Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDoanh nghiệp Nhật Bản ngày càng vắng mặt trong nhóm lớn nhất...

Doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng vắng mặt trong nhóm lớn nhất toàn cầu


Nhật Bản từng thống trị danh sách 500 công ty có doanh thu lớn nhất thế giới, nhưng sau gần 30 năm, tình hình đã thay đổi hoàn toàn.

Năm 1995, khi tạp chí Fortune (Mỹ) lần đầu công bố danh sách Global 500 của thời hiện đại, công ty đứng đầu danh sách lớn nhất khi đó là Mitsubishi (Nhật Bản). Với 176 tỷ USD, “doanh thu của Mitsubishi còn lớn hơn AT&T, Dupont, Citicorp và P&G cộng lại”, Fortune cho biết. Global 500 là danh sách thường niên của Fortune, xếp hạng 500 công ty lớn nhất thế giới theo doanh thu.

Trong top 10 còn có 5 công ty khác của Nhật Bản, gồm Mitsui, Itochu, Sumitomo, Marubeni và Nissho Iwai (sau này là Sojitz). Nhật Bản là nước đóng góp nhiều đại diện thứ hai trong danh sách này, với 149 công ty. Đứng đầu là Mỹ với 151. Dù vậy, các công ty Nhật Bản trong top 500 có tổng doanh thu lớn nhất thế giới, vượt cả Mỹ và châu Âu.

Nhưng sau 28 năm, tình hình trở nên hoàn toàn khác. Theo danh sách công bố đầu tháng, Nhật Bản năm nay có 41 đại diện trong Global 500, thấp hơn nhiều Mỹ và Trung Quốc đại lục, với lần lượt 136 và 135 công ty.





Số công ty Nhật Bản (đen), Trung Quốc (đỏ), Mỹ (xanh), châu Âu (xám) trong Global 500 qua các năm. Đồ thị: Fortune

Số công ty Nhật Bản (đen), Trung Quốc (đỏ), Mỹ (xanh), châu Âu (xám) trong Global 500 qua các năm. Đồ thị: Fortune

Các công ty Nhật Bản trong danh sách cũng chỉ có tổng doanh thu 2.800 tỷ USD năm ngoái, tương đương 6,8% toàn cầu. Tỷ lệ này của Mỹ là 31,8% và Trung Quốc là 27,5%.

Toyota Motor là công ty Nhật Bản lớn nhất trong danh sách, xếp thứ 19 với 274 tỷ USD doanh thu. Còn Mitsubishi đã lùi về vị trí 45 với 159 tỷ USD.

Fortune cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến Nhật Bản từ đất nước thống trị Global 500 cách đây 30 năm lại tụt dốc mạnh đến vậy. Đó là đồng yen yếu, ít công ty mang tính đột phá và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đây cũng chính là các thách thức mà kinh tế Nhật Bản nói chung đang phải đối mặt.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Năm 1995, Trung Quốc chỉ có ba đại diện vào top 500. Nhưng hiện tại, họ đã có 135, thay thế rất nhiều đại diện Nhật Bản. Thậm chí, doanh nghiệp Trung Quốc hiện còn lấn sân nhiều mảng thế mạnh của Nhật Bản. Đầu năm nay, Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ôtô lớn nhất thế giới. Một phần nguyên nhân là lĩnh vực xe điện bùng nổ, với các doanh nghiệp như hãng xe BYD và hãng pin CATL.

Đồng yen yếu

Biến động của nội tệ cũng có thể lý giải sự tuột dốc của các doanh nghiệp Nhật Bản trong Global 500. Một năm qua, giá yen giảm 20% so với USD, khiến doanh thu quy đổi sang USD cũng thấp hơn.

Ví dụ, doanh thu của Toyota Motor năm 2022 sẽ tương đương 331 tỷ USD nếu đổi theo tỷ giá năm 2021. Việc này sẽ giúp họ lọt top 10.





Xe điện của Toyota trưng bày tại Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters

Xe điện của Toyota trưng bày tại Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters

Đồng yen yếu giúp hàng xuất khẩu của Nhật Bản rẻ hơn, nhưng cũng làm hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn. Các doanh nghiệp Nhật Bản hiện phải đối mặt với chi phí năng lượng và các hàng hóa nhập khẩu khác cao hơn.

“Nhật Bản tham gia vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới, sau đó xử lý, làm chúng tăng giá trị thặng dư và bán đi. Vì thế, nội tệ yếu không có lợi trong hoàn cảnh này”, CEO Fast Retailing (công ty mẹ Uniqlo) Tadashi Yanai cho biết hồi tháng 4/2022.

Xuất khẩu bất ngờ tăng mạnh đã giúp GDP Nhật Bản tăng 6% quý trước. Đây là dấu hiệu gián đoạn chuỗi cung ứng vì đại dịch đã hạ nhiệt. Dù vậy, chi tiêu nội địa vẫn thấp, khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chịu nhiều sức ép hậu đại dịch.

Nhật Bản bỏ lỡ sự bùng nổ công nghệ

Vấn đề lớn hơn cả là kinh tế Nhật Bản đã trì trệ suốt thời gian dài, khiến cơ hội tăng trưởng cho các công ty lâu năm và các startup ngày càng ít. Thập kỷ qua, GDP Nhật Bản chỉ tăng 5,3%. Trong khi đó, Mỹ tăng 23% và Trung Quốc đại lục tăng 83%.

Norihiro Yamaguchi – nhà kinh tế học tại Oxford Economics cho rằng các công ty Nhật Bản đã bỏ lỡ đợt bùng nổ Internet, nếu so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ hay Trung Quốc. Ông cho rằng nguyên nhân là ở nền văn hóa đầu tư thận trọng. “Các công ty Nhật Bản có xu hướng tập trung cắt giảm chi phí/nhân sự, thay vì tăng doanh thu hoặc mở mảng kinh doanh mới”, ông nói.

Nhật Bản cũng chưa có công ty nào trong nhóm Big Tech, như Alphabet, Microsoft, Alibaba hay Tencent. “Không như Trung Quốc, Nhật Bản chưa chứng kiến sự trỗi dậy của lớp doanh nhân mới như Jack Ma của Alibaba hay Pony Ma của Tencent”, Vasuki Shastry – nhà nghiên cứu tại Chatham House nhận xét. Chuyên gia này cho rằng nguyên nhân là “việc cải cách cấu trúc và kinh tế ì ạch không tạo ra được động cơ cho đột phá”.

Một số công ty Nhật Bản đã ở trong danh sách của Fortune hàng chục năm, nhưng đại diện mới gần như không có. “Việc thiếu các công ty thành công mới khiến hiện diện của Nhật Bản trong danh sách ngày càng co lại”, Yamaguchi cho biết.

Ngược lại, Mỹ và Trung Quốc có nhiều cái tên mới nổi. Tesla là một ví dụ. Hãng xe điện này được đưa vào danh sách Global 500 cách đây 3 năm, và giờ đã lên thứ 152, xếp trên ba phần tư doanh nghiệp Nhật Bản trong này.

Hà Thu (theo Fortune)




Source link

Cùng chủ đề

Tòa án tối cao châu Âu vừa phạt Apple và Google hàng tỷ USD

Cả hai phán quyết của ECJ đều là phán quyết cuối cùng, có nghĩa là các công ty không thể kháng cáo. Các phán quyết nêu bật lập trường cứng rắn của Liên minh châu Âu nhằm hạn chế quyền lực của các công ty công nghệ lớn (Big Tech). ...

Thương vụ thâu tóm lịch sử của Alphabet đổ bể vào phút chót

Theo nhà cung cấp dữ liệu PitchBook, Alphabet trước đó đã bước vào vòng đàm phán cuối cùng để mua lại công ty an ninh mạng Wiz của Israel. Đây sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất của một công ty được đầu tư mạo hiểm. "Mặc dù...

Tờ báo của người đoạt giải Nobel chống lại sự thao túng của Big Tech

Rappler, được thành lập bởi một nhóm nhà báo vào năm 2012, đã phát triển thành một trong những kênh tin tức hàng đầu và đáng tin cậy nhất tại Philippines. Vào tháng 12, tổ chức này đã ra mắt Rappler Communities, một ứng dụng di động tiên phong được xây...

Hưởng lợi từ AI nhưng các Big Tech đều lo sợ rủi ro

Mặc dù hưởng lợi lớn từ AI, nhưng các Big Tech như Google, Meta đều thừa nhận rủi ro của công nghệ này đến hoạt động kinh doanh của mình.

Dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong quý II/2024

Mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất dự báo thuộc về LPBank (LPB) với mức tăng 146% so với cùng kỳ, do mức nền thấp vào quý II/2023. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng 12,8% so với đầu năm nhờ tiếp tục đẩy mạnh cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp.Mức tăng lớn thứ 2 dự báo thuộc về VPBank (VPB) với dự báo tăng trưởng tín dụng hết quý II/2024 đạt 11,5%. Theo đó, lợi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Doanh nghiệp bất động sản tới tấp đổi sếp, chọn người giỏi huy động vốn

Trọng người giỏi huy động vốn và đầu tưCông ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã NLG) vừa bổ nhiệm ông Chan Hong Wai giữ vị trí giám đốc tài chính. Tại thời điểm công bố thông tin, ông Chan không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của doanh nghiệp này.Đáng chú ý, ông Chan từng giữ vị trí tương...

Bà Lê Thị Hà Thành nhận thừa kế cổ phiếu; thực hư công nhân rời nhà máy lúc bão

Ông Nguyễn Thiện Tuấn qua đời, vợ nhận thừa kế số cổ phiếu trị giá hơn 450 tỷ CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) vừa công bố, bà Lê Thị Hà Thành nhận thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG từ cố chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn. Sau giao dịch, bà Thành sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ từ hơn 4.900 cổ phiếu lên gần 20,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,4% vốn...

Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22%

Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 8/10 tới, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/10. Cổ tức bằng tiền sẽ được thanh toán tới cổ đông sau đó một tháng, vào ngày 8/11/2024. Cao su Tân Biên dự kiến chi 193,6 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Công ty cổ phần Cao su Tân Biên (mã RTB -...

Cùng chuyên mục

Tour du lịch đến Trung Quốc thay đổi hành trình do ảnh hưởng của bão Bebinca

Trước ảnh hưởng bão Bebinca đổ bộ vào bờ biển phía đông Trung Quốc, nhiều công ty du lịch ở Việt Nam đang có tour đi Trung Quốc buộc dừng tour sớm hoặc hoãn thời điểm khởi hành. Ông Từ Quý Thành, giám đốc Công ty Liên Bang, cho biết thời tiết mưa nhiều những ngày qua kèm thông báo bão lớn buộc...

Giá cả thực phẩm ở Hải Phòng vẫn tăng nhẹ sau bão

Theo đó, hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố trước, trong và sau bão số 3 vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân (tại thời điểm bị cắt điện, hệ thống siêu thị chạy máy phát điện để phục vụ người dân), giá cả hàng hóa vẫn giữ ổn định đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, các loại rau củ quả, sữa, đường, dầu ăn, lượng khách...

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Siết mạnh quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, thị trường càng ảm đạm?

Băn khoăn việc siết chặt trái phiếu doanh nghiệp Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia. Bên cạnh việc luật hóa hành vi thao túng chứng khoán với quy định hạn chế giao dịch với nhà...

OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin về việc tuyển dụng và bổ nhiệm chức vụ đối với ông Nguyễn Huy Đức.Theo đó, ngân hàng bổ nhiệm ông Đức giữ chức vụ Giám đốc Tài chính kể từ ngày 16/9/2024. Thời hạn...

Mới nhất

Bà Harris nhắc đến Taylor Swift 28 lần

TPO - Trong tuyên bố mới, chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tận dụng việc ông Trump "ghét Taylor Swift", lấy lòng người hâm mộ của nữ ca sĩ bằng cách nhắc tên bài hát của Swift đến 28 lần. Theo Variety, chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tận dụng tuyên bố "Tôi ghét Taylor Swift" từ ông Trump....

Hy hữu ca bệnh có u chi chít trong dạ dày và mọc khắp cơ thể

Đối với các u mềm ở đầu, tay, vai và các nốt sần trên mu bàn tay, mặt (ảnh bên dưới), bệnh nhân được khuyên thực hiện phẫu thuật bóc các u mềm lớn trên đầu, tay vừa để tìm hiểu bệnh...

Ê-kíp “Mộ tư từ” bị ảnh hưởng vì lơ fan của Địch Lệ Nhiệt Ba

Phim "Mộ tư từ" bị ảnh hưởng "Mộ tư từ" đang là dự án gây chú ý vì có sự tham gia của Địch Lệ Nhiệt Ba. Đây cũng là phim cổ trang Trung Quốc đánh dấu sự trở lại của người đẹp sau thời gian im ắng.Chính vì thế, ngay từ khi tung ra dự án cũng...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục...

Chung tay bảo vệ, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên vừa tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư về công tác quản lý, bảo vệ và...

Mới nhất