầu riêng được chăm sóc theo công nghệ cao mang lại năng suất cao.

Đưa công nghệ vào sản xuất

Ngoài việc thay đổi nhận thức của người dân về cách canh tác đất nông nghiệp sao cho hiệu quả, trong những năm qua chủ trương của lãnh đạo tỉnh Bình Phước rất quan tâm và chú trọng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị kinh tế. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Xuân Thắng, trú ở xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, có 2hecta cây sầu riêng xen với bưởi xanh năm roi rất hiệu quả về kinh tế.

Theo anh Thắng, ngày trước gia đình có 5 hecta đất trồng điều nhưng do giá cả không ổn định nên anh dần chuyển khoảng 2hecta sang trồng sầu riêng và xen thêm một số cây ăn trái. Trong đó, nhiều nhất là cây bưởi xanh năm roi. Qua hơn 5 năm trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật được các kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn, đến nay, vườn cây sầu riêng của anh đang cho trái và năng suất trung bình 100kg/cây. “Sầu riêng gia đình tôi mới thu bói nhưng cũng đạt hiệu quả kinh tế cao, riêng cây bưởi đã giúp tôi trang trãi các khoản chi phí khác. Hiện tại, trung bình mỗi hecta sau khi trừ chi phí tôi thu về gần 80 triệu”. Anh Thắng vui mừng chia sẻ.

Theo anh Thắng, để có được nguồn thu ổn định ngoài những cố gắng tìm tòi học hỏi từ các nhà vườn đi trước thì việc ứng dụng các biện pháp khoa học tiên tiến như dùng hệ thống tưới thông minh, xịt thuốc tiết kiệm…đã giúp cho gia đình giảm rất nhiều chi phí mà hiệu quả mang lại cao. Trên đây, cũng là một trong rất nhiều hộ gia đình tại tỉnh Bình Phước có cách làm phụ hợp giúp tăng giá trị kinh tế từ việc sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc sớm áp dụng các kỹ thuật hiện đại từ công nghệ cao đã giúp cải thiện và phát huy được giá trị của đất nông nghiệp.

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, từ khi đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tăng từ 40-50 lần so với các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống. Đồng thời, hình thành và thu hút nhiều doanh nghiệp có thương hiệu, tiềm năng và thế mạnh, phấn đấu có nhiều thương hiệu nổi tiếng, uy tín trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, định hướng của tỉnh là tập trung chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và một số tiêu chuẩn quốc tế khác. Đề cao ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo vùng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu để phát triển kinh tế được ổn định và bền vững hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hỗ trợ sinh kế giúp người dân giảm nghèo bền vững

Đất ở, đất sản xuất là những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi ở tỉnh Lâm Đồng đã có những bước thay đổi đáng kể, đặc biệt trong việc ổn định nơi ở và phát triển sinh kế. ...

Giảm nghèo bền vững nhìn từ tỉnh Thừa Thiên

Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình MTQG và Quỹ “Vì người nghèo”, giúp công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, việc huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024 là minh chứng rõ nét nhất. ...

‘Chìa khóa’ giảm nghèo bền vững tại vùng cao

Vì vậy, thời gian qua việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện, coi đây là “chìa khóa” góp phần giảm nghèo bền vững tại các địa bàn vùng...

Khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đất, yên tâm đầu tư sản xuất

Theo đó, hai phương án được đưa ra. Phương án 1, Bộ Tài chính đề nghị miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm, từ 1/1/2026 đến hết 31/12/2030. Bộ này cho rằng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021-2025) được thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế Việt...

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa chính sách ưu đãi học sinh vùng khó khăn

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.Vướng quy định,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Sáng 13/11, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân...

Thông qua dự toán thu ngân sách năm 2025 hơn 1,9 triệu tỷ đồng

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Quốc hội đồng ý về số thu ngân sách năm 2025 hơn 1,96 triệu tỷ đồng, chi ngân sách hơn 2,54 triệu tỷ đồng; bội chi ngân sách 471.500 tỷ đồng, tương đương 3,8% GDP. ...

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ...

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo Tài nguyên và Môi trường Trân trọng giới thiệu...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Chiều 12/11, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giải đáp thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. ...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori, ...) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ...

Hai anh em sinh đôi cùng lên đường nhập ngũ

Được biết bố của Thành và Đạt mắc bệnh hiểm nghèo, đã qua đời cách đây gần 2 năm. Người mẹ là bà Nguyễn Thị Anh lam lũ với mấy sào ruộng, vườn rau. Dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nhưng gia đình bà Anh luôn gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng,...

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Mới nhất

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon...

Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ 2025-2029.

Tả Lèng mùa vàng: Bức tranh thiên nhiên hòa quyện nét đẹp lao động người Mông

Tả Lèng, một xã thuộc huyện Tam Đường, nổi bật với những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn, uốn lượn như một bức tranh thủy mặc khổng lồ, lưu giữ dấu ấn của thiên nhiên và vẻ đẹp trong lao động của đồng bào Mông.Khung cảnh mùa vàng hùng vĩ và mê hoặcTả Lèng từ lâu là...

Không hạ chuẩn, giáo viên dạy lái xe phải có bằng trung cấp

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó giữ nguyên tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành phải có bằng trung cấp. Trong đó, dự thảo Nghị định giữ nguyên quy định hiện hành về tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy...

Cảng Rạch Giá sẽ đưa vào khai thác từ ngày 31/12

Theo cam kết của nhà thầu đến ngày 31/12 Cảng Rạch Giá sẽ hoàn thành. Nếu không đúng, Sở GTVT tỉnh Kiên Giang sẽ có văn bản báo cáo và đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có hướng xử lý theo hợp đồng đã ký kết. ...

Mới nhất