Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDùng trí tuệ nhân tạo xây dựng lộ trình học tập riêng...

Dùng trí tuệ nhân tạo xây dựng lộ trình học tập riêng cho từng học sinh

Ngày 22.11, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề ‘Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: Từ thách thức đến đột phá’.

Dùng trí tuệ nhân tạo xây dựng lộ trình học tập riêng cho từng học sinh- Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Theo đánh giá của các đại biểu tham gia hội thảo, hiện nay, giáo dục là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất nhưng đồng thời cũng là ngành được hưởng lợi rất nhiều từ chuyển đổi số nói chung, trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng.

Thực tiễn áp dụng AI hiện nay không chỉ dừng ở việc dạy và học mà còn tham gia phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu tạo ra những công nghệ, sản phẩm, ứng dụng mới trong lĩnh vực này. Để phát huy những mặt tích cực đó, chỉ nỗ lực của các trường phổ thông thôi chưa đủ mà còn cần sự chung tay của toàn ngành, gồm các trường ĐH, phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện cùng sự hỗ trợ, phối hợp của các ban ngành.

TP.HCM thí điểm 2 mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giáo dục

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết ngành GD-ĐT đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có ứng dụng AI vào quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh. Ngoài ra, một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển ứng dụng AI năm 2024 do UBND TP.HCM phê duyệt là triển khai Đề án đào tạo nguồn nhân lực AI. UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở GD-ĐT tiếp tục triển khai các đề án, đề tài về giảng dạy AI cho học sinh phổ thông, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng giáo viên dạy AI, Robotics…

Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết đã “đặt hàng” Trường ĐH Sài Gòn xây dựng đề tài khoa học về giảng dạy AI cho học sinh phổ thông. Theo nội dung của đề tài, việc giảng dạy AI bắt đầu từ lớp 3, hướng đến mục tiêu mở rộng dạy đại trà cho học sinh ở tất cả bậc học.

Để cụ thể hóa những kế hoạch triển khai dữ liệu lớn và ứng dụng AI trong giáo dục, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT, cho hay ngành giáo dục đang có 4 nhóm dữ liệu lớn gồm: Dữ liệu học sinh, dữ liệu giáo viên, dữ liệu nhà trường, dữ liệu học tập trực tuyến. Các nguồn dữ liệu này nếu được tạo điều kiện trở thành dữ liệu đầu vào của AI, sau đó thông qua hệ thống phân tích, tính toán cho ra kết quả là các dự đoán, đề xuất và hỗ trợ mang tính chất cá nhân hóa thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ngành giáo dục. Theo đó, AI có thể tạo lộ trình học tập riêng cho từng học sinh dựa trên khả năng và tiến độ học tập của các em, tích hợp kiến thức vào các trò chơi giáo dục.

Riêng đối với giáo viên, AI hỗ trợ tạo ra các bài giảng, bài tập và tài liệu học tập có khả năng tùy chỉnh, hoặc trở thành “trợ lý ảo” giải đáp các câu hỏi thường gặp của học sinh. Công cụ này còn là kênh thông tin hữu ích để điều chỉnh nội dung và tốc độ học tập dựa trên hiệu suất của từng người học; phân tích dữ liệu để dự đoán xu hướng học tập, phục vụ yêu cầu quản lý của các trường học.

Dùng trí tuệ nhân tạo xây dựng lộ trình học tập riêng cho từng học sinh- Ảnh 2.

Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM báo cáo về triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành giáo dục

Chánh văn phòng sở này cho hay, năm học 2024-2025, TP.HCM thí điểm 2 mô hình ứng dụng AI vào giáo dục là hỗ trợ điều chỉnh lộ trình học tập và dự đoán nội dung kiến thức cần bồi dưỡng cho học sinh. Tuy nhiên ngành GD-ĐT đang đứng trước nhiều thử thách lớn về hạ tầng và nhân lực thực hiện.

“Cơ sở hạ tầng công nghệ hiện nay chưa đủ mạnh để lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn, chất lượng dữ liệu chưa cao, thiếu tính đồng bộ, nhất quán, nhân lực có chuyên môn về AI còn thiếu và yếu. Do đó, để đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu lớn và AI vào quá trình dạy học, cần đầu tư hệ thống máy chủ, mạng lưới, công cụ phân tích dữ liệu, đồng thời xây dựng quy trình thu thập, xử lý, quản lý dữ liệu chặt chẽ, có chế độ đào tạo, thu hút nhân tài vào lĩnh vực này”, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nêu ý kiến.

Tác động của trí tuệ nhân tạo vào hoạt động giáo dục

Còn theo bà Nguyễn Phương Lan, Tổng giám đốc EMG Education, trong giảng dạy tiếng Anh, AI có vai trò quan trọng và ngày càng phổ biến, giúp nâng cao trải nghiệm học tập bằng cách cá nhân hóa chương trình đào tạo, điều chỉnh theo nhu cầu cùng khả năng của mỗi học sinh. Các công nghệ như chatbots và ứng dụng học tập thông minh có thể hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức lớp học, cung cấp phản hồi tức thì cho học sinh, tạo môi trường học tập tương tác, linh hoạt.

Ngoài ra, AI có thể được sử dụng để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ thông qua các ứng dụng, giúp người học luyện phát âm, cung cấp các phản hồi và đề xuất cá nhân hóa lộ trình học tập cho người học. Những công cụ này không chỉ giúp học viên dễ dàng tiếp cận kiến thức mà còn tạo cơ hội thực hành ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi, giúp việc học trở nên hiệu quả và thú vị hơn, góp phần đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Hải, Viện Nghiên cứu giáo dục STEM, Đại học Missouri (Mỹ), nêu ý kiến nếu làm chủ được công nghệ AI, người học sẽ đồng thời là người thiết kế, sử dụng công cụ này để tạo ra các nội dung học tập, qua đó nâng cao năng lực số, phát triển các kỹ năng và phẩm chất cá nhân. Riêng đối với giáo viên, AI hỗ trợ đắc lực công việc thiết kế bài dạy; xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá học sinh, qua đó đa dạng hình thức học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tiến sĩ Hải cũng nhấn mạnh, trong quá trình ứng dụng AI, người dạy và người học tăng cường tương tác, dạy học được cá nhân hóa phù hợp với từng đối tượng học sinh. Như vậy, AI không chỉ thay đổi về nhận thức mà còn thay đổi hành vi, phương pháp dạy học của giáo viên. Nếu trường học chờ cơ chế, chính sách rồi mới thực hiện thì sẽ trở thành lạc hậu. Thay vào đó, các thầy, cô giáo cần mạnh dạn làm, sai ở đâu thì rút kinh nghiệm ở đó.

Những thách thức ngành giáo dục đối mặt khi AI phát triển

Hội thảo hôm nay sẽ giúp ngành GD-ĐT nhận thức, hình dung ra những lợi ích, tác dụng của AI. Trước đây có ý kiến cho rằng AI sẽ có thay thế con người khiến con người có cảm giảm sợ công nghệ. Qua đây đã nhận thức rõ ràng AI là công cụ hữu hiệu phục vụ cho thầy trò, quyết định dùng gì, như thế nào là ở yếu tố con người. AI hỗ trợ hữu hiệu hoạt động giáo dục từ công tác chuẩn bị giáo viên, giúp giảm bớt công việc để dành thời gian chăm chút công tác dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục hoặc đánh giá năng lực.

Dùng trí tuệ nhân tạo xây dựng lộ trình học tập riêng cho từng học sinh- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Sơn Hải (Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT) phát biểu

Đồng thời AI đã chỉ ra thách thức, những vấn đề phải đối diện với công nghệ hiện đại. Đầu tiên đó là sự lạm dụng vào AI trong hoạt động của giáo dục, đặc biệt người học. Học sinh dễ dàng dựa vào AI để giải bài tập và chép lại nhưng không hiểu. Từ đó thách thức của đội ngũ nhà giáo thay đổi phương pháp, cách thức đánh giá. Hay là vấn đề liêm chính học thuật, làm sao giáo viên kiểm soát, đánh giá được việc thực học của người học… Đây là thách thức ngành giáo dục đối mặt khi AI phát triển.

Ngành giáo dục cần có hành động, nên tiếp cận theo từng nhóm đối tượng thụ hưởng (đối tượng bị tác động). Chia thành từng nhóm để có sự quan tâm đúng mức, nâng cao nhận thức, kiến thức. Điều này đòi hỏi phải có sự đồng hành của các chuyên gia, doanh nghiệp với ngành giáo dục.

Ông Nguyễn Sơn Hải (Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT)




Nguồn: https://thanhnien.vn/dung-tri-tue-nhan-tao-xay-dung-lo-trinh-hoc-tap-rieng-cho-tung-hoc-sinh-185241122153807361.htm

Cùng chủ đề

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, liệu AI có mở ra cơ hội tự học tốt hơn thay vì học với thầy cô? ...

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nói về tương lai của nghề giáo

Trước sự phát triển thần tốc của công nghệ, nghề giáo đứng trước nhiều cơ hội rộng mở lẫn thách thức đổi mới. Thậm chí, có quan điểm lo ngại, trong tương lai, các thầy cô có thể bị thay thế bởi người máy. Liệu điều đó có trở thành sự thật?

Ứng dụng AI trong y tế đã ra đời để giảm tải gánh nặng cho các bệnh viện

Mới đây, Sở Y tế Cà Mau đã chủ trì tổ chức hội thảo với chủ đề: “Nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán hình ảnh bằng các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI)”. ...

Sức mạnh của AI và Blockchain đối với doanh nghiệp TMĐT

Xu hướng phát triển công nghệ AI và Blockchain đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành thương mại điện tử (TMĐT). Những công nghệ này không chỉ tạo ra những cách tiếp cận mới về quản lý, tiếp thị và chăm sóc khách hàng, mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, bảo mật dữ liệu và tối ưu hóa quy trình. Đây là những yếu tố quan trọng để cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

Nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến tương tác cùng AI có gì đặc biệt?

Sự kiện ra mắt nền tảng FSEL thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng người học tiếng Anh trên toàn quốc, đặc biệt là giới trẻ. Thay vì tổ chức một cách thông thường, sự kiện ra mắt FSEL được thể hiện như một thước phim điện ảnh dàn dựng công phu kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và công nghệ 3D mapping hiện đại.Lễ ra mắt mang đến hiệu ứng thị giác ấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm lợi ích bất ngờ của chuối

Ăn chuối để giảm lo âu là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều chỉnh tâm trạng và giảm căng thẳng. Chúng chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và hợp chất giúp hỗ trợ chức năng não, cân bằng chất dẫn...

Giúp nàng quyến rũ trong từng bước đi với váy đuôi cá

Váy đuôi cá với thiết kế ôm sát cơ thể từ phần hông xuống gối, sau đó xòe...

Nghệ sĩ Hàn Quốc và Việt Nam biểu diễn tại Duyệt Thị Đường Huế

Đoàn nghệ sĩ Hàn Quốc thuộc Hiệp hội Âm nhạc truyền thống Gyeonggi đã có 2 đêm diễn tại Duyệt Thị Đường trong khuôn khổ Festival Huế mùa đông 2024.   Tối 22.11, tại Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất Việt Nam tại Đại nội, Hoàng cung triều Nguyễn ở Huế, các nghệ sĩ Hàn Quốc từ Hiệp hội Âm nhạc truyền thống Gyeonggi đã biểu diễn chương trình Vũ điệu thời gian.  Chương trình là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ...

Bài đọc nhiều

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Chơi với tiếng Việt, học sinh mướt mồ hôi mà vẫn vui như Tết

Hơn 1.000 học sinh tiểu học tại TP.HCM đã có một ngày thỏa thích vui cười với nhiều loại hình trò chơi đến từ tiếng mẹ đẻ trong Ngày hội học sinh tiểu học chủ đề "Em yêu tiếng Việt". Cũng rất hồ hởi,...

Ấn Độ mong muốn hợp tác với các trường đào tạo y khoa Việt Nam

Ngày 22-11, Trường đại học Y Dược Cần Thơ đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 dành cho sinh viên nước ngoài. Năm học này có 100 sinh viên đến từ Ấn Độ theo học ngành y khoa tại trường. Tham dự...

Chưa tốt nghiệp đại học đã được tuyển dụng

Sau 6 tháng tham gia chương trình thực tập sinh tài năng ở Viettel, 101 sinh viên đã được tập đoàn này tuyển dụng, dù nhiều em chưa tốt nghiệp đại học. ...

FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản

DNVN - Tập đoàn FPT vừa công bố kế hoạch mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản. Với mục tiêu quốc tế hóa trải nghiệm học tập, văn phòng là nơi kết nối sinh viên Việt Nam, Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á, tạo cơ hội nâng cao chất...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

(ĐCSVN) - Ngày 22/11, tại Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024, Ban Tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba, 10 giải Khuyến khích; ngoài ra còn có 4 giải phụ và 2 giải Nhân vật tiêu biểu. Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó...

Mới nhất

Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công...

Ngày 22/11, trong cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha khi bắt đầu chuyến thăm chính thức Kiev, Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về tinh gọn bộ máy

(ĐCSVN) - Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần thời gian nhanh nhất, hiệu quả cao nhất, bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. ...

Tăng cường sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, ngân hàng Khối doanh nghiệp Trung ương

(ĐCSVN) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị 5 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2019 - 2024. ...

Mới nhất