Trang chủChính trịNgoại giaoĐối diện hệ lụy cuộc chiến tại Iraq

Đối diện hệ lụy cuộc chiến tại Iraq


(03.21) Chiến dịch tấn công của Mỹ tại Iraq đã tác động sâu sắc tới thế giới những năm 2000 - Ảnh: Người dân chạy trốn khỏi Basra, Iraq tháng 3/2003. (Nguồn: Indy100)
Chiến dịch tấn công của Mỹ tại Iraq đã tác động sâu sắc tới thế giới những năm 2000. Trong ảnh, người dân chạy trốn khỏi Basra, Iraq tháng 3/2003. (Nguồn: Indy100)

Hai thập kỷ nhìn lại

Ngày 20/3/2023 đánh dấu 20 năm ngày Mỹ mở đầu chiến dịch tấn công Iraq, sự kiện đặc biệt quan trọng với thế giới, với nhiều tác động vẫn còn rõ nét tới ngày hôm nay. Đại sứ có cảm nhận gì về sự kiện này?

Với 438.000 km2 lãnh thổ, hơn 6.000 năm lịch sử ở vị trí địa chiến lược, đa sắc tộc, một trong những cái nôi văn minh của nhân loại và là nước sản xuất dầu lớn (thứ 2 thế giới năm 2002), Iraq đã là nơi tranh giành ảnh hưởng của nhiều nước và thế lực lớn trên thế giới hàng nghìn năm qua.

Cuộc chiến ở Iraq cách đây 20 năm được coi là cuộc chiến trên bộ lớn nhất đầu thế kỷ XXI. Nó nổ ra sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, với chính quyền của ông George W. Bush bắt đầu ưu tiên chiến lược chống khủng bố.

Trong Thông điệp Liên bang (ngày 29/1/2002), nhà lãnh đạo này coi Iraq là một phần của “Trục ma quỷ”. Khi đó, dư luận quốc tế coi câu hỏi lớn nhất của năm 2002 là liệu Mỹ có đánh Iraq không. Ngày 8/11/2002, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1441. Nguy cơ chiến tranh tiếp tục gia tăng. Tháng 2/2003, Mỹ đưa ra “Chiến lược giành chiến thắng ở Iraq” về chính trị, an ninh và kinh tế, cho rằng chính quyền Iraq liên quan vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD).

Tuy nhiên, sau khi Baghdad sụp đổ (9/4/2003), năm 2004, Uỷ ban 11/9 của Mỹ khẳng định không có liên hệ giữa Iraq và vụ 11/9/2001. Năm 2006, cựu Tổng thống Saddam Hussein chết. Năm 2011, Mỹ chính thức rút quân khỏi Iraq …Đến nay, sau 20 năm, tình hình Iraq vẫn tiếp tục khó khăn và đối mặt nhiều thách thức.

Đa dạng nguồn tin, không bị động chiến lược

Là nhà ngoại giao có thời gian công tác về địa bàn này khi đó, Đại sứ nhận định thế nào về tác động của sự kiện này tới môi trường phát triển của Việt Nam bấy giờ?

Cuộc chiến ở Iraq đã tác động mạnh tới nhiều khía cạnh của tình hình thế giới bấy giờ. Câu chuyện về chống khủng bố quốc tế căng thẳng và phức tạp hơn. Giá dầu và nhiên liệu gia tăng, đấu tranh tôn giáo, vấn đề di dân ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi biến động, phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình trên thế giới lên cao. Cuộc chiến tại Iraq cũng được nhiều được nhiều dư luận coi lớn nhất kể từ cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Tình hình đó khiến cho môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam, trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), trở nên phức tạp hơn, đan xen thách thức và cơ hội.

(03.21) Cuộc chiến tại Iraq đã khiến cho môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam, trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), trở nên phức tạp hơn, đan xen thách thức và cơ hội. (Nguồn: TTXVN)
Cuộc chiến tại Iraq đã khiến cho môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam, trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), trở nên phức tạp hơn, đan xen thách thức và cơ hội.

Trước tình hình đó, Việt Nam đã làm gì để đối phó các biến động này?

Việt Nam đã làm nhiều việc khẩn trương trong tình hình này. Trong phạm vi này, tôi chỉ xin nêu mấy việc chính.

Trước hết, là một dân tộc yêu chuộng hoà bình và đã hy sinh vô hạn để chống chiến tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia là phản đối chiến tranh, kêu gọi chấm dứt chiến tranh, khôi phục hoà bình, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế, và phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Thứ hai, Việt Nam có biện pháp phù hợp để hỗ trợ, bảo đảm an ninh cho Đại sứ quán, cán bộ, công dân và doanh nghiệp Việt Nam cùng các lợi ích chính trị, kinh tế Việt Nam ở Iraq.

Thứ ba, Việt Nam đã cử đại diện tham dự Hội nghị quốc tế về đóng góp tái thiết Iraq theo lời mời của Ban tổ chức, ngày 23-24/10/2003, ở Madrid, Tây Ban Nha, được dư luận quốc tế đánh giá cao. Đồng thời, Việt Nam cũng tham gia hỗ trợ nhân đạo cho Iraq.

(03.21) Đại sứ Hà Huy Thông tại Đại sứ quán Việt Nam tại Iraq cuối năm 2002. (Nguồn: Nhân vật cung cấp)
Đại sứ Hà Huy Thông tại Đại sứ quán Việt Nam tại Iraq cuối năm 2002. (Nguồn: Nhân vật cung cấp)

Thứ tư, đó là tiếp tục đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đề ra, giữ vững chủ trương độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, triển khai nhiều hoạt động đối ngoại. Trong báo cáo về tình hình thế giới và triển khai chính sách đối ngoại trước Quốc hội (tháng 5/2003), Chính phủ khẳng định chủ trương xử lý tác động của cuộc chiến với môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam, đồng thời đề ra nhiều hoạt động đối ngoại ngay trong năm 2003, tiếp tục duy trì và thúc đẩy quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và các đối tác hàng đầu.

Thứ năm, trên cơ sở thực tiễn tình hình thế giới và xử lý tác động đối với môi trường an ninh và phát triển, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương (2-12/7/2003) đã ra Nghị quyết về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Nghị quyết đã thể hiện đổi mới tư duy về dựng nước và giữ nước, đặc biệt tư duy, linh hoạt trong xác định “đối tác” và “đối tượng” với nguyên tắc: Ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng Việt Nam. Bất cứ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Việt Nam đều là đối tượng đấu tranh.

Mặt khác, trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác. Tuy nhiên, trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của Việt Nam.

(03.21) Đại sứ Hà Huy Thông (ngoài cùng bên trái), khi đó là Vụ trưởng Vụ Tây Á-Châu Phi, tham gia đoàn Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình tham dự Hội nghị quốc tế tại Maldrid, Tây Ban nha, ngày 23-24/10/2003 về tái thiết Iraq. (Nguồn: Nhân vật cung cấ
Đại sứ Hà Huy Thông (ngoài cùng bên trái), khi đó là Vụ trưởng Vụ Tây Á-Châu Phi, tham gia đoàn Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình tham dự Hội nghị quốc tế tại Maldrid, Tây Ban nha, ngày 23-24/10/2003 về tái thiết Iraq. (Nguồn: Nhân vật cung cấp)

Lẽ phải và lợi ích

Theo Đại sứ, đâu là những bài học quan trọng nhất sau sự kiện này?

Đảng và Nhà nước đã có nhiều tài liệu, rút ra nhiều bài học cho Việt Nam sau những biến động trên thế giới hay mỗi đợt xử lý khủng hoảng. Trong phạm vi này, tôi chỉ xin nêu mấy cảm nhận cá nhân.

Trước hết, trong quan hệ quốc tế luôn biến chuyển nhanh, phức tạp và khó lường, việc nghiên cứu, đánh giá và dự báo đúng tình hình luôn là khâu cơ bản và quan trọng đầu tiên, nhưng lại khó nhất, là điều kiện đầu tiên để đề ra chủ trương và đối sách phù hợp. Để làm được điều này sẽ đòi hỏi nguồn thông tin, tham khảo quốc tế khách quan và kinh nghiệm xử lý khủng hoảng.

Thực tế cho thấy từ cuối năm 2002 đến khi chế độ ở Iraq thay đổi, các cơ quan trong nước và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã có rất nhiều báo cáo về tình hình và kiến nghị đối sách khẩn trương. Nay nhìn lại, có thể thấy Việt Nam đã không bị bất ngờ chiến lược khi nổ ra cuộc chiến ở Iraq cách đây 20 năm.

Thứ hai, khủng hoảng hay chiến tranh thử thách tư duy và nỗ lực theo đuổi lợi ích lâu dài của đất nước-dân tộc, được cụ thể hoá trong bối cảnh và thời điểm đó.

“Là một dân tộc yêu chuộng hoà bình và đã hy sinh vô hạn để chống chiến tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia là phản đối chiến tranh, kêu gọi chấm dứt chiến tranh, khôi phục hoà bình, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới.” – Đại sứ Hà Huy Thông.

Thứ ba, khi cuộc chiến nổ ra ngày 20/3/2003, Iraq đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1968 và đang có quan hệ tốt và các dự án kinh tế-thương mại ý nghĩa với Việt Nam. Trong khi đó, dù đã gây ra cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhưng Mỹ đã rút ra quân (1973), bỏ cấm vận (1994), thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1995), ký Hiệp định thương mại song phương (BTA). Năm 2000, ông Bill Clinton là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam. Mỹ cũng tham gia đàm phán kết nạp Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)….

Thách thức lúc đó là đặt lợi ích quốc gia lên trên, vừa thể hiện lập trường nguyên tắc về bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, đứng về phía lẽ phải chân chính phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, vừa duy trì và thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ yếu.

Cuối cùng, “thực tế là thước đo chân lý”. Trên cơ sở thực tế trong nước, quốc tế và quá trình triển khai chính sách, xử lý tình huống hay khủng hoảng, rút ra kinh nghiệm và bài học mới, khách quan và thực tế, để tiếp tục cập nhật và đổi mới tư duy, thích ứng linh hoạt trước tình hình quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, phức tạp và khó lường.

(*) Đại sứ Hà Huy Thông là nguyên Vụ trưởng Vụ Tây Á-Châu Phi (nay là Vụ Trung Đông-Châu Phi, Bộ Ngoại giao) giai đoạn 2002-2006, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Khóa XIII.

Tình hình Trung Đông: Tấn công đồn cảnh sát ở Pakistan, đánh bom xe ở Iraq Tình hình Trung Đông: Tấn công đồn cảnh sát ở Pakistan, đánh bom xe ở Iraq

Ngày 18/12, một số đối tượng tình nghi là phiến quân đã tấn công một đồn cảnh sát ở Pakistan. Cùng ngày, đoàn xe cảnh …

Iraq muốn bơm khí đốt sang châu Âu qua trạm trung chuyển tại Thổ Nhĩ Kỳ; nổ đường ống nối Litva-Latvia Iraq muốn bơm khí đốt sang châu Âu qua trạm trung chuyển tại Thổ Nhĩ Kỳ; nổ đường ống nối Litva-Latvia

Đức và Iraq đã thảo luận về khả năng cung cấp khí đốt và đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ với nhau.

Lần đầu tiên sau 6 năm, Tổng thư ký LHQ thăm Iraq bày tỏ đoàn kết và cam kết hỗ trợ Lần đầu tiên sau 6 năm, Tổng thư ký LHQ thăm Iraq bày tỏ đoàn kết và cam kết hỗ trợ

Ngày 28/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã có chuyến thăm tới Iraq, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này …

Thủ tướng Iraq: Ai Cập là hình mẫu tiêu biểu về duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển Thủ tướng Iraq: Ai Cập là hình mẫu tiêu biểu về duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển

Ngày 5/3, trong chuyến thăm chính thức Ai Cập, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al-Sudani đã gặp Tổng thống nước chủ nhà Abdel-Fattah El-Sisi tại …

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran: Trung Quốc nói tin rất tốt, Iraq hoan nghênh 'một trang mới', Ai Cập bày tỏ hy vọng Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran: Trung Quốc nói tin rất tốt, Iraq hoan nghênh ‘một trang mới’, Ai Cập bày tỏ hy vọng

Ngày 10/3, Ai Cập bày tỏ hy vọng thỏa thuận nối lại quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran sẽ giúp giảm bớt …





Nguồn

Cùng chủ đề

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương

(MPI) - Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 79 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 15/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây...

Du lịch Việt Nam tạo đà bứt phá

Năm 2024, du lịch Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra là đón 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch Việt Nam và hoạt động du lịch trở lại quỹ đạo thực chất, cùng...

48 tác phẩm đoạt giải cuộc thi ảnh về Quân đội nhân dân và Quốc phòng toàn dân

(ĐCSVN) - Ban tổ chức đã lựa chọn và trao tổng cộng 48 giải thưởng, bao gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 12 giải Khuyến khích cho mỗi thể loại ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật Cuộc thi ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật toàn quốc với chủ đề “80 năm Quân đội Anh hùng”. Ngày 17/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì, phối...

Vietnam Airlines giành giải thưởng ‘Ý tưởng phát triển bền vững’ tại Human Act Prize 2024

Vietnam Airlines đã vinh dự giành được giải thưởng "Ý tưởng phát triển bền vững" tại Lễ trao giải Human Act Prize 2024, với dự án "Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững". Sáng kiến này...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) Hãng thông tấn AFP dẫn tuyên bố của Houthi cho hay, "chiến dịch đã đạt được các mục...

Bài đọc nhiều

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá cà phê arabica bật tăng mạnh, thời tiết vẫn “khuấy đảo” thị trường, robusta của Việt Nam có thể bị thay thế?

Xu hướng cà phê tăng giá gần đây và những tin đồn liên tục về khả năng sản lượng giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo đã tác động tới thị trường, còn ảnh hưởng đến người bán. Sự bi quan ngày càng tăng về quy mô vụ thu hoạch tiếp theo của Brazil là lý do chính để các nhà sản xuất tiếp tục thận trọng, theo nhà tư vấn Gil Barabach của Safras.

Cùng chuyên mục

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đường sắt đô thị

Sáng 17/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn đại diện của Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC), dẫn đầu bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lâu Tề Lương. Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội đang vận hành và triển khai nhiều dự án phát triển đường sắt đô...

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Giá cà phê arabica bật tăng mạnh, thời tiết vẫn “khuấy đảo” thị trường, robusta của Việt Nam có thể bị thay thế?

Xu hướng cà phê tăng giá gần đây và những tin đồn liên tục về khả năng sản lượng giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo đã tác động tới thị trường, còn ảnh hưởng đến người bán. Sự bi quan ngày càng tăng về quy mô vụ thu hoạch tiếp theo của Brazil là lý do chính để các nhà sản xuất tiếp tục thận trọng, theo nhà tư vấn Gil Barabach của Safras.

Loạt trừng phạt mới không chỉ nhằm vào Nga, EU lần đầu “tổng tấn công” Trung Quốc, vẫn có một ngoại lệ

Ngày 16/12, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 15 nhằm vào Nga. Trong đó, có cả các biện pháp cứng rắn hơn đối với các thực thể Trung Quốc và nhiều tàu thuộc "hạm đội bóng tối" của Moscow.

Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu...

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Mới nhất

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm...

Thông tin mới vụ nữ sinh bị bố và chú ruột hành hung

(NLĐO) - Cơ quan công an đã tổ chức giám định thương tích nữ sinh lớp 12 là M.A. ở tỉnh Hải Dương bị bố đẻ và...

Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Quốc gia

NDO - Ngày 21/12 này, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức Lễ công bố hoàn thành dự án Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân quan, sau hơn 3 năm triển khai thực...

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ tổng duyệt khai mạc triển lãm quốc phòng

Sáng 17-12, Bộ Quốc phòng đã có buổi tổng duyệt lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Mới nhất