Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐón toàn cầu hóa kỹ thuật số

Đón toàn cầu hóa kỹ thuật số


Sức mạnh toàn cầu hóa kết hợp với robotics (globalization và robotics – globotics) mở ra con đường mới, dẫn đến sự thịnh vượng cho các nền kinh tế đang phát triển.

Các quốc gia cần chuẩn bị cho toàn cầu hóa kỹ thuật số (globotics) là việc làm quan trọng. Ảnh minh họa. (Nguồn: thehansindia)
Các quốc gia cần chuẩn bị cho toàn cầu hóa kỹ thuật số (globotics) là việc làm quan trọng. Ảnh minh họa. (Nguồn: thehansindia)

Những năm 1950, học thuyết về phát triển nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghiệp hóa đối với phát triển kinh tế. Trung Quốc là ví dụ điển hình về mô hình phát triển với công nghiệp là mũi nhọn.

Mô hình phát triển kinh tế sau năm 1990 khởi nguồn cho làn sóng chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài (offshoring) và công nghiệp hóa. Thời đó, người ta cho rằng, sự thịnh vượng của các quốc gia đang phát triển là nhờ kết quả của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều đó, các nước cần cải thiện môi trường đầu tư, luật lệ, cơ sở hạ tầng và chính sách thương mại.

Con đường mới?

Ngày nay, như lập luận của nhà kinh tế toàn cầu về thương mại quốc tế GS. Richard Baldwin thuộc Viện quốc tế về phát triển quản lý – IMD (Thụy Sỹ), sự kết hợp giữa toàn cầu hóa và kỹ thuật số (globotics, tạm dịch là toàn cầu hóa kỹ thuật số) mới là “cánh cửa” mở ra con đường thịnh vượng mới cho các quốc gia đang phát triển, đó là phát triển toàn cầu hóa dựa trên nền tảng dịch vụ.

Trên thực tế, nếu kinh tế Trung Quốc thành công dựa vào sản xuất thì sự tăng trưởng của Ấn Độ lại được thúc đẩy bởi lĩnh vực dịch vụ. Đây được cho là mô hình tăng trưởng rất không điển hình đối với một quốc gia đang phát triển.

Không khó hiểu vì sao các chính phủ trên toàn thế giới vẫn lấy mô hình phát triển của Trung Quốc làm khuôn mẫu. Bởi mô hình này đã tồn tại và thật sự phát triển ấn tượng trong suốt cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – đưa một lượng lớn nông dân trở thành công nhân, tiền lương tăng lên, sinh kế được cải thiện. Hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, tầng lớp trung lưu mạnh mẽ nổi lên và Trung Quốc đạt được vị thế siêu cường.

Con đường của Trung Quốc, dù từ lâu là mô hình cho các quốc gia đang phát triển khác, nhưng lại không dễ tiếp cận. Bởi Trung Quốc sở hữu quá nhiều yếu tố mà các nền kinh tế khác khó có được.

Ở đây, cạnh tranh quốc tế chính là vấn đề lớn và là “chìa khóa” để các nền kinh tế đang phát triển có thể tham gia vào cuộc đua toàn cầu. Bởi vậy, xét về tiềm lực, các quốc gia đang phát triển hiện nay rất khó để “tự ứng cử” vào lĩnh vực sản xuất, vì các nhà sản xuất ở Đông Á, Trung Âu và Mexico đã bỏ quá xa so với mặt bằng chung.

“Quả ở cành thấp” ở đây là “offshoring” đã được hái. Trong khi đó, hiện nay, xu hướng “rút sản xuất về nước” (reshoring) đang trở thành xu thế chủ đạo và được đặc trưng bởi sự đơn giản hóa của chuỗi cung ứng toàn cầu, cả bên trong và giữa các quốc gia.

Trong đó, một số đặc trưng sẽ tái định hình và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là “linh hoạt, dễ thích nghi, ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy thương mại điện tử minh bạch; gia tăng mạng lưới sản xuất khu vực trong mạng lưới toàn cầu”…

Bởi vậy, công nghệ số mở ra một con đường phát triển khác. Đó là làm “giảm” khoảng cách của lực lượng lao động từ xa, đồng thời liên tục cải tiến các nền tảng cộng tác trên không gian mạng, đẩy mạnh thương mại dịch vụ quốc tế, nhờ tốc độ phát triển phi thường của viễn thông.

Điều này đang được minh chứng bằng sự phát triển của eBay và Alibaba đối với thương mại ngành hàng hóa quốc tế.

Trong khi đó, nhân công giá rẻ vẫn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh quốc tế. Các nhà cung cấp dịch vụ ở bên kia đại dương có khả năng kiểm duyệt, tương tác, giao nhiệm vụ, quản lý từ xa và thanh toán an toàn cho lực lượng nhân công với mức chi phí sinh hoạt rất thấp chỉ 5 USD/giờ nhưng đã là mức sống của tầng lớp trung lưu ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Điều này tạo ra sự thay đổi đáng kể giữa và ngay cả bên trong các doanh nghiệp khi họ tìm cách cắt giảm chi phí bằng cách mua dịch vụ ở nước ngoài/ hoặc thuê ngoài/ hoặc chuyển quy trình kinh doanh nội bộ ra nước ngoài.

Hiện tại, Ấn Độ không phải là nền kinh tế duy nhất đang hưởng lợi từ xu hướng này. Tuy nhiên, trường hợp thành công của Ấn Độ nổi bật, nhờ quy mô cung cấp dịch vụ toàn cầu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kế toán với các ưu thế vượt trội về nền tảng như, cơ sở hạ tầng công nghệ mạnh mẽ, giáo dục đại học bậc cao, kỹ năng tiếng Anh tốt và rất ít rào cản về mặt thể chế.

Tầm quan trọng của chính sách

Giới quan sát nhận định, điều thú vị về sự trỗi dậy nhanh chóng của Ấn Độ, với tư cách một nhà xuất khẩu dịch vụ hàng đầu, là không khởi nguồn từ chính sách phát triển tập trung của chính phủ.

Thậm chí thành quả phát triển ngành công nghệ dịch vụ của Ấn Độ bắt đầu từ một sự tình cờ. Người ta còn nói rằng, mô hình kiểu Ấn Độ lại rất khó nhân rộng, vì sự phát triển ban đầu có phần tự phát, nên sẽ mất nhiều thời gian.

Từ những năm 2000, Ấn Độ nổi lên như một địa điểm đắc địa được các nền kinh tế phát triển lựa chọn để thuê dịch vụ cho ngành công nghệ thông tin và các công việc dựa trên tri thức, rồi dần trở thành chủ nhà của các tổng đài (call centers), cũng như nhiều hoạt động, quy trình khác, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động công nghệ.

Trên thực tế, lúc đầu, không xuất phát từ chính sách của chính phủ, ngành dịch vụ “dẫn đường” phát triển kinh tế Ấn Độ “mò mẫm” từ chính những hạn chế đối với thương mại quốc tế, như thiếu khả năng tiếp cận vốn, cơ sở hạ tầng giao thông yếu và khoảng cách quá xa với các trung tâm sản xuất toàn cầu ở Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc…

Tuy nhiên, gần đây Philippines nổi lên như một trung tâm xuất khẩu dịch vụ. Không chỉ học được bài học của Ấn Độ, Philippines nhanh chóng tận dụng thành công làn sóng toàn cầu hóa kỹ thuật số trong lĩnh vực dịch vụ, và thúc đẩy bởi chiến lược có chủ ý của chính phủ.

Chiến lược này được Manila xây dựng dựa trên nền văn hóa dịch vụ khách hàng với các ưu đãi về thuế và thành lập các đặc khu kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ phát triển.

Philippines cung cấp tiềm năng to lớn cho các nhà khai thác và nhà phát triển trung tâm dữ liệu, dựa vào bốn trụ cột chính: Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng điện toán đám mây nhanh hơn; thiết lập chính sách thuận lợi cho chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng năng lượng tái tạo và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông mạnh mẽ.

Kết quả là, nhờ chính sách tăng tốc toàn cầu hóa kỹ thuật số, năm 2021, nền kinh tế Internet của Philippines đã tăng lên 17 tỷ USD và dự kiến đạt 40 tỷ USD vào năm 2025.

Về tổng thế, để những con đường được khai thông, những mối quan tâm được giải quyết, giới chuyên gia cho rằng, cần sự hợp tác toàn cầu để nền kinh tế thế giới không bỏ qua những lợi ích tiềm năng to lớn của dòng chảy kỹ thuật số.





Nguồn

Cùng chủ đề

Báo chí phải gắn với công nghệ số, chính sách số, quản lý số

Báo chí bây giờ là báo chí số. Đối tượng thụ hưởng thông tin trên môi trường số. Tuyên truyền cũng trên môi trường số. Và vì thế, quản lý cũng phải bằng công nghệ số. LTS: Sự phát triển vũ bão của công nghệ số đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất, phân phối và tiêu thụ thông tin. Trong xu hướng chuyển dịch mọi hoạt động lên môi trường số, độc giả ngày...

Tự chủ đại học còn nhiều bất cập

(NLĐO)- Thành công của tự chủ ĐH sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội. ...

Giảng viên, sinh viên quốc tế đến Việt Nam thảo luận về tin giả

70 giảng viên và sinh viên từ 12 trường ĐH của 6 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á đến Việt Nam tham gia chương trình giao lưu, thảo luận, chia sẻ về các kỹ năng nhận diện và xử lý tin giả...

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Giá vàng miếng SJC biến động bất ngờ

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm rất mạnh đối với vàng miếng SJC dù giá thế giới bật tăng khi vừa mở cửa tuần giao dịch mới ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống mức 1.261,72 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên...

Khối ngoại bán ròng 3,1 tỉ USD, chuyên gia vẫn dự báo “sóng” VN-Index 1.400 điểm?

(NLĐO) - VN-Index quanh 1.260 điểm, khối ngoại liên tục bán ròng, chuyên gia vẫn dự báo sắp vào "cơn sóng" có thể chạm mốc cao nhất 1.400 điểm vào năm sau... ...

Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12

Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp nhất từ 5/11. Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp...

Mới nhất

Bắt đầu “mùa” mua sắm đặc biệt, hàng hóa được khuyến mãi tới 100%

Hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi trong tháng 12-2024 có thể lên đến 100%, thay cho việc bị giới hạn ở mức 50% Sáng 2-12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình "Khuyến mãi tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024". Bộ Công Thương...

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Trưa chiều hửng nắng, rét nhất 13 độ C

Điểm tin thời tiết nổi bật trong chiều tối và đêm 17/12, ngày 18/12/2024Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, đêm nay và ngày mai 18/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.Nghệ An và Hà Tĩnh mưa vài...

Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 tặng quà Giáng Sinh tại Quảng Nam

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã trao tặng 60 suất quà cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số...

Ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ thủy lợi ở Đắk Nông

Cơ quan chức năng tại huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) đã trục vớt thành công ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ thủy lợi ở trung tâm thị trấn Kiến Đức. XEM CLIP: (Nguồn người dân cung cấp) Chiều 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Công Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'lấp xác nhận, trên địa...

Mới nhất