Đúc thành công trống Đông Sơn từ khuôn nguyên thuỷ

VnExpressVnExpress22/11/2023


Trống đồng Đông Sơn lần đầu tiên được đúc thành công dựa trên các mảnh khuôn bằng đất nung phát hiện tại di tích Luy Lâu, tỉnh Bắc Ninh.

Sáng 22/11, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề di vật của văn hóa Đông Sơn mới được sưu tầm và phát hiện mới về khuôn đúc trống đồng tại Luy Lâu qua khai quật khảo cổ học.

Công bố sự kiện đúc thành công trống đồng Đông Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hoan, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết đây là kết quả của việc phát hiện gần 1.000 mảnh khuôn đúc trống bằng đất nung trong 7 m2 đất tại thành cổ Luy Lâu, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2022.

Các mảnh khuôn đúc trống bằng đất được phát hiện. Ảnh: Gia Chính

Các mảnh khuôn đúc trống bằng đất nung được phát hiện. Ảnh: Gia Chính

Trên cơ sở mảnh khuôn đúc, các nhà khảo cổ Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phác dựng hình dáng trống, đồng thời khảo sát các làng nghề đúc trên cả nước. Làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa được chọn làm nơi để thực nghiệm đúc trống.

Sau hơn một tháng thực hiện, trống được đúc ra cơ bản đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật từ độ dày, trọng lượng đến hoa văn trang trí và độ âm vang. "Trống đồng Luy Lâu trở thành chiếc đầu tiên được đúc trên cơ sở khoa học là những mảnh khuôn đúc. Điều này cho thấy Luy Lâu là trung tâm đúc đồng trong quá khứ, đồng thời khẳng định sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn", bà Hoan nói.

Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc thành công. Ảnh: Gia Chính

Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc thành công. Ảnh: Gia Chính

Trước đó từ năm 1964 đến 1975, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thử nghiệm đúc trống đồng Ngọc Lũ thuộc văn hóa Đông Sơn (cách nay 2.000-2.500 năm) trên cơ sở phân tích thành phần hợp kim và dấu vết kỹ thuật trên hiện vật. Qua bốn lần thực nghiệm đúc đều không thành công, lần đúc thứ năm được đánh giá đạt khoảng 80% so với trống gốc.

Trống đồng là di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, xuất hiện 800-200 năm trước Công nguyên, có phạm vi rộng từ vùng Hoa Nam (Trung Quốc) tới Đông Nam Á. Ở Việt Nam, trống đồng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đây là giai đoạn chứng kiến công nghệ luyện kim phát triển mạnh mẽ và đạt đến sự hoàn hảo của công nghệ đúc đồng.

Gia Chính



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Ảnh

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

Phát triển du lịch cộng đồng Hà Giang: Khi văn hóa nội sinh làm “đòn bẩy” kinh tế
Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép

No videos available

Thời sự

Bộ - Ngành

Địa Phương

Sản phẩm