Trang chủKinh tếNông nghiệpBốn cái trống đồng Đông Sơn cổ xưa dân vô tình đào...

Bốn cái trống đồng Đông Sơn cổ xưa dân vô tình đào trúng trên đất Tuyên Quang

Trống đồng Đông Sơn (một nhạc cụ lớn) đã được tìm thấy khá nhiều ở miền núi phía bắc nước ta. Ở Tuyên Quang cũng đã tìm được 4 chiếc trống đồng Đông Sơn tại các xã Nhân Lý (Chiêm Hóa), xã Thiện Kế (Sơn Dương) và xã Xuân Vân (huyện Yên Sơn).

Trống đồng Nhân Lý: Tìm được ở khu vực bến Cham (sông Gâm), xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa, vì thế còn gọi là trống Chiêm Hóa.

Tháng 4-1989, người ta đã phát hiện trống nằm dưới tầng đá cuội, ở độ sâu khoảng 4m so với mặt sông. Trống còn tương đối nguyên v n, thân và chân đã bị vỡ một phần. Căn cứ vào phần còn lại có thể biết được hình dáng của trống khá cân xứng, hoa văn trang trí tinh tế và rõ ràng.

Mặt trống có đường kính 51,5cm, chiều cao còn lại 31,2cm. Giữa mặt trống là ngôi sao có 11 cánh nhọn. Xen giữa các cánh sao có trang trí hoa văn hình lông công cách điệu. Từ trong ra ngoài có 11 vòng hoa văn. Vòng 1, 4, 8, 11 là những gạch thẳng đứng song song. Vòng 2, 3, 9, 10 là hoa văn vòng tròn kép, đồng tâm có chấm ở giữa và có tiếp tuyến. Vòng 5 là 16 ô trám lồng. 

Vòng 6 là 42 họa tiết được tạo bằng phương pháp in những đường gạch ngắn song song, vòng tròn chấm giữa, biểu thị hoa văn hình người hóa trang cách điệu theo xu hướng biến hình thể. 

Vòng 7 là bốn con chim cách đều nhau, chim có mỏ dài, mắt là hoa văn vòng tròn kép có tiếp tuyến, đuôi dài và đoạn cuối đuôi cong tròn, cánh là đường gạch ngắn. 

Chim bay theo hướng chiều kim đồng hồ. Xen giữa 4 chim là họa tiết 4 hình trâm và 8 hình ô trám lồng. Rìa mặt trống có bốn khối tượng cóc quay ngược chiều kim đồng hồ (cả bốn con đều bị gãy thân, chỉ còn phần chân).

img

Trống đồng được tìm thấy ở xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) cùng các hiện vật khác trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang.

Tang trống được trang trí bốn vành hoa văn. Từ trên xuống, vành 1 và 4 là những gạch thẳng đứng song song, vành 2 và 3 là đường tròn đồng tâm tiếp tuyến, có chấm ở giữa.

Trống có 2 đôi quai kép trang trí bằng hoa văn hình bông lúa.

Thân trống hình trụ, cao 11,0cm. Phần trên là các băng hoa văn hình học chạy dọc thân trống. Mỗi băng gồm hai băng hoa văn gồm đường tròn đồng tâm có chấm ở giữa và có tiếp tuyến ở giữa, hai bên là hai băng hoa văn gạch ngắn song song. 

Những băng hoa văn này chia phần trên của thân trống thành các ô hình chữ nhật. Trong các ô đều không trang trí hoa văn. 

Phần dưới của thân trống có 4 vành hoa văn giống hệt như trên tang trống. Từ trên xuống, vành 1 và 4 là những vạch thẳng đứng song song, vành 2 và 3 là đường tròn đồng tâm có chấm ở giữa và có tiếp tuyến. Chân trống choãi ra, có trang trí hoa văn, cao 10cm, đường kính đáy 46cm.

Chân trống có trang trí hoa văn. Phía trên là đường chỉ nổi, tiếp đến là một vành hoa văn hai đường tròn đồng tâm có chấm ở giữa và có tiếp tuyến. Phía dưới chân trống được trang trí bằng vành hoa văn hình lông công cách điệu.

Một phần thân trống và chân trống đã bị vỡ, phần còn lại của trống có trọng lượng 10,05kg. Trống được đúc mỏng đều, mặt trống dày 3,5mm, tang trống dày 2,5mm, chân trống dày 3mm, xung quanh trống có lớp patin màu xanh rêu đậm.

Căn cứ vào hình dáng và hoa văn trang trí thì đây là chiếc trống Đông Sơn. Hiện nay, trống được lưu giữ tại kho bảo quản của Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang.

Theo nhân dân địa phương kể lại khi phát hiện, trong lòng trống và xung quanh không có gì chôn kèm theo. 

Khảo sát bờ sông liền kề cũng không tìm thấy tầng văn hóa hay dấu tích gốm. Vì thế, có thể suy đoán rằng trống Chiêm Hóa vốn không phải ở vị trí khi tìm được mà có thể do bờ sông lở xuống mà trôi dạt rồi bị vùi xuống đáy sông. Dẫu sao vị trí trống được chôn ban đầu cũng không quá xa vị trí phát hiện trống và chắc chắn phải ở phía thượng nguồn.

Sau khi nghiên cứu chiếc trống này, bước đầu có những nhận xét sau:

– Về kỹ thuật đúc thì trống Chiêm Hóa không phải là sản phẩm của trình độ kỹ thuật đúc điêu luyện như trống Ngọc Lũ, sông Đà. Điều này thể hiện ở đường chỉ đúc hai bên thân trống thô, nổi rõ, rộng 0,5cm. Dấu vết con kê có cả ở khắp mặt trống, rải rác ở các vành hoa văn 2, 5, 7, 9 và cả ở trên thân trống. Dấu vết tượng cóc chứng tỏ cóc được đúc thêm vào chứ không phải là hàn chân cóc vào mặt trống, vì vết đúc để lại loang rộng hơn vết chân cóc.

img

Trống đồng tìm thấy ở lòng sông Gâm thuộc xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

– Về kỹ thuật tạo hoa văn, người thợ đúc trống Nhân Lý đã biết kết hợp cách tạo hoa văn bằng cách khắc và in (ví dụ hoa văn hình người múa hóa trang, hoa văn dích dắc).

Đây là loại hình trống Đông Sơn muộn, chuyển tiếp từ trống loại I sang trống loại IV, nhưng không quá muộn như trống Mèo Vạc (Hà Giang).

Miền núi phía bắc, trong đó có Tuyên Quang, qua nghiên cứu trống này, càng chứng tỏ rằng đây là địa bàn chuyển tiếp từ trống loại I sang trống loại IV, phần nào mang ý nghĩa tìm hiểu nguồn gốc một số loại trống đồng cũng như nguồn gốc một số tộc người ở địa bàn này.

Trống đồng Thiện Kế: 

Một số tài liệu còn gọi trống này là trống Văn Sòng vì phát hiện được ở thôn Văn Sòng, xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương.

Khu vực tìm thấy trống đồng là một khu đồi thấp giáp ranh cánh đồng trong một thung lũng khá rộng. Ngày 4-1-2003, trong khi đào gốc tre, người ta đã tìm thấy một chiếc trống đồng cổ nằm ở độ sâu cách mặt đất 1,8m. Cách nơi phát hiện trống đồng khoảng 1km về phía tây, còn tìm thấy những di vật như mũi giáo, mũi lao, mũi tên bằng đồng…

Trống được phát hiện trong tư thế chôn thẳng đứng, mặt trống quay xuống lòng đất. Trống còn tương đối nguyên văn, đường kính mặt trống 70,5cm, cao 44,5cm, chân trống rộng 68cm và nặng 33kg.

Ở giữa mặt trống có hình ngôi sao có 12 cánh, xen giữa các cánh sao là hình hoa văn lông công cách điệu, tiếp theo là 18 vòng hoa văn: hình chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang, hình trâm, đường vạch song song, đường tròn đồng tâm… 

Có 4 khối tượng cóc đúc nổi (nhưng đã mất một con). Tang trống phình to, giữa tang và thân trống có hai đôi quai kép đối xứng qua thân, trang trí văn thừng, chân trống choãi. 

Phần tang, thân, chân trống có 16 vành hoa văn hình học, chủ yếu là khắc vạch, đường tròn đồng tâm và có một vành hoa văn hình cánh ve, đây là dải hoa văn khá to giáp chân trống (hay còn gọi là hoa văn hình răng cưa cách điệu).

Toàn bộ mặt, tang, thân và chân trống có nhiều vết con kê hình tròn. Đây là chiếc trống loại I Hêgơ và là chiếc trống thứ hai tìm thấy ở tỉnh Tuyên Quang sau trống đồng Chiêm Hóa.

Trống đồng Thiện Kế tìm được ngay trong lòng đất, chứng tỏ nơi đây là một địa điểm khảo cổ thuộc thời đại Kim khí. 

Vào thời văn hóa Đông Sơn, nơi đây là một điểm cư trú rất lâu đời, thậm chí còn có cả dấu tích văn hóa giai đoạn tiền Đông Sơn nữa. Bằng chứng là cách nơi tìm thấy trống đồng hơn 1km về phía tây có di tích làng cổ Thiện Kế, niên đại thuộc văn hóa Gò Mun có tầng văn hóa rõ rệt và nhiều đồ gốm.

Đây là chiếc trống đồng muộn, trang trí hoa văn có nhiều nét tương tự trống đồng Chiêm Hóa. Trống có hoa văn hình người múa hóa trang được cách điệu cao, hình chim Lạc đã cách điệu, hoa văn hình trâm, trống có 4 khối tượng cóc.

Các khối hoa văn vòng tròn đồng tâm, có chấm giữa, hoa văn gạch ngắn trên tang và lưng trống cho thấy trống đã bước vào giai đoạn hoa văn hình học hóa với số lượng lớn. Đặc biệt, chân trống có loại hoa văn hình tam giác biến điệu, chứng tỏ niên đại của trống đã muộn.

Trống có kỹ thuật đúc bằng khuôn đất nung và một loạt hệ thống con kê còn ghi lại dấu ấn khá nhiều trên mặt và thân trống. Nhìn chung, trống đồng Thiện Kế là trống loại I, còn gọi là trống đồng Đông Sơn muộn, đã có những yếu tố chuyển hóa sang trống loại IV.

Trống đồng Xuân Vân I: 

Được tìm thấy vào tháng 11-2004 ở độ sâu 1,2m, thuộc thôn Đồng Dài, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn. 

Trống đã bị vỡ làm nhiều mảnh (10 mảnh), nhưng còn xác định rõ các mảnh mặt trống, tang trống, thân trống và chân trống: Mặt trống có đường kính 58cm, ở giữa có ngôi sao mặt trời 12 tia, xen giữa các tia mặt trời là hoạ tiết trang trí hoa văn hình lông công cách điệu, các vòng hoa văn trên mặt trống trang trí hoa văn khắc vạch, hoa văn đường tròn đồng tâm, hình chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang, hoa văn trâm và hoa văn ô trám lồng; có 4 khối tượng cóc quay thuận chiều kim đồng hồ. Tang trống phình to, thân trống thon hình trụ, chân trống choãi.

Đây là chiếc trống đồng Đông Sơn muộn, có những hoa văn như hình người hóa trang cách điệu cao, hình trâm, hoa văn trám lồng, 4 tượng cóc; chứng tỏ trống đã bắt đầu có những yếu tố muộn để chuyển tiếp sang trống đồng loại IV. Do chiếc trống này chỉ còn lại những mảnh vỡ nên không biết rõ các chi tiết hoa văn cụ thể hơn.

Trống đồng Xuân Vân II: 

Được tìm thấy ở thôn Sơn Hạ 4, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn; chỉ còn lại một mảnh mặt trống và hai mảnh chân trống. Có thể chiếc trống đã vỡ thành nhiều mảnh từ rất lâu, vì tại mặt cắt, các vết vỡ đã có lớp patin rỉ đồng cùng màu với lớp patin trên mặt của các mảnh trống. 

Mặt trống còn khá nguyên v n hình ngôi sao mặt trời 12 tia, vành ngôi sao có đường kính 14cm, xen giữa các tia mặt trời trang trí hoa văn hình lông công cách điệu; nối tiếp hình ngôi sao là vành hoa văn đường gạch song song và vòng hoa văn đường tròn đồng tâm (mỗi vành hoa văn rộng 1,1cm tạo thành hình tròn đồng tâm chạy quanh mặt trống). 

Hai mảnh chân trống: Một mảnh có kích thước 8,3cm x 16,5cm, một mảnh có kích thước 8,1cm x 14cm. Mảnh chân trống có 3 vành hoa văn: hai vành hoa văn đường tròn đồng tâm và một vành hoa văn đường vạch song song. 

Dưới cùng là vành hoa văn hình cánh ve (hình răng cưa cách điệu giống hình tam giác cân đặt ngược, giữa hình tam giác có đáy là 1,6cm, chiều cao 2,3cm). Các mảnh trống đều có lớp patin đồng màu xanh rêu đậm.

Đây là chiếc trống đồng Đông Sơn muộn, có những hoa văn như hình tam giác cách điệu ở chân trống, chứng tỏ trống đã bắt đầu có những yếu tố muộn để chuyển tiếp sang trống loại IV. Do chiếc trống này chỉ còn lại 3 mảnh vỡ nên không rõ trên mặt trống còn có hoa văn nào khác ngoài hoa văn ngôi sao và một vài hoa văn hình học.

Trống đồng trong đời sống cư dân thời Kim khí ở Tuyên Quang:

Đến nay, trống đồng Đông Sơn (một nhạc cụ lớn) đã được tìm thấy khá nhiều ở miền núi phía bắc nước ta. Tuyên Quang cũng là vùng đất đóng góp 4 chiếc trống đồng vào bản danh sách trống đồng đã phát hiện ở nước ta. Điều đặc biệt là những chiếc trống đồng ở Tuyên Quang đều tìm thấy trong lòng đất; chứng tỏ cư dân Tuyên Quang cổ thực sự là chủ nhân của trống đồng Đông Sơn.

Những chiếc trống đồng Tuyên Quang hẳn đã có một vai trò quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người Tuyên Quang xưa. Có thể chúng còn có chức năng biểu thị quyền lực thủ lĩnh bên cạnh chức năng âm nhạc.





Nguồn: https://danviet.vn/bon-cai-trong-dong-dong-son-co-xua-dan-vo-tinh-dao-trung-tren-dat-tuyen-quang-20241101224926786.htm

Cùng chủ đề

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Ấn tượng Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Trong hai ngày (từ 14-15/12), Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc huyện Chiêm Hóa năm 2024.Những kiến thức về pháp luật tưởng chừng khô khan, cứng nhắc lại trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ thông qua hình thức sân khấu hóa. Ấn tượng nữa, những tiểu phẩm do huyện Krông Ana xây dựng và chính những...

Tuyên Quang: Người có uy tín xứng đáng với niềm tin của đồng bào DTTS

Đội ngũ những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Tuyên Quang đã nêu gương tiên phong trên mọi mặt trận, xứng đáng với niềm tin và uy tín mà Nhân dân đã bầu chọn, gửi gắm.Sơn La là địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của đồng bào La Ha, một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Tiểu dự...

Giới thiệu nhiều sản phẩm đặc sắc của bà con dân tộc tỉnh Tuyên Quang

(Tổ Quốc) - Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024 của tỉnh Tuyên Quang, mới đây, tại thành phố Hải Phòng, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên...

QUỸ SỮA VƯƠN CAO VIỆT NAM MANG QUÀ ẤM, SỮA NGON ĐẾN TRẺ EM VÙNG CAO TUYÊN QUANG

Khi tiết trời những ngày cuối năm trở rét cũng là lúc chuyến xe của Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tiếp tục lăn bánh, mang sữa ngon – áo ấm – quà vui đến với trẻ em miền cao. Hộp quà đặc biệt với nhiều bất ngờ đã được chuẩn bị bởi chính các nhân viên Vinamilk, mang đến một ngày nhiều niềm vui cho các em nhỏ tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.   Một ngày...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Đẩy nhanh tiến độ đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS

Đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống người dân. Từ nguồn vốn của Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Một huyện ở Quảng Ngãi, 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân thu nhập 53 triệu đồng/năm

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng...

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Bài đọc nhiều

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Một loài cá quý hiếm, cá đặc sản Hòa Bình do dân nuôi thành công được trao chứng nhận bảo hộ

Ngày 7/11 vừa qua, tại xã Vạn Mai, UBND huyện Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) đã tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ, chứng nhận "Cá Dầm xanh Mai Châu" cho sản phẩm cá đặc sản của huyện Mai Châu. ...

Cùng chuyên mục

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Một huyện ở Quảng Ngãi, 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân thu nhập 53 triệu đồng/năm

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng...

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai ...

Mới nhất

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự...

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Từ ngày 19-21/2/2025 tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á lần thứ 32 Từ ngày 19-21/2/2025, tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ...

Mức lương kỹ sư phần mềm bậc quản lý tại Việt Nam lên đến 52 triệu đồng

Nhân viên IT - phần mềm từ 1-3 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 10-20 triệu, trong khi cấp bậc quản lý hoặc trưởng phòng có mức lương từ 27-52 triệu đồng. Trong bối cảnh thị trường lao động nhiều biến động, các lập trình viên và kỹ sư công nghệ đang khẳng định vị trí là nhóm...

Những người gánh sông trăng: Tập thơ của 6 nữ tác giả kỳ cựu trên văn đàn Việt

6 tác giả đều là những nhà thơ, nhà văn đã có hàng chục năm sáng tác, mỗi người một vẻ, góp những "chất giọng" nghệ thuật riêng, đưa tác phẩm thành một dấu ấn trên diễn đàn văn chương Việt. Một tác giả khác là Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Thu Yến,...

Mới nhất