Trang chủKinh tếNông nghiệpGiải pháp nuôi tôm bền vững nào để thích ứng với biến...

Giải pháp nuôi tôm bền vững nào để thích ứng với biến đổi khí hậu?


Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, Cà Mau là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.

“Ngành tôm Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhiều năm liền Cà Mau dẫn đầu về diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu”, ông Bằng nói và cho biết, năm 2023, sản lượng tôm của tỉnh đạt 231.500 tấn, năng suất tôm nuôi bình quân ước đạt 830,5 kg/ha/năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD.

Cà Mau: Giải pháp nuôi tôm bền vững nào để thích ứng với biến đổi khí hậu?- Ảnh 1.

Ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau mong muốn diễn đàn đề ra kế hoạch, giải pháp đồng bộ, khoa học, có tính đột phá, mang lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành tôm Việt Nam nói chung, và ngành tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới. Ảnh: An An

Theo ông Bằng, bên cạnh những kết quả đạt được cũng cần phải thừa nhận rằng, tình hình sản xuất nuôi tôm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, diễn đàn lần này là dịp để các cơ quan chức năng từ đến địa phương, nhà khoa học, doanh nghiệp chia sẻ, trao đổi, đánh giá một cách hệ thống những kết quả đạt được, cũng như nhìn nhận những khó khăn, hạn chế đã qua. Từ đó, diễn đàn cũng đề xuất các giải pháp đồng bộ, khoa học, có tính đột phá, mang lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành tôm Việt Nam nói chung, và ngành tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng phát triển hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.

Nhiều thách thức và cơ hội cho ngành tôm

Tại Diễn đàn, Cục Thủy sản cho biết, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Các sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia với 5 thị trường lớn: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn quốc.

Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ tư thế giới sau Ecuador, Ấn Độ và Indonessia với với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Hằng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 – 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 đến hơn 4 tỷ USD. Ngành tôm đang giải quyết việc làm cho trên 3 triệu lao động.

Cà Mau: Giải pháp nuôi tôm bền vững nào để thích ứng với biến đổi khí hậu?- Ảnh 2.

Diễn đàn có sự tham gia của hơn 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các nhà khoa học của các Viện, Trường, các Hiệp hội, HTX, và các đơn vị chuyên môn trực thuộc các Sở NNPTNT Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu. Ảnh: An An

Đến năm 2023 diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737 nghìn ha (diện tích nuôi tôm sú là 622 nghìn ha, tôm chân trắng khoảng 115 nghìn ha); sản lượng đạt 1,12 triệu tấn, tăng 5,5% cùng kỳ 2022 (1,06 triệu tấn), trong đó sản lượng tôm sú đạt 274 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 845 nghìn tấn. Sản lượng sản xuất tôm giống đạt khoảng 150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng: 108 tỷ con; tôm sú: 42 tỷ con).

Sáu tháng đầu năm 2024 diện tích thả nuôi tôm nước lợ ước đạt khoảng 665,5 nghìn ha, bằng 101,5% cùng kỳ năm 2023 (656 nghìn ha), sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đạt khoảng 432,0 nghìn tấn, đạt 99,4% so với cùng kỳ năm 2023 (434,5 nghìn tấn), sản xuất 56,9 tỷ con giống (chưa gồm ương dưỡng), cơ bản đã cung ứng đủ nhu cầu cho nuôi trồng thủy sản trên cả nước…

Cà Mau: Giải pháp nuôi tôm bền vững nào để thích ứng với biến đổi khí hậu?- Ảnh 3.

Ông Lên Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia điều hành phiên thảo luận – Trao đổi, giải đáp các vấn đề đại biểu đưa ra, và chia sẻ của một số doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân về giống, thức ăn, vật tư, thu mua, sơ chế… Ảnh: An An

Cục Thủy sản cũng cho rằng, sáu tháng đầu năm 2024 tình hình thời tiết không thuận lợi cho nuôi tôm, tình trạng nắng nóng, xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL gây ảnh hưởng đến tôm nuôi, nhiều địa phương xảy ra bệnh tôm ngay từ giai đoạn sớm thả nuôi (bệnh TPD như Cà Mau, Trà Vinh…).

Mặt khác, giá nguyên liệu, vật tư đầu vào sản xuất vẫn tiếp tục tăng cao; xuất khẩu tôm các tháng đầu năm có tín hiệu tăng trở lại nhưng vẫn chậm…, nhu cầu tiêu dùng phục hồi và dự báo giá tôm có thể tăng vào quý III/2024.

Theo dự báo, các tháng cuối năm 2024 thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, nguy cơ phát sinh bệnh tiềm ẩn, khó dự đoán và tiếp tục là giai đoạn khó khăn của ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng.

Cà Mau: Giải pháp nuôi tôm bền vững nào để thích ứng với biến đổi khí hậu?- Ảnh 4.

Theo Cục thủy sản cũng cho rằng, sáu tháng đầu năm 2024 tình hình thời tiết không thuận lợi cho nuôi tôm, tình trạng nắng nóng, xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL gây ảnh hưởng đến tôm nuôi, nhiều địa phương xảy ra bệnh tôm ngay từ giai đoạn sớm thả nuôi (bệnh TPD như Cà Mau, Trà Vinh…). Song dự báo giá tôm có thể tăng vào quý III/2024. Ảnh: An An

Ngoài ra, xuất khẩu tôm cũng có nhiều cơ hội phát triển khi Mỹ đã đưa vào xem xét Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong tháng 3/2024 công bố mức áp thuế chống trợ cấp của tôm Việt Nam thấp nhất so với Ấn Độ, Ecuador; Trung Quốc thắt chặt nhập khẩu tôm từ Ecuador; thị trường Mỹ nhập khẩu tôm tăng trong Quý I/2024. Mức độ tồn kho ít, nhu cầu tiêu thụ tôm các tháng cuối năm 2024 sẽ tăng cao hơn. Do đó cần chủ động sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ…

Riêng về định hướng phát triển ngành tôm bền vững trong thời gian tới, Cục thủy sản cho rằng cần phải thay đổi tư duy sản xuất nuôi trồng thủy sản sang tư duy kinh tế thủy sản áp dụng vào phát triển và sản xuất ngành hàng tôm. Tập trung nâng cao năng lực quản lý và sản xuất theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh.

Do đó, để đảm bảo kế hoạch cả năm 2024, cần tận dụng các cơ hội trong điều kiện mới xuất hiện từ cuối năm 2023. Ngành tôm Việt Nam cần tiếp tục triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với nhiệm vụ, mục tiêu, các nhóm giải pháp phát triển ngành với tư duy kinh tế thủy sản thay cho sản xuất thủy sản, cần tập trung các giải pháp như:

Tập trung quản lý sản xuất giống và thức ăn phục vụ nuôi tôm, giảm chi phí trung gian, nâng cao chất lượng giống, thức ăn để nâng cao sức khỏe tôm, giảm dịch bệnh và chi phí/giá thành sản xuất; về quản lý nuôi tôm nước lợ cần theo dõi diễn biến của thời tiết, nhu cầu của thị trường, kịp thời tham mưu chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt các mục tiêu kế hoạch 2024…

Nâng cao chất lượng sản phẩm; hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận: VietGAP, GlobalGAP, ASC, … để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại đối với tiêu thụ nội địa và các thị trường mới…

Một số mô hình nuôi tôm nước lợ bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Bên cạnh những khó khăn và thách thức cho ngành tôm, song tại diễn đàn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã nêu lên một số mô hình chuyển giao nuôi tôm nước lợ bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL bước đầu mang đến thành công.

Cụ thể như: Mô hình nuôi luân canh/xen canh trong ruộng lúa. Đây được xem là mô hình nông nghiệp thông minh phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay tại vùng ĐBSCL.

Cà Mau: Giải pháp nuôi tôm bền vững nào để thích ứng với biến đổi khí hậu?- Ảnh 6.

Tại diễn đàn, các đại biểu đặc biệt chú ý đến mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn theo hình thức giảm phát thải, thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng bền vững đang mang đến thành công cho người nông dân vùng ĐBSCL. Ảnh: An An

Với công nghệ áp dụng nuôi tôm 2-3 giai đoạn, sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi giúp giảm phân bón lúa, tăng thức ăn tự nhiên, giảm lượng thức ăn bổ sung cho tôm.

Theo đó, kết quả đạt được từ mô hình đã tạo ra sản phẩm lúa thơm, tôm sạch, giảm chi phí sản xuất ở vụ tôm và vụ lúa (trong 1 chu kỳ canh tác tôm – lúa) tương đương 10 – 15%. Hiệu quả kinh tế tăng lớn hơn hoặc bằng 1,3 lần so với mô hình chỉ trồng lúa hoặc nuôi tôm truyền thống.

Ngoài ra, mô hình nuôi tôm sú trong thích ứng với biến đổi khí hậu, với công nghệ áp dụng là nuôi tôm sú 2 giai đoạn, giai đoạn 1 tôm giống ương từ 20-30 ngày sau đó tiến hành thả ra rừng ngập mặn. Định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học giúp ổn định môi trường, tăng cường thức ăn tự nhiên giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt.

Cà Mau: Giải pháp nuôi tôm bền vững nào để thích ứng với biến đổi khí hậu?- Ảnh 7.

Mô hình nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn thích ứng với biến đổi khí hậu, với công nghệ áp dụng là nuôi tôm sú 2 giai đoạn được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Ảnh: An An

Mô hình này cũng mang đến kết quả là tạo ra sản phẩm tôm đảm bảo chất lượng, tận dụng hiệu quả diện tích rừng ngập mặn, hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm tôm rừng ngập mặn.

Đặc biệt là mô hình nuôi tôm công nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh 2 giai đoạn đảm bảo an toàn thực phẩm”, theo công nghệ này giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt, tăng tỷ lệ sống, giảm thiểu rủi ro. Mô hình không sử dụng thuốc và hóa chất, ứng dụng công nghệ sinh học xử lý môi trường và cho tôm ăn trong suốt quá trình nuôi.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, với mô hình này, tỷ lệ sống trung bình giai đoạn I là 81%, giai đoạn II là 91%; năng suất đạt 4,7 tấn/ha; kích cỡ thu hoạch đạt trung bình dưới 30 con/kg. Mô hình đem lại hiệu quả doanh thu cho một ha nuôi đạt 790 triệu đồng đồng/ha/vụ, lợi nhuận 275 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận so với chi phí đầu tư đạt 30%.

Ngoài ra, mô hình còn giúp nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường trong sản xuất nhất là môi trường nuôi thủy sản như hiện nay…





Nguồn: https://danviet.vn/ca-mau-giai-phap-nuoi-tom-ben-vung-nao-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-20240628135416597.htm

Cùng chủ đề

Giá tiêu trong nước liệu có giảm mạnh?

Dự báo giá tiêu ngày 27/6/2024: Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm, do đâu? Dự báo giá tiêu ngày 28/6/2024: Giá tiêu tiếp tục tăng dựng đứng? Dự báo giá tiêu ngày 29/6/2024 quay đầu giảm. Thị trường bất ngờ quay đầu giảm mạnh sau chuỗi ngày giữ ổn định. Chuyên gia nhận định, mức giá như trên là ghi nhận tổng hợp giá mua bán được niêm yết của các...

Bắt thêm một vị tướng và 3 sĩ quan

Ngày 28/6, Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Eduardo del Castillo cho biết đã bắt giữ thêm 4 sĩ quan, trong đó có Tư lệnh Không quân nước này, liên quan tới vụ đảo chính bất thành ngày 26/6 vừa qua, tăng số người bị bắt lên 21 người.

“Nóng” câu chuyện trái phiếu Trung Nam và giá cổ phiếu VND

ĐHĐCĐ VNDirect: “Nóng” câu chuyện trái phiếu Trung Nam và giá cổ phiếu VNDVNDirect đang nắm lượng lớn trái phiếu Trung Nam. Đây là nội dung được cổ đông đặc biệt quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2024 và cũng được lãnh đạo công ty đánh giá là một trong các nguyên nhân khiến cổ phiếu VND giảm sâu. CTCP Chứng khoán VNDirect tổ...

Chính thức dùng cát biển thí điểm đắp nền đường cao tốc đoạn Hậu Giang – Cà Mau

Hôm nay (28/6), Bộ TN&MT đã ban hành quyết định về việc giao quyền sử dụng khu vực biển thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đơn vị thi công để khai thác cát biển, phục vụ dự án Hậu Giang - Cà Mau. Ngày 29/6, nhà thầu sẽ tổ chức khai thác và dự kiến đến ngày 1/7 sẽ thi công thí điểm đắp nền đường. Phạm vi thi công thí điểm mở rộng được lựa chọn: từ Km 81+000...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ở một làng của Quảng Trị, nhà được đánh số, “phố” được đặt tên chả khác gì thị thành

Nhiều người lần đầu đi ngang qua con đường liên thôn thuộc địa phận thôn Lam Thủy không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm và bắt mắt. Đường được gắn biển tên, nhà ở ngay mặt đường và các ngõ xóm đều được đánh số thứ...

Nhiều thí sinh gặp sự cố đáng tiếc trong kỳ thi THPT năm 2024

Trưa ngày 28/6, bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban coi thi Hội đồng thi tốt nghiệp THPT tỉnh Lâm Đồng cho biết, thí sinh Trần Tuấn Anh hệ giáo dục thường xuyên tại điểm thi THPT...

Bộ GDĐT họp báo chốt vấn đề “hot” thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ, tiết lộ đề thi năm 2025

Thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Không lộ, lọt đề thiChiều 28/6, Bộ GDĐT đã tổ chức họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT...

Chỉ cần con lành lặn, kết quả không quan trọng

ÔNG BỐ ÔM CHẶT CON GÁI SAU KHI KẾT THÚC MÔN THI CUỐI VÀ NÓI "CHỈ CẦN CON LÀNH LẶN, KẾT QUẢ KHÔNG QUAN TRỌNG"Chiều 28/6, tại điểm trường THCS Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuất hiện hình ảnh ông bố ôm chặt lấy con gái khi vừa bước ra khỏi phòng...

Nông dân một xã của Cà Mau nuôi cá bống mú, cá mú thả lan ở vuông tôm, hễ bắt lên là bán hết...

Theo lời của các hộ dân nuôi cá bống mú ở ấp Gò Công Ðông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau) trước đây bà con thường tận dụng ao đất nuôi tôm công nghiệp bỏ trống để nuôi cá bống mú. Tuy nhiên,...

Bài đọc nhiều

Ngành hàng sắn Việt Nam chưa phát triển bền vững, liên kết giữa nông dân với nhà máy còn yếu

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung nhấn mạnh như thế tại Hội nghị Phát triển bền vững ngành hàng sắn Việt Nam (khoai mì) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 27/6/2024, tại tỉnh Tây Ninh.Ngành hàng sắn còn...

Quảng Nam đầu tư dự án khoanh nuôi, bảo tồn gen giống cây dược liệu

Mục tiêu dự án là đầu tư khoanh nuôi, trồng bảo tồn chủ động nguồn gen gốc các loại cây dược liệu quý tại địa phương; cung cấp vật liệu nhân giống bảo đảm số lượng và chất lượng giống, cung ứng cho Nhân dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất trên quy mô lớn; góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.Dự án sẽ đầu tư trồng bảo...

Hỗ trợ 920 hộ nghèo và cận nghèo huyện A Lưới xây dựng nhà ở

TPO - UBND huyện A Lưới (tỉnh TT-Huế) đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững cho 920 hộ, với tổng kinh phí hơn 48 tỷ đồng. Ban Chỉ đạo (BCĐ) Giảm nghèo bền vững huyện A Lưới (tỉnh TT-Huế) vừa tổ chức sơ kết công tác giảm nghèo bền vững 7 tháng đầu năm 2023 và triển...

Bàn giải pháp phát triển nghề nuôi biển đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030

Tham dự hội thảo có lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, sở NN&PTNT tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên Minh họp tác xã tỉnh Kiên Giang; đại diện Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT, đại diện lãnh đạo Lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh Khánh Hòa,...

Bình Thuận đẩy mạnh cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em hộ nghèo

TPO - Sở Y tế Bình Thuận đã xây dựng Kế hoạch thực hiện “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Kế hoạch đề ra nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ...

Cùng chuyên mục

Cơ quan chuyên trách Thành uỷ TPHCM đóng góp 400 triệu đồng giúp người nghèo

TPO - Công đoàn các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Thành ủy TPHCM đã tổ chức phát động cán bộ, công chức, người lao động cơ quan đăng ký đóng góp 1 ngày lương ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” với số tiền 400 triệu đồng. Ngày 30/10, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Thành ủy TPHCM tổ chức phát động đóng góp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” thành...

Nông dân Sông Hinh trồng sắn công nghệ cao

Như chia sẻ của ông Đinh Ngọc Dạn - Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh: UBND huyện đã làm việc với Công ty Cổ phần Tinh bột sắn Phú Yên tiếp tục đầu tư thực hiện mô hình trồng sắn phủ bạt trong vụ tới. Cụ thể như ở địa bàn thị trấn Hai Riêng, xã Sông Hinh để bà con học tập kinh nghiệm, trên cơ sở đó sẽ tính toán để nhân rộng. Với năng...

Ở một làng của Quảng Trị, nhà được đánh số, “phố” được đặt tên chả khác gì thị thành

Nhiều người lần đầu đi ngang qua con đường liên thôn thuộc địa phận thôn Lam Thủy không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm và bắt mắt. Đường được gắn biển tên, nhà ở ngay mặt đường và các ngõ xóm đều được đánh số thứ...

Tưới mát cánh đồng khô khát nơi hộ nghèo cao nhất Lâm Đồng

TPO - Là nơi có diện tích đất tự nhiên lớn nhất nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng cao nhất Lâm Đồng, huyện Di Linh nỗ lực chống hạn để phủ xanh những cánh đồng khô khát, nâng cao năng suất. Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo Ông Vũ Đức Nhuần, Phó chủ tịch UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, so với các huyện, thành phố khác tại tỉnh này, Di...

Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Tại Hội thảo khoa học "Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm (Panax spp) và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm" do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, thời gian qua, Bộ KH&CN đã có sự đầu tư, quan tâm nhất định cho sâm Việt Nam, thể hiện qua việc bảo hộ...

Mới nhất

Chuỗi cửa hàng F88 tối ưu hóa chi phí hoạt động với KPMG

Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 và “ông lớn” KPMG vừa chính thức ký kết chương trình hợp tác trong đó, KPMG đóng vai trò tư vấn giúp F88 tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của hệ thống 823 phòng giao dịch trên toàn quốc. ...

Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 6 tháng đầu năm 2024

(MPI) – Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 137 triệu USD, bằng 42,7% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI ...

Cơ quan chuyên trách Thành uỷ TPHCM đóng góp 400 triệu đồng giúp người nghèo

TPO - Công đoàn các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Thành ủy TPHCM đã tổ chức phát động cán bộ, công chức, người lao động cơ quan đăng ký đóng góp 1 ngày lương ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” với số tiền 400 triệu đồng. Ngày 30/10, các cơ quan chuyên trách...

Mới nhất